Nỗi lòng người ăn Tết xa quê
Với người xa quê ngày Tết, mùa xuân dường như đã không còn trọn vẹn. Đó là cảm giác thiếu hương vị của sự ấm áp, thèm âm thanh rộn rã đầu làng cuối xóm và tiếc nhớ thời khắc thiêng liêng khi gia đình đoàn viên đón giao thừa.
Đã bốn mùa xuân ăn Tết ở Malaysia để làm công nhân theo diện xuất khẩu lao động, năm nào chị Ngô Thùy Dung, 26 tuổi, quê Vĩnh Phú cũng gửi thư về Việt Nam cho gia đình với giọng văn da diết nhớ mong. Thư có đoạn: “U ơi, bác bá ơi, con nhớ mọi người quá. Bên này cũng có bánh chưng nhưng sao chẳng giống quê mình, cũng đầy hoa mà con chẳng thấy mùa xuân. Con cố nốt năm nay sẽ không ăn Tết xứ người nữa đâu. Con muốn ôm u mà khóc”. Tâm sự của Dung khiến bà Mại, mẹ cô nức nở, nghẹn ngào theo. Nỗi nhớ Tết quê của con gái như cứa vào lòng người mẹ, khiến bà lặng đi vì bất lực.
Cảnh nhà túng thiếu, chỉ trông cậy vào nương chè của gia đình. Từ khi ông cụ lâm bệnh nặng phải vay tiền chữa trị nhưng không qua khỏi, thành ra nợ nần bủa vây. “Cái Dung thương thầy u nên chẳng ngại bôn ba, chẳng có ai bầu bạn bên đó mấy ngày xuân sẽ tủi thân lắm. Đọc thư con tôi thấy hổ thẹn”, bà Mạ vẫn rấm rứt khóc.
Dù ăn Tết ở xứ người nhưng không tâm sự nào giống nhau. Một độc giả VnExpress.net định cư ở Mỹ gửi thư chia sẻ: “Đây là mùa xuân đầu tiên mình thực sự không còn được hưởng không khí ngày Tết tại Việt Nam nữa. Mình đã định cư ở Mỹ được 6 tháng. Một khoảng thời gian không đủ lâu để quên bất cứ thứ gì ở quê nhà, trái lại nỗi nhớ Việt Nam càng quay quắt hơn…”.
Độc giả này kể, hôm chủ nhật, đi ngang khu Bolsa, được mệnh danh là Little Saigon ở Mỹ, người người tấp nập mua hoa đón Tết, nhưng nhìn quanh quất cũng chỉ thấy hoa lan, còn hoa đào, hoa mai thì tuyệt nhiên không có. “Mình nhớ năm nào ba cũng đi chở một chậu mai thiệt to gửi người ta chăm sóc từ tết năm trước đó về. Nhìn những cánh hoa vàng rực mới thấy yêu Việt Nam biết bao. Tết này mình sẽ buồn lắm!”.
Với những người xa quê định cư ở nước ngoài, họ không có được cảm giác xông xênh đi chợ hoa xuân đậm sắc Việt như thế này. Ảnh: Vũ Lê
Video đang HOT
Với anh kỹ sư nông lâm Phan Thành Ngọc (quê Cái Bè, Tiền Giang), đây là mùa xuân thứ hai anh ở lại Minh Hải, Cà Mau mà không về thăm nhà. Hai năm trước, anh Ngọc bỏ nghề trồng trọt, về Cà Mau mạo hiểm nuôi tôm. Thế nhưng chuyến phiêu lưu của anh lành ít dữ nhiều, mấy mùa tôm đều thất bát, nợ chồng nợ nên năm hết Tết đến anh chẳng còn tiền về quê. “Tôi buồn không thể tả nổi. Tưởng rằng năm thứ hai cảm xúc nhớ nhà sẽ chai sạn đi, nào ngờ không phải vậy. Vuông tôm rộng mênh mông và vắng ngắt, cảm giác cúng giao thừa một mình giống như đơn độc trên sao hỏa vậy”, anh Ngọc trải lòng.
Lần đầu tiên ăn Tết ở Sài Gòn, chị Trâm, đang giúp việc cho một gia đình ở quận 10, không khỏi chạnh lòng giấu giọt nước mắt khóc thầm vì nhớ quê. Chồng chị – nhân viên kinh doanh vật liệu xây dựng dù đã được nghỉ Tết cả tuần nay cũng quyết định ở lại Sài Gòn. Hai con nhỏ năm nay sẽ ăn Tết cùng ông bà nội ở Thanh Hóa.
Làm ăn ngày càng khó khăn, vật giá lại leo thang nên dù được thưởng Tết gần chục triệu nhưng hai vợ chồng không dám về quê bởi chuyến đi quá tốn kém. Chị Trâm kể, giá vé xe đi về đã hơn 2 triệu, còn quà bánh, biếu xén, lì xì… cho họ hàng, trong khi số tiền này có thể lo cho 2 đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn mấy tháng trời. “Vợ chồng tôi suy đi tính lại mãi. Ăn Tết xa nhà buồn lắm nhưng đành cắn răng chịu đựng. Cuộc sống ngày một chật vật, kiếm ra tiền không phải dễ nên tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy”, chị cười buồn.
Người đón Tết xa nhà cũng bị mất cơ hội cùng gia đình ăn bữa cơm tất niên đầm ấm. Ảnh: Hoàng Hà.
Không phải lần đầu tiên cô đơn trên đất khách như vợ chồng chị Trâm, chị Liễu, quê Nghệ An, là công nhân may ở quận Bình Tân, TP HCM đã ba năm rồi chưa nếm mùi Tết quê hương. Được một người bạn giới thiệu mua vé xe ở các trang giảm giá trên mạng, về Nghệ An có hơn 500 nghìn đồng nhưng chị Liễu cũng không dám về quê. Công ty chị năm nay thưởng cho mỗi người một tháng lương, chưa tới 3 triệu đồng. “Nghĩ cũng tủi thân, làm cả năm cũng không đủ tiền về quê. Tranh thủ những ngày Tết, tôi cùng mấy đứa bạn trong khu trọ đi làm thêm, để cuộc sống bớt chật vật”, chị tính.
Không giấu được đôi mắt ướt, nữ công nhân này tâm sự, buồn nhất vẫn là cảm giác đơn độc trong đêm giao thừa, không được quây quần bên mâm cỗ tất niên cùng gia đình như hồi còn bé. Tuy nhiên, do công ty nghỉ muộn, chiều tối 28 âm lịch mới đóng cửa nghỉ Tết. Mùng 1, chị làm thêm ở quán ăn người quen nên cũng không có nhiều thời gian rảnh để nghĩ ngợi gì. “Lao vào công việc là cách giết thời quan hiệu quả trong những ngày Tết, nhất là khi đường xá vắng lặng, không còn cảnh xô bồ, vội vã như thường thấy… càng khiến nỗi nhớ nhà thêm da diết”, chị chia sẻ.
Kẻ xuôi ngược phương Bắc, người đổ về cực Nam, vì hoàn cảnh mà tha hương, ăn Tết xa nhà. Mùa xuân đang về trên những cành mai, nhánh đào và tiếng cười nói rộn rã nhưng trong lòng họ Tết chưa trọn vẹn. Nỗi mất mát ấy tưởng chừng vô hình nhưng lại sâu lắng, khó phai mờ trong tâm khảm. Đó là sự ấm áp của phút sum vầy đoàn tụ bên người thân, gia đình, là mùi vị Tết của nơi chôn nhau cắt rốn vốn đã khắc sâu trong tâm trí mỗi người.
Theo VNExpress
Pháo nổ liên hồi đêm giao thừa gần cầu Phố Mới - Lào Cai
Từ hồi gần 22 giờ ngày 22/1/2012 đến khi đón giao thừa năm mới Nhâm Thìn nhiều người qua đường và dân sở tại rất bất ngờ khi thấy pháo nổ liên hồi ở khu vực ở đầu cầu Phố Mới (TP Lào Cai).
Tình cờ đi qua khu vực trên, người viết đã quay phim, chụp ảnh được cảnh đốt pháo nổ, xác pháo nổ đỏ ở chân cột điện (có tấm biển cấm đốt pháo) trên đường đầu cầu Phố Mới phía gần ga Lào Cai cùng dấu vết một điểm khác đốt pháo chùm ở gầm cầu Phố Mới phía Kim Tân.
Pháo nổ rất nhiều trong đêm giao thừa vực đường đầu Cầu Phố Mới phía Ga Lào Cai.
Cũng trong giờ đón giao thừa từ một vị trí trên cao ở phố Quy Hoá thành phố Lào Cai còn còn có thể nhìn thấy một số điểm bắn pháo hoa trái phép ở khu vực quanh ga Lào Cai và bờ kè sông Hồng.
Do quản lý địa bàn chưa tốt nên tình trạng pháo nổ trái phép trong đêm giao thừa năm nay đã diễn ra nhiều hơn năm trước ở một vài địa bàn của TP Lào Cai và địa phương lân cận.
Hiện trường một dàn pháo sáng nổ trái phép trong đêm giao thừa ở khu vực gầm Cầu Phố Mới phía Kim Tân
Thiết nghĩ nghỉ tết năm nay kéo dài nếu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn thì hiện tượng mua bán, sử dụng, trái phép pháo nổ sẽ tiếp tục xảy ra trên địa bàn TP Lào Cai.
Theo Dân Trí
Hàng nghìn người đổ ra đường đón năm mới Đêm 29 Tết, hàng nghìn người đổ về trung tâm thủ đô để chờ đợi khoảnh khắc bước sang năm mới Nhâm Thìn. Sau màn trình diễn pháo hoa đẹp mắt, những cành lộc, gói muối may mắn lại được chào bán. Ngay từ 21h tối, xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đã đông nghịt người đổ về chờ đón khoảnh khắc...