Nỗi lo trong hầm trú ẩn không chỉ là bom đạn mà có cả Covid-19
Khi chiến sự ở Ukraine kéo dài sang tuần thứ 3, Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, bị bắn phá dữ dội.
Với những cư dân còn ở lại đây, hệ thống tàu điện ngầm vừa là nơi trú ẩn, vừa là nhà.
Có hàng trăm người, cùng trẻ em và cả thú cưng trú tại đây. Họ chia sẻ bữa ăn và ngủ cùng nhau trên các toa tàu, kế bên máy bán vé và trên sân ga.
Một số người xem tin tức trên điện thoại, nhiều người khác giặt đồ và những người mẹ thì cho con ăn. Tuy nhiên, một hiểm họa khác đang chực chờ: Covid-19.
Nastya, một người trú ẩn tại hệ thống tàu điện ngầm cho biết cô có thể đã nhiễm bệnh. Cô cũng mong muốn chiến sự nhanh kết thúc để cô có thể về nhà ngủ.
“Tôi lo sợ cho gia đình mình, cho gia đình bạn bè, rất sợ hãi cho toàn bộ đất nước và lo sợ cho chính mình nữa”, Nastya nói.
Hiện tại, sống sót là ưu tiên hàng đầu của cư dân Kharkiv. Đây là nơi bị bom đạn ảnh hưởng nặng nề nhất từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo thống đốc địa phương, lực lượng Nga đã nã pháo vào các khu dân cư 89 lần chỉ trong một ngày.
Valentyna, một phụ nữ lớn tuổi, cho biết chung cư của bà bị pháo kích, khiến các kệ ván đổ xuống và khói xuất hiện khắp nơi.
Ngày 11.3, thống đốc địa phương cho biết một phòng thí nghiệm hạt nhân cũng bị bom đạn phá hủy nhưng không gây nguy hiểm cho người dân.
Thị trưởng Kharkiv cho hay có 48 trường học của thành phố 1,4 triệu dân này đã bị phá hủy.
Theo Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR, hơn 2,3 triệu người đã sơ tán khỏi Ukraine vì chiến dịch quân sự của Nga. Nga phủ nhận mọi cáo buộc nhắm mục tiêu vào dân thường.
Chiến dịch sơ tán dân thường qua hành lang nhân đạo bắt đầu ở Ukraine
G7 ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine
Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 19/2 đã ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời khẳng định vẫn dành mối quan tâm lớn tới diễn biến tại khu vực này.
Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung "Zapad-2021" tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Anh công bố, Ngoại trưởng các nước này đã kêu gọi Nga lựa chọn các biện pháp ngoại giao, giảm leo thang căng thẳng, rút quân khỏi khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế.
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này ngày 18/2 thông báo bắt đầu rút thêm xe tăng và các xe bọc thép khác ra khỏi các khu vực gần biên giới với Ukraine. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các đơn vị xe tăng của Quân khu miền Tây đã quay trở về căn cứ thường trực tại tỉnh Nizhny Novgorod sau khi hoàn thành các bài tập theo kế hoạch. Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết 10 máy bay chiến đấu đã rút khỏi Bán đảo Crimea.
Trước đó, ngày 16/2, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các cuộc tập trận tại Bán đảo Crimea đã kết thúc và các binh sĩ đang quay trở lại các đơn vị đồn trú. Thông báo cho biết các đơn vị của Quân khu miền Nam đang di chuyển về các điểm đóng quân thường trực sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia các cuộc tập trận chiến thuật định kỳ.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Thế giới tuần qua: Khủng hoảng Ukraine chưa giảm nhiệt; loạt nước châu Âu nới lỏng hạn chế COVID-19 Tình hình Ukraine chưa có dấu hiệu tìm được giải pháp gỡ rối và nhiều nước châu Âu cùng đi theo con đường nới lỏng hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 là những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tuần qua. Nga rút quân, Đông Ukraine "căng" tiếng súng Binh sĩ Ukraine tại Popasna, vùng Luhansk thuộc Đông Ukraine. Ảnh:...