Nỗi lo về căng thẳng địa chính trị bao phủ thị trường, Dow Jones có lúc rớt hơn 200 điểm nhưng nhanh chóng hồi phục
Kết thúc phiên 6/1, chứng khoán Mỹ đồng loạt hồi phục từ đà giảm mạnh ở đầu phiên khi giá dầu đi xuống, bất chấp những lo ngại về địa chính trị gia tăng do căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết thúc phiên tăng 68,50 điểm, tương đương 0,2% lên 28.703,38 điểm, sau khi giảm 216 điểm khi mở đầu phiên. S&P 500 tăng 0,4%, chốt phiên với 3.246,28 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,6% lên 9.071,46 điểm.
Dẫn đầu mức tăng là cổ phiếu nhóm công nghệ. Facebook và Amazon đều tăng hơn 1%. Netflix và Alphabet lần lượt tăng 3,1% và 2,7%. Ở phiên này, các chỉ số đều có diễn biến ngược lại với thứ Sáu tuần trước – khi Dow Jones và S&P 500 chứng kiến phiên giao dịch tồi tệ nhất trong 1 tháng.
Diễn biến của Dow Jones trong phiên 6/1.
Video đang HOT
Thông tin về việc Tổng thống Trump thực hiện một đợt không kích khiến Thiếu tướng quân sự Iran Qasem Soleimani thiệt mạng đã đẩy giá dầu lên cao, trong bối cảnh lo ngại rằng xung đột leo thang có thể gây ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thế giới. Ở phiên này, giá dầu tăng 2% sau đó gần như không thay đổi.
Trump cho biết hôm Chủ nhật, ông có thể tát các lệnh trừng phạt đối với Iraq sau khi quốc hội của nước này thông qua nghị quyết kêu gọi chính phủ trục xuất quân đội nước ngoài khỏi đất nước. Chúng tôi có một căn cứ không quân rất đắt đỏ mà ở đó. Nó tốn hàng tỷ đô la để xây dựng. Lâu rồi thời của tôi. Chúng tôi không thể rời đi trừ khi họ trả lại tiền cho chúng tôi, ông Trump Trump nói.
Hôm Chủ nhật, ông Trump cho biết Mỹ có thể áp lệnh trừng phạt đối với Iraq sau khi Quốc hội nước này thông qua nghị quyết kêu gọi chính phủ chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Iran cũng cho biết sẽ không tuân thủ các giới hạn làm giàu uranium được thiết lập bởi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Nhà đầu tư đã tìm đến các loại tài sản an toàn truyền thống như vàng và trái phiếu khi căng thẳng Mỹ – Iran gia tăng. Hôm thứ Hai, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất hơn 6 năm, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm dao động trong khoảng 1,8% – giảm từ mức 1,9% khi bước vào phiên giao dịch đầu tiên của năm 2020.
Giang Ng
Theo Trí thức trẻ
Căng thẳng Mỹ - Iran nhấn chìm chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương hứng chịu phiên lao dốc ngày đầu tuần 6/1 sau những căng thẳng địa chính trị gia tăng ở khu vực Trung Đông.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương hứng chịu phiên lao dốc ngày đầu tuần 6/1. Ảnh: AFP
Thị trường Nhật Bản mở phiên sáng 6/1 giảm sâu với chỉ số Nikkei 225 mất 1,85% còn Topix trượt 1,48%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm nhẹ hơn với 0,83%.
Chỉ số ASX 200 của Australia sụt giảm 0,72% khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều đi xuống. Chỉ số riêng biệt tài chính "bay" 1,28% do cổ phiếu của các ngân hàng lớn của Australia đồng loạt trượt dốc, trong khi đó nhóm cổ phiếu ngành năng lượng tăng 0,78%.
Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu Mỹ dự báo hôm nay 6/1 có phiên giao dịch đi xuống sau khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones mất 113 điểm cuối tuần trước.
Căng thẳng toàn cầu leo thang cuối tuần trước sau Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn phương án cực đoan nhất khi thẳng tay diệt tướng quyền lực nhất của Iran Qassim Suleimani. Động thái này làm dấy lên lo ngại về sự trả đũa của lực lượng Iran.
Chính quyền Iran hôm 5/1 cho biết họ sẽ không tuân thủ các giới hạn làm giàu uranium trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Mỹ đã đơn phương rút khỏi năm 2018.
Giá dầu hôm 3/1 vọt tăng 3% do lo ngại xung đột giữa Mỹ và Iran có thể làm gián đoạn sản xuất năng lượng trong khu vực.
Giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trên thị trường châu Á sáng nay tăng 1,35% lên 63,90 USD/thùng trong khi giá dầu Brent quốc tế vọt lên 1,69% và giao dịch 69,76 USD/thùng.
"Căng thẳng địa chính trị có vẻ sẽ tăng nhiệt trong những ngày tới, do đó rất cần các biện pháp hỗ trợ cho vay để bình ổn giá dầu và thị trường tài sản rủi ro, bao gồm tiền tệ", ông Ray Attrill, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) nhận định.
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt nhẹ từ 96,873 thiết lập trước đó về 96,835. Đồng yên Nhật Bản suy yếu và giao dịch ở mức 108,03 JPY/USD, còn đô la Australia mạnh lên và trao tay 1 AUD "ăn" 0,6950 USD.
Theo Lê Quân (CNBC)
Giá vàng tuần từ 6- 10/1/2020: Xoáy theo xung đột Mỹ- Iran Nhiều chuyên gia cho rằng, xung đột Mỹ- Iran có thể sẽ tiếp tục đẩy giá vàng tăng mạnh, nhưng các nhà đầu tư cẩn trọng áp lực chốt lời. Giá vàng đã tăng khá mạnh trong tuần này khi căng thẳng Mỹ- Iran leo thang Giá vàng quốc tế đã tiếp tục tăng mạnh trong tuần này khi có thời điểm leo...