Nỗi lòng của “bác sĩ 91″ đi chống dịch từ Đà Nẵng, Bắc Giang đến TP.HCM: “2 cái sinh nhật của con qua rồi, tôi đều thất hứa với nó…”
Hai năm bùng phát dịch Covid-19 là 2 năm gần như vắng nhà biền biệt của vị “ bác sĩ 91″. Có đôi lúc, BS. Linh tự cảm thấy mình chưa thể trọn vẹn với gia đình, nhất là 2 lần sinh nhật của đứa con trai 6 tuổi, bác sĩ đều thất hứa với con…
“Tôi luôn mong đến ngày được nắm tay dẫn con vào lớp 1″
Những ngày giữa tháng 9, chúng tôi gặp lại BS.CK2 Trần Thanh Linh – Trưởng khoa ICU, BV Chợ Rẫy, người được mọi người gọi với cái tên thân thương “bác sĩ 91″ tại BV Hồi sức Covid-19, nơi BS. Linh đang đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc, chữa trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Nỗi lòng của “bác sĩ 91″ đi chống dịch từ Đà Nẵng, Bắc Giang đến TP.HCM: “2 cái sinh nhật của con qua rồi, tôi đều thất hứa với nó…”
Bác sĩ Trần Thanh Linh – “bác sĩ 91″ luôn túc trực tại BV Hồi sức Covid-19
Qua 4 đợt bùng phát dịch, BS. Linh có mặt ở hầu hết các điểm nóng cam go nhất như Đà Nẵng, Gia Lai, Bắc Giang và giờ là TP.HCM, nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết của các bệnh nhân vô cùng mong manh.
19h tối, trong bộ đồ bảo hộ kín mít, BS. Linh đi từng phòng bệnh ở khoa ICU 2A, tận tay kiểm tra, điều chỉnh thông số cho các bệnh nhân nguy kịch.
Mỗi ngày, bác sĩ Linh phải ra vào các khoa, phòng điều trị để kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân
Tiếng máy thở, tiếng những bước chân cứ dồn dập. Hơn 2 tháng có mặt tại BV Hồi sức Covid-19, bác sĩ Linh cùng đồng đội chưa có khái niệm về mặt thời gian, bất kể là đêm hay ngày. 24 giờ mỗi ngày là một cuộc chiến mới xung quanh các ca bệnh, những hạnh phúc riêng tư nhất cũng tạm thời được các bác sĩ gác lại để cùng nhau nỗ lực từng khoảnh khắc, giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân.
Đã 4 tháng trôi qua, kể từ ngày rời TP.HCM để ra Bắc Giang tham gia hỗ trợ chống dịch, bác sĩ Linh vẫn chưa thể về nhà. Trong tâm thức của một người chồng, người cha, có đôi lúc bác sĩ Linh cảm thấy chưa thể trọn vẹn với gia đình.
Điều BS. Linh tiếc nuối nhất trong suốt 2 năm chống dịch là bỏ lỡ sinh nhật của đứa con trai nhỏ
“Tôi nhớ cái ngày mình đi Bắc Giang là 26/5, 21 ngày sau tôi quay về để làm nhiệm vụ của một người con Sài Gòn, triển khai đơn vị hồi sức tại BV Chợ Rẫy rồi ra đây luôn.
Tôi đã từng nói với thằng bé nhỏ cách đây 1 năm, thời điểm tháng 9 này khi tôi đang cách ly sau chiến dịch ở Đà Nẵng. Cái mong muốn lớn nhất của một người cha xa nhà thường xuyên là được nắm tay con đi vào lớp 1.
Tôi luôn mong đến ngày đó của con mình, tôi sẽ được nắm tay dẫn con đi. Nhưng rồi dịch lại bùng phát, tôi vẫn chưa thể nào thực hiện được điều đó.
2 cái sinh nhật của con rồi, tôi đều thất hứa với nó. Từ tháng 7 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, người cha chưa tổ chức được sinh nhật cho con mình”, bác sĩ Linh tâm sự.
Đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện luôn hết mình trong việc cứu chữa bệnh nhân
Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong suy nghĩ của BS. Linh, bởi hơn ai hết, bác hiểu được một khi người làm nghề y đã ra trận, nhất là lúc dịch bệnh căng thẳng, việc hi sinh là điều không thể tránh khỏi.
“Nếu tôi không hi sinh thì đàn em của tôi sao tiếp bước, vững tin cùng tôi để vào trận địa được. Đó là lý do tại sao mỗi ngày tôi phải liên tục vào buồng bệnh khám, sự có mặt của tôi phần nào đó là động lực, giúp đàn em của tôi tự tin, xông pha, cùng nhau chiến đấu”, BS. Linh nói.
Anh em luôn căng thẳng, bất lực khi thấy bệnh nhân “đói khí”
Những ngày đầu có mặt tại BV Hồi sức Covid-19, đội ngũ y bác sĩ đều trong tình trạng căng thẳng, quá tải khi đối diện với bài toán chia lửa, giải phóng bệnh nhân nặng cho các bệnh viện tầng dưới.
Cuộc chiến đầy cam go, giành giật từng hơi thở cho các ca bệnh nặng
Đó là những con số tử vong, số ca nguy kịch, hàng trăm cuộc gọi điện thoại cầu cứu mỗi ngày từ khắp nơi trong khi nhân lực, trang thiết bị của bệnh viện chưa thể nào đáp ứng được hết.
“Có những lúc tôi cảm thấy bất lực, cảm thấy cánh tay mình không đủ dài để ôm được nhiều hơn nữa. Khi vào đây bệnh nhân nguy kịch, nhìn thấy bệnh nhân đói khí rồi nhiều bệnh nhân tử vong trong cảnh cô đơn, không có người thân bên cạnh… đến khi đi hỏa táng xong mới báo cho gia đình đem tro cốt về, những khoảnh khắc như vậy khiến mọi người rớt nước mắt.
Những tiếc nuối khi cánh tay không đủ dài, đủ sức để cứu sống nhiều người hơn nữa
Thật sự có nhiều đêm về tôi không ngủ được, gần như thức tới sáng để vào lại buồng bệnh. Bao nhiêu bệnh nhân nặng vẫn còn đó, bao nhiêu mất mát tang thương còn đó. Nó bắt buộc tôi phải quyết tâm để làm, không cho phép tôi từ bỏ cái gì nữa. Dù có vất vả, đối diện với nhiều nguy cơ nhưng mọi người đều quyết tâm trụ vững để làm sao cố gắng cứu được nhiều bệnh nhân nhất, đó là trách nhiệm của người làm y tế” , BS. Linh xúc động.
Mặc dù các y bác sĩ ở BV Hồi sức Covid-19 đa phần là lực lượng trẻ, không phải ai cũng thuộc chuyên khoa hồi sức nhưng với một sự quyết tâm cao độ, họ không quản ngại ngày đêm giúp cho rất nhiều bệnh nhân hồi sinh trước lưỡi hái của tử thần.
Các bệnh nhân khỏe mạnh, hồi phục để xuất viện về nhà là niềm an ủi, động viên lớn nhất đối với các y bác sĩ
“Khi mà chúng tôi cứu được những người bệnh nặng, nguy kịch, giúp họ tỉnh táo, người ta khóc, chắp tay lạy chúng tôi. Rồi khi nhìn thấy những cụ già lớn tuổi, những người mẹ mang thai khi chiến thắng được bệnh tật, xuất viện về nhà…, đó là niềm vui, động lực to lớn để chúng tôi lao vào làm việc mỗi ngày.
Tôi chỉ mong là có thể cứu được nhiều bệnh nhân hơn nữa để bù đắp lại cái khoảnh khắc mà tôi cảm thấy yếu đuối nhất, muốn gục ngã nhất. Phải làm sao sớm dập được dịch một cách nhanh nhất” , Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19 tâm sự.
Thời gian đầu khi triển khai BV Hồi sức Covid-19, có những đêm 11h – 12h, BS. Linh cùng đồng nghiệp đến các BV Trưng Vương, Củ Chi để làm ECMO, cái không khí vắng lặng, đường phố chỉ còn vài ba chiếc xe công vụ khiến BS. Linh đau đớn. Mấy chục năm gắn bó, chưa bao giờ BS. Linh lại thấy Sài Gòn tang thương đến vậy. Điều đó càng thôi thúc đội ngũ y bác sĩ cố gắng và cố gắng nhiều hơn nữa để chữa trị, giúp các bệnh nhân hồi phục.
Mong sớm đóng cửa, giải phóng bệnh viện
Sau 2 tháng đi vào hoạt động, BV Hồi sức Covid-19 đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 3.000 bệnh nhân nặng, nguy kịch tại TP.HCM. Hiện đã có khoảng 50% được cho xuất viện và chuyển giảm độ bệnh xuống tầng dưới.
Những tín hiệu lạc quan đã xuất hiện khi số lượng bệnh nặng đã giảm hơn 1/3 so với trước đây
Đặc biệt, theo BS. Trần Thanh Linh, trong vòng 10 ngày qua thì số lượng bệnh nặng đến bệnh viện đã giảm, con số tử vong cũng vậy. Tuy nhiên, áp lực vẫn còn đó khi mà bệnh viện vẫn có hàng trăm ca đang nguy kịch, phải thở máy, HFNC.
“Chúng tôi nhìn nhận 1 điều là tình hình quá tải vẫn còn đó, rất nhiều bệnh nhân nguy kịch, nặng, thở máy, cần kỹ thuật cao trong khi lực lượng làm chuyên môn về mặt hồi sức chỉ quanh quẩn chiếm 20 – 25%. Do đó mặt hoàn chỉnh về chuyên môn như ở thời điểm ít bệnh nhân thì không có. May mắn là các y bác sĩ trong quá trình làm việc đã học hỏi, trưởng thành lên từng ngày. Hầu hết các bác sĩ phụ trách một khoa đều tình nguyện không về khách sạn, bám trụ lại bệnh viện để xử lý các tình huống đột xuất”, BS. Trần Thanh Linh cho biết.
BS. Phạm Minh Huy – phụ trách khoa 7A trò chuyện với một bệnh nhân người nước ngoài sau khi giúp ca bệnh vượt ải thành công
Theo BS. Linh, con số tử vong ở bệnh viện lúc đỉnh điểm lên đến 16, 17 bệnh nhân/ngày, đến thời điểm hiện tại đã giảm xuống còn 9 – 10 bệnh nhân. Mặc dù số F0 ở bên ngoài vẫn cao nhưng số ca nặng, nguy kịch giảm đi 1/3 cho thấy tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đã có những tín hiệu lạc quan.
Việc cần làm lúc này là phải nhanh chóng phủ vắc-xin, đặc biệt khi trẻ em bắt đầu đi học, cần có đề án, văn bản từ Bộ Y tế xem xét cho trẻ em trên 12 tuổi có thể tiêm vắc-xin phòng dịch.
“Chúng ta tiêm vắc-xin không có nghĩa là sẽ không nhiễm, không có con số tử vong. Trên thế giới người ta cũng thống kê cho thấy khi bạn đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, vẫn có 1 tỷ lệ thấp trở nặng và tử vong. Vì vậy khi đã phủ vắc-xin vẫn tuân thủ 5K, có ý thức thì mới ngăn chặn được dịch bệnh.
Chúng ta sống trong cuộc sống bình thường mới nhưng vẫn phải đối mặt với việc dịch bệnh có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào, cần phải có sự dự trù, tránh bị động”, BS. Linh chia sẻ.
Công việc của các y bác sĩ tại BV luôn liên tục diễn ra, chưa một ngày ngừng nghỉ…
Gần 2 năm dịch bệnh bùng phát, cuộc chiến của các y bác sĩ tuyến đầu chưa bao giờ ngưng nghỉ, hết mặt trận này đến địa phương kia, tất cả đều phải nỗ lực từng phút, từng giây để giành sự sống cho bệnh nhân.
Sự hi sinh của các y bác sĩ là điều ai cũng nhìn thấy, bệnh nhân đến bệnh viện chiến đấu để trở về nhà. Nhưng các y bác sĩ lại không. Dịch bệnh vẫn còn bùng phát, họ phải tạm quên đi gia đình, người thân để dốc hết sức lực vào cuộc chiến cứu người.
Câu nói của BS Linh: “Chúng tôi mong muốn sớm nhất có thể để giải phóng bệnh viện, nhưng chắc phải mất ít nhất vài tháng nữa…”, khiến chúng tôi xót xa.
Tự hỏi rằng đã bao lâu rồi, những màu áo trắng kia chưa có được cho mình một giấc ngủ trọn vẹn? Đã bao lâu rồi họ chưa được về nhà? Họ vẫn ở lại đây để cùng nhau chiến đấu, nơi mà trách nhiệm không của riêng ai, tất cả chỉ có một lòng quyết tâm giúp bệnh nhân hồi sinh trước lưỡi hái tử thần.
Bệnh nhân cần trở về nhà và y bác sĩ cũng thế!
Em cảm ơn bác sĩ đã cứu mẹ con em!
Theo chân BS. Linh, chúng tôi gặp sản phụ B.N (SN 1993), hiện đang mang thai 27 tuần tuổi. Sau những ngày nguy kịch, phải cấp cứu tại khoa ICU 2B, sức khỏe của B.N đã tiến triển rất tốt và được chuyển lên 7B để tập cai máy thở.
Vừa thấy BS. Linh đến thăm, B.N đã bật khóc vì xúc động: “Em cảm ơn bác sĩ đã cứu mẹ con em”.
“Thôi không có khóc, khỏe là vui rồi. Qua cái lần này rồi là phải cố gắng quý mạng sống của mình, không có xúc động để ảnh hưởng đến em bé, nghen!” , BS. Linh nhẹ nhàng.
Chị B.N xúc động khi gặp lại “bác sĩ 91″, người đã cứu 2 mẹ con chị thoát khỏi cánh cửa tử thần
Trong số các bệnh nhân nặng được điều trị tại BV Hồi cức Covid-19, có nhiều sản phụ đang mang thai hoặc đã được giải quyết thai nhi, đây là một trong những áp lực rất lớn đối với đội ngũ y bác sĩ tại khoa ICU 2B của BV.
Đối với bệnh nhân đang mang thai, ngoài việc bảo vệ mẹ còn phải duy trì sự sống của thai nhi. Theo BS Linh, đó là một cuộc đấu trí trong quá trình sử dụng tất cả các thuốc, phải chỉnh liều, chỉnh oxy làm sao đảm bảo lượng oxy nuôi mẹ và con.
Lực lượng nhân viên y tế tại khoa 2B không phải bác sĩ chuyên về sản khoa nên việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 gặp khó khăn. Khi phát hiện những bất thường của thai nhi, các bác sĩ tại BV sẽ phối hợp với các bệnh viện chuyên về sản khoa như Từ Dũ, Hùng Vương để hội chẩn, đưa ra phương án xử trí kịp thời.
Clip: Kingpro
Sáng 20/8, nhiều địa phương báo cáo các chùm F0 mới trong cộng đồng
Đà Nẵng, Bắc Giang, Nghệ An tiếp tục là các địa phương có diễn biến nóng, TPHCM báo cáo số ca trong cộng đồng tăng cao, trong khi Đắk Lắk lập tổ công tác đặc biệt sau chùm 45 ca bệnh ở cùng một buôn.
Bắc Giang: Ghi nhận thêm 7 F0 trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm cao
Lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang. (Hình minh họa)
Đến 17h ngày 19/8, trên địa bàn tỉnh phát sinh 7 trường hợp F0 trong cộng đồng , nguy cơ lây nhiễm cao tại huyện Lục Ngạn, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Bắc Giang nhận định, ổ dịch mới phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao do các trường hợp nhiễm bệnh có lịch trình di chuyển, tiếp xúc nhiều, tham dự nhiều sự kiện đông người, trong khi chưa xác định được nguồn lây của trường hợp đầu tiên.
Đắk Lắk lập tổ công tác đặc biệt sau chùm 45 ca bệnh ở cùng một buôn
Ngành y tế đang khẩn trương truy vết các trường hợp liên quan chùm ca bệnh tại một buôn tại xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ).
Chỉ trong 2 ngày, một buôn của thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) ghi nhận liên tiếp 45 ca mắc Covid-19. Trước tình hình trên, Sở Y tế đã quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt để kiểm soát dịch tại đây.
Chiều 19/8, theo thông tin từ Sở Y tế Đắk, trong vòng 24h qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 56 trường hợp mắc Covid-19; trong đó, riêng thị xã Buôn Hồ có 46 ca nhiễm. Riêng tại địa bàn buôn Kwăng A (xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ) trong ngày 18-19/8 ghi nhận liên tục 45 ca.
Đà Nẵng: 27 ca nghi mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây
Ngày 19/8, ngành y tế Đà Nẵng bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm đợt 2 (lấy lại) cho người dân toàn thành phố nhằm tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Chiều 19/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 169 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong 24h qua. Có 27 ca chưa rõ nguồn lây, trong đó 18 ca được phát hiện khi lấy mẫu hộ gia đình ở huyện Hòa Vang và các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê; 5 ca có triệu chứng đi khám bệnh ở Trung tâm Y tế các quận: Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Nghệ An xác định được 7 chùm ca bệnh trong cộng đồng
Ổ dịch tại chợ đầu mối Vinh ghi nhận đến thời điểm này có 86 ca dương tính.
Chiều 19/8, ông Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, đến thời điểm hiện tại ngành y tế tỉnh này đã phát hiện được 7 chùm ca bệnh trong cộng đồng.
Báo cáo của CDC Nghệ An, từ 19h ngày 18/8 đến 19/8, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 61 trường hợp dương tính với SASR-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm từ ngày 13/6 tới nay là 700 trường hợp. Đến thời điểm này dịch Covid-19 đã xảy ra tại 20/21 huyện, thành, thị xã trong tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Phát hiện ca nghi mắc Covid-19 sau khi cách ly tập trung về
Ngày 19/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch đối với các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid - 19 trên địa bàn huyện Nam Đông.
Trước đó, trong ngày 18/8, các cơ quan chức năng ghi nhận 1 trường hợp nghi mắc Covid-19 sau thời gian hoàn thành cách ly tập trung tại xã Thượng Long và đã tiến hành điều tra truy vết và xử lý khoanh vùng các đối tượng tiếp xúc gần liên quan.
Cần Thơ: Số F0 giảm sâu
Ssau khi tổ chức xét nghiệm đại trà "bắt" F0 ra khỏi cộng đồng, ngày 19/8 Cần Thơ ghi nhận 56 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.555 ca. Cụ thể, 30 ca được phát hiện trong khu cách ly; 8 ca trong khu phong tỏa; 12 ca qua xét nghiệm tại các cơ sở y tế và 6 ca qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng.
Tiền Giang: Phát hiện 63 ca trong cộng đồng
Tính đến 19 giờ ngày 18/8, tổng số ca F0 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 6.801 ca, trong đó có 302 ca F0 mới ghi nhận trong ngày 18/8, tăng 23 ca so với ngày hôm trước. Cụ thể, 239 ca F0 phát hiện mới trong khu cách ly và 63 ca F0 mới phát hiện trong cộng đồng.
Trà Vinh: Thành lập BV dã chiến số 8
Tại Trà Vinh, ngày 19/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh ghi nhận thêm 13 ca dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, Trà Vinh đã ghi nhận 1.037 ca mắc Covid-19.
Cùng ngày, ông Lê Văn Hẳn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Trà Vinh ký Công văn thành lập Bệnh viện dã chiến số 8 tại Khu cách ly y tế tập trung thuộc Trung đoàn 926, quy mô 200 giường bệnh.
Bến Tre: Thêm 5 ca mắc mới
Đến 11h ngày 19/8, tỉnh Bến Tre có thêm 5 ca mắc, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 1.453 ca. Trong đó, tỉnh có 800 ca xuất viện, 32 ca tử vong. Trong số ca mắc, có 3 ca ghi nhận trong khu cách ly, phong tỏa; 2 ca tại Mỏ Cày Nam phát hiện ngoài cộng đồng test nhanh sàng lọc.
An Giang: Toàn bộ công chức làm việc tại nhà
Cùng ngày, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang, toàn tỉnh ghi nhận 70 ca nghi nhiễm Covid-19. Trong đó, phát hiện 17 ca trong cộng đồng, 35 ca trong khu vực phong tỏa, 18 ca trong khu cách ly tập trung; tất cả được kiểm soát.
Một trong những giải pháp quan trọng được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang đưa ra tại cuộc họp chiều 18/8 là kể từ 0h ngày 20/8, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành và các địa phương thực hiện làm việc tại nhà.
Vĩnh Long: Xét nghiệm diện rộng toàn dân bước đầu có kết quả
Sáng 19/8, Sở Y tế Vĩnh Long cho biết, tính đến 7h ngày 19/8, tỉnh Vĩnh Long ghi nhận 33 trường hợp mắc Covid-19 nâng tổng số lên 1.973 ca đã công bố (14 ca nhập cảnh).
Chiến dịch xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng toàn dân đang được tỉnh Vĩnh Long triển khai bước đầu đạt kết quả, nhanh chóng tách F0 ra khỏi cộng đồng nhằm cắt đứt nguồn lây. Qua 4 ngày thực hiện chiến dịch, toàn tỉnh xét nghiệm cho trên 100.000 dân ở khu vực nguy cơ rất cao. Qua đó, phát hiện 117 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, huyện Long Hồ cao nhất với 74 F0; TX Bình Minh (17); Tam Bình (14);...
Bạc Liêu: Thêm 2 trường hợp dương tính SARS-CoV-2
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu, tối ngày 18/8, tỉnh vừa ghi nhận 02 trường hợp có kết quả RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 tại Khu cách ly tập trung huyện Hồng Dân và huyện Đông Hải. Tính đến hiện tại, Bạc Liêu ghi nhận 140 ca mắc Covid -19. Trong đó có 52 ca nhập cảnh, đang điều trị 68 ca bệnh. Chi tiết.
Thanh Hóa: Tiếp tục chi viện y, bác sĩ vào Nam chống dịch
Đoàn cán bộ y tế Bệnh viện 71 Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục lên đường vào Đồng Nai chống dịch Covid-19 (Ảnh; Lê Quốc Thịnh).
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, ngày 19/8, địa phương này ghi nhận thêm 6 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 5 trường hợp trong các khu cách ly tập trung và một trường hợp cách ly tại nhà.
Cũng trong ngày 19/8, 20 cán bộ y tế Bệnh viện 71 Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục lên đường vào Đồng Nai hỗ trợ chống dịch Covid-19. Đoàn công tác lần này gồm 17 điều dưỡng và 3 kỹ thuật viên. Như vậy, tính đến nay, đã có 3 đoàn công tác của Bệnh viện 71 Trung ương với tổng số 110 người vào hỗ trợ miền Nam chống dịch Covid-19.
Hà Tĩnh: Thiết lập vùng cách ly y tế một xã
Ngày 19/8, Hà Tĩnh ghi nhận thêm 8 ca mắc Covid-19, trong đó có 3 ca phát hiện trong cộng đồng đều trú tại phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh; các bệnh nhân còn lại về từ vùng dịch về và đã được cách ly. Trong ngày, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã quyết định thiết lập vùng cách ly y tế trên phạm vi xã Tùng Lộc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 18h ngày 19/8/2021. Phạm vi cách ly bao gồm toàn bộ 10 thôn, thuộc xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, với tổng số 2.316 hộ gia đình và 9.699 nhân khẩu.
Tính từ ngày 4/6 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 349 ca mắc Covid-19.
Quảng Bình: Thêm 7 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và xuất viện
Ngày 19/8, tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Quảng Bình đã có thêm 7 trường hợp được điều trị khỏi bệnh và ra viện. Trong đó có 4 nữ, 3 nam và đặc biệt có 2 trẻ em 5 tuổi và 25 tháng tuổi.
Đến nay, Quảng Bình đã ghi nhận tổng cộng 95 ca mắc Covid-19; 27 ca đã được điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe. Hiện còn 68 ca đang cách ly, điều trị tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Y dược cổ truyền.
Quảng Trị: Thêm nhiều trường hợp dương tính ở khu cách ly
Những trường hợp mắc bệnh đều trở về từ các tỉnh phía Nam (Ảnh: Đăng Đức).
Ngày 19/8, tỉnh Quảng Trị tiếp tục ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, đều trở về từ TPHCM và các tỉnh phía Nam, được cách ly từ trước.
Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị có 71 ca bệnh đang điều trị. Chi tiết.
TPHCM: F0 trong cộng đồng tăng mạnh với 3.603 ca, hơn 82% số ca mới
Nhiều tuyến đường tại TPHCM đông đúc trở lại.
Trong ngày 19/8, TPHCM có 3.603 bệnh nhân Covid-19 được phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại cộng đồng và khám sàng lọc tại bệnh viện, chiếm 82% tổng ca mắc trong ngày.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TPHCM, trong ngày 19/8, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tiếp tục tăng cao với 3.603 trường hợp, chiếm 82% tổng số bệnh nhân ghi nhận trong ngày.
Hà Nội: Nguy cơ lây lan vẫn ở mức cao
Phong tỏa một khu dân cư tại Hà Nội.
Tối 19/8, Hà Nội ghi nhận thêm 20 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có một ca tại cộng đồng và 19 ca tại khu cách ly. Như vậy, trong ngày hôm nay, Hà Nội thêm 50 F0.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 2.409 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.239 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 1.170 ca.
Đến nay có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Phòng; Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Về tình hình tiêm chủng, đến nay Việt Nam đã tiêm được 15.922.537 liều, trong đó tiêm một mũi là 14.359.868 liều, tiêm mũi 2 là 1.562.669 liều.
Trận chiến giành giật mạng sống trong Bệnh viện Hồi sức Covid-19 ở TPHCM "Ngày rời Chợ Rẫy sang nhận nhiệm vụ, chúng tôi nói với nhau có lẽ đây là trận chiến lớn nhất trong cuộc đời" - bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ khi tham gia điều trị tại trung tâm hồi sức Covid-19. Từ Khoa hồi sức ở Bệnh viện Chợ Rẫy đến Đà Nẵng, rồi Bắc Giang, bác sĩ CKII Trần Thanh...