Nỗi lo trở lại nhà tù của ông Chấn là có thật!
Chân lý chỉ có một. Một vụ án không thể tái thẩm cũng đúng mà giám đốc thẩm cũng… đúng? Chẳng lẽ không chỉ án dân sự mà cả những vụ án hình sự cũng có tình trạng như lời Cố Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương là “xử thế nào cũng được”?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đã có nhiều ý kiến tranh cãi phải áp dụng thủ tục tái thẩm hay giám đốc thẩm cho vụ án oan sai ở Bắc Giang mà nổi lên là chủ trương rất khác nhau của hai chuyên gia đầu ngành, những người đã và đang giữ trọng trách tại hai cơ quan hàng đầu của đất nước về lập pháp và tư pháp.
Đó là quan điểm của ông Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội và ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Trên báo Sài Gòn Giải phóng ngày 7/11, ông Khiển nói: “Bộ luật Hình sự đã quy định việc điều tra chứng minh bị can có tội là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, nếu không chứng minh được thì phải tuyên bố họ vô tội. Giờ đã tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan sai rồi thì phải minh oan cho người ta theo đúng trình tự thủ tục: kháng nghị giám đốc thẩm để hủy bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm, minh oan và đền bù. “Không thể gộp 2 vụ làm một để cho rằng đó là tình tiết mới và tiến hành tái thẩm. Còn nếu đưa ra tái thẩm là các cơ quan tố tụng đang cố tình “lách” để lấp liếm đi cái sai của mình trước đó”.
Tuy nhiên cũng trên bài báo trên, ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao lại cho rằng việc xét xử tái th ẩm thực hiện khi có tình tiết mới mà tòa không biết, tình tiết đó làm thay đổi bản chất vụ án. Ở đây, có sự xuất hiện nhân vật Lý Nguyễn Chung và khả năng phạm tội của Lý Nguyễn Chung – dù tòa chưa tuyên – là khá rõ ràng. Tình tiết mới này làm thay đổi bản chất vụ án cho nên phải tái thẩm.
Cùng quan điểm tái thẩm với ông Bình là Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trần Độ.
Như vậy có thể đặt giả thiết, nếu ông Vũ Đức Khiển được giao nhiệm vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Chủ nhiệm UB Lập pháp Quốc hội và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là các chức vụ tương đương) thì vụ án Nguyễn Thanh Chấn sẽ được đề nghị giám đốc thẩm?
Hiện tại, ông Chấn đang rất lo lắng cho số phận pháp lý của mình, bởi lẽ theo kháng nghị bản án đã được hủy nhưng chưa có phán quyết cuối cùng về việc ông được vô tội.
Trong khi hiện nay, tất cả các điều tra viên đều không công nhận họ ép cung như lời tố cáo của ông Chấn. Nếu như việc ép cung đã xảy ra thì việc “tái dàn dựng” một kịch bản khác cũng có thể xảy ra. Cách đây 10 năm, khi còn trẻ, chưa có chức, có quyền mà họ còn “dàn dựng” trắng trợn như thế thì giờ đây đã có tuổi, nhiều kinh nghiệm và trong đó nhiều người hiện đang có chức, có quyền thì việc “dàn dựng” nếu có, sẽ tinh vi hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sự giám sát của Quốc hội và của nhân dân, oan sai không thể một lần nữa đổ lên đầu công dân lương thiện Nguyễn Thanh Chấn.
Từ diễn đàn này, chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng để đến cùng để bảo vệ chân lý.
Xin ông Chấn hãy yên tâm!
Song về cá nhân, mình vẫn day dứt một câu hỏi: Vậy thì việc xử giám đốc thẩm như quan điểm của Nguyên Chủ nhiệm UB Luật pháp Quốc hội là đúng hay xử tái thẩm theo quan điểm của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là đúng?
Chân lý chỉ có một. Một vụ án không thể tái thẩm cũng đúng mà giám đốc thẩm cũng… đúng? Chẳng lẽ không chỉ án dân sự mà cả những vụ án hình sự cũng có tình trạng như lời Cố Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương là “xử thế nào cũng được”?
Theo Dân trí
Vụ 10 năm oan sai: Làm rõ "trắng đen" phải vừa "đấm", vừa "xoa"
Ngay sau khi Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, các cán bộ điều tra trong vụ án oan sai 10 năm phu nhân bưc cung ông Nguyên Thanh Chân, dư luận đã "nảy lửa", với những "kịch bản", để làm rõ câu hỏi: Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn không giết người lại nhận tội?
Luật sư Trần Vũ Hải - ngươi đã "giai cưu" thanh công nhiêu ngươi bi kêt an oan - hiến kế qua cuộc trao đổi với phóng viên.
- Ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết, sở dĩ ông phải nhận là đã giết người là do bị điều tra viên (Công an Bắc Giang) ép cung, dùng nhục hình. Các điều tra viên lại phủ nhận. Quan điểm của ông trong "tình huống" mà "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay"?
- Rõ ràng ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị kết tội oan. Theo tôi, các cán bộ điều tra viên (ĐTV), kiểm sát viên (KSV), thẩm phán đã điều tra, truy tố, xét xử vụ án này từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm phải chịu trách nhiệm trực tiếp và cần phải được xử lý.
- Sao ông lại "quyết liệt" thế?
- Làm gương để hạn chế những vụ án oan, sai do cán bộ trong những cơ quan pháp luật gây ra. Mới đây, chúng ta kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam. Đâu đâu cũng treo khẩu hiệu: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan pháp luật và cán bộ của họ phải gương mẫu trong việc thực hiện theo pháp luật, nếu họ làm sai phải xử lý.
Việc các ĐTV tường trình không ép cung, nhục hình đối với ông Chấn là điều có thể dự đoán trước. Để giúp xử lý những ĐTV, KSV, thẩm phán trong vụ án này một cách tâm phục khẩu phục, tôi xin hiến kế sử dụng biện pháp "vừa đấm vừa xoa".
- Vừa "đấm" vừa "xoa" - sao lại "nước đôi" thế ông?
"Rắn ngay" là "cú đấm" số 1. Có nghĩa là đình chỉ công tác tức thì đối với các ĐTV, KSV và thẩm phán tham gia vụ án oan này - nếu họ còn đang công tác - để chứng minh các cơ quan pháp luật không bao che các cán bộ làm sai và quyết xử lý nghiêm túc những người này.
"Xoa" có nghĩa là: Thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của những cán bộ liên quan. Thủ trưởng các cơ quan liên quan hãy "thì thầm to nhỏ" với những cán bộ này, khuyên họ viết đơn từ chức, thôi việc và nhận trách nhiệm, nhận lỗi do đã làm sai. Hẹn trong một tháng, nếu họ chấp nhận như vậy sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ.
- Các ĐTV vừa viết tường trình phủ nhận sự cáo buộc của ông Nguyễn Thanh Chấn với họ. Nay tôi e sẽ lại chẳng "đâu vào đâu"?
Ông Nguyễn Thanh Chấn trở về sau 10 năm oan sai
- "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" chứ. Ta áp dụng biện pháp "đấm" số 2, đó là: Xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự những kẻ ngoan cố. Giải thích rõ cho họ, những cái sai khi tiến hành tố tụng là rõ ràng, không thể chối cãi được.
Cụ thể, ĐTV, KSV, thẩm phán nào trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn cũng đều biết rõ những tình tiết, yếu tố quan trọng sau đây trong vụ án:
- Không có chứng cứ nào xác định ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội giết nạn nhân Nguyễn Thị Hoan ngoài những lời khai nhận mà ông Chấn đã khẳng định trước các tòa sơ thẩm, phúc thẩm là vì bị mớm cung, nhục hình.
- Hiện trường vụ án lưu lại nhiều dấu vết của kẻ gây án, trong đó có dấu vân tay, dấu chân, vết máu. Không có dấu vết nào được kết luận giám định là dấu vết của ông Chấn, tức ông Chấn không có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án.
- Ông Chấn có chứng cứ ngoại phạm. Khi xảy ra vụ án ông ở nhà, được chứng minh bằng bảng kê thanh toán điện thoại của bưu điện và nhiều nhân chứng khác.
- Người nhà nạn nhân khai bị mất nhẫn vàng, nhưng không có chứng cứ chứng minh ông Chấn liên quan đến việc mất nhẫn vàng của nạn nhân. Nếu người nhà nạn nhân khai đúng, phải đặt ra khả năng đây là vụ giết người cướp của - tức lời khai, nhận tội của ông Chấn không phù hợp.
Với những tình tiết, yếu tố trên, bất cứ ĐTV, KSV, thẩm phán nào đã tiến hành tố tụng cũng phải có trách nhiệm rút bỏ cáo buộc hoặc tuyên vô tội đối với ông Chấn, hoặc ít nhất cũng yêu cầu điều tra lại với những ĐTV khác để khách quan, nếu họ có lương tâm và hiểu chức phận của mình. Làm khác đi, chính là cố ý làm sai.
Với lập luận trên, các ĐTV, KSV, thẩm phán phải hiểu họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các điều: 293 (Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội), Điều 295 (Tội ra bản án trái pháp luật), Điều 298 (Tội dùng nhục hình), Điều 299 (Tội bức cung), Điều 300 (Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án) Bộ luật Hình sự.
- Ông có nghĩ đến tình huống, họ đều là những người am hiểu luật pháp, thấy "căng" quá, họ "hối lỗi" thì sao?
- Thì ta thực hiện biện pháp "xoa" thứ hai. Sau khi những cán bộ này nhận thức được họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trên, tiếp tục khuyên họ thành khẩn khai báo và nhận lỗi, đặc biệt đối với những ĐTV đã trực tiếp điều tra vụ án.
ĐTV đầu tiên nào dũng cảm thừa nhận đã mớm cung, nhục hình, "đạo diễn" ông Chấn phải khai, nhận tội mà ông không phạm sẽ được đặc biệt khoan hồng. Còn đối với những cán bộ nào vẫn còn ngoan cố, sau khi được áp dụng biện pháp "xoa" thứ hai, áp dụng biện pháp kỷ luật ở mức cao nhất và Cục Điều tra - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ngay. Đó là "cú đấm cuối cùng".
Tôi tin là "trắng-đen" của vụ oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ được phân minh.
- Thưa luât sư, quả là môt cuôc trao đôi kha thu vi va tôi tin, nhưng "biên phap" cua luât sư hăn se đươc dư luân đông tinh!
Theo Lao động
Tất nhiên là phải chối...?! Những ngày này, dư luận vẫn chưa nguôi được sau cơn "địa chấn" vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn. Quả thực đây là một điều không thể chấp nhận được trong thời buổi hiện nay, khi việc cải cách tư pháp của chúng ta đang có những tiến bộ mạnh mẽ. Đành rằng vụ án này xảy ra đã...