Nỗi lo thương chiến chưa qua, nhà đầu tư lại đối mặt với nỗi sợ mới
Khi nỗi lo thương mại chưa qua, thì thêm nỗi lo mới xuất hiện với các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ, khiến Nasdaq tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Sau tháng 5 tồi tệ do chịu tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại, Dow Jones và S&P 500 đã lấy lại được sự cân bằng trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6. Hai chỉ số này giao dịch giằng co nhẹ quanh tham chiếu, trong đó Dow Jones may mắn chặn được đà tăng khi chốt phiên, còn S&P 500 cũng chỉ còn giảm nhẹ do tác động của một số mã lớn.
Tuy nhiên, điều đó không xảy ra với Nasdaq khi chỉ số này thậm chí còn lao dốc mạnh hơn phiên cuối tuần trước do đà giảm mạnh của Alphabet, Facebook và Amazon vì lo ngại các ông lớn này sẽ là mục tiêu của các cơ quan quả lý chống độc quyền của Chính phủ Mỹ.
Trong đó, cổ phiếu Facebook giảm 7,5%, mức giảm theo ngày mạnh nhất kể từ ngày 26/7/2018 sau khi Wall Street cho biết, Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra về hoạt động của mạng xã hội này ảnh hưởng đến cạnh tranh kỹ thuật số.
Cổ phiếu Alphabet giảm 6% sau khi các nguồn tin nói với Reuters rằng, Bộ Tư pháp Mỹ đang chuẩn bị một cuộc điều tra để xác định xem công ty mẹ của Google có vi phạm luật chống độc quyền hay không. Amazon cũng giảm 4,6% khi một báo cáo cho biết, gã khổng lồ thương mại điện tử có thể được đặt dưới sự giám sát của FTC.
Về thông tin kinh tế, một cuộc khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy, tăng trưởng sản xuất của Mỹ bất ngờ chậm lại trong tháng 5, khiến nhà đầu tư hướng tới các kênh phòng ngừa rủi ro như vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ. Những dữ liệu trên khiến nhà đầu tư tin rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất để ngăn chặn suy thoái kinh tế, khiến lợi suất trái phiến chính phủ Mỹ kỳ hạn hai năm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017.
Kết thúc phiên 3/6, chỉ số Dow Jones tăng 4,74 điểm ( 0,02%), lên 24.819,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,61 điểm (-0,28%), xuống 2.744,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 120,13 điểm (-1,61%), xuống 7.333,02 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lại đồng loạt phục hồi nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và nhóm cổ phiếu phòng thủ khi nhà đầu tư rót tiền vào các cổ phiếu này trước lo ngại về các cuộc chiến thương mại leo thang. Ngoài ra, thông tin về M&A cũng giúp một số cổ phiếu tăng tốt, hỗ trợ cho đà hồi phục của các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán châu Âu.
Kết thúc phiên 3/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 23,09 điểm ( 0,32%), lên 7.184,80 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 65,97 điểm ( 0,56%), lên 11.792,81 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 33,84 điểm ( 0,65%), lên 5.241,46 điểm.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán châu Á, lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang đã khiến các chỉ số tiếp tucjgiarm điểm. Tuy nhiên, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục hãm bớt đà giảm cuối phiên nhờ nhóm cổ phiếu viễn thông sau khi Bắc Kinh cho biết sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghệ 5G.
Kết thúc phiên 3/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 190,31 điểm (-0,92%), xuống 20.410,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,62 điểm (-0,30%), xuống 2.890,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 7,23 điểm (-0,03%), xuống 26.893,86 điểm.
Những thông tin xấu liên tục được công bố khiến vai trò trú ẩn của vàng được nâng lên, đẩy giá kim loại quý này tiếp tục tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp, lên mức cao nhất 9 tuần.
Kết thúc phiên 3/6, giá vàng giao ngay tăng 19,9 USD ( 1,53%), lên 1.324,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 16,9 USD ( 1,29%), lên 1.322,7 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 16,8 USD ( 1,28%), lên 1.327,9 USD/ounce.
Trong khi đó, căng thẳng thương mại leo thang đã khiến mối lo ngại giảm nhu cầu với dầu tiếp tục đẩy giá dầu thô giảm trong phiên đầu tuần mới sau khi lao dốc mạnh trong phiên cuối tuần trước, lùi về mức thấp nhất 5 tháng.
Kết thúc phiên 3/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,25 USD (-0,47%), xuống 53,25 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,71 USD (-1,10%), xuống 61,28 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ông Trump lại mang tới kỳ vọng cho nhà đầu tư
Phát biểu của ông Trump về khả năng giải quyết vấn đề của Huawei trong thỏa thuận thương mại giúp chứng khoán hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần (24/5).
Sau 2 phiên giảm mạnh, S&P500 và Nasdaq đã hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, các khiếu nại đối với Huawei của Trung Quốc có thể được giải quyết trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ.
Dù vậy, đà hồi phục của S&P 500 và Nasdaq chỉ ở mức khiêm tốn, trong khi Dow Jones vẫn đóng cửa trong sắc đỏ khi căng thẳng vẫn ở mức cao, với việc Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bịa đặt sau khi ông nói Giám đốc điều hành của Huawei nói dối về mối quan hệ của nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông này với Chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, dù cho rằng, thỏa thuận thương mại có thể giải quyết các khiếu nại của Huawei, nhưng ông cũng gọi công ty này là rất nguy hiểm.
Kết thúc phiên 24/5, chỉ số Dow Jones giảm 190,92 điểm (-0,74%), xuống 25.585,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,82 điểm ( 0,14%), lên 2.826,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 8,73 điểm ( 0,11%), lên 7.637,01 điểm.
Chốt tuần, Dow Jones giảm 0,69%, tuần giảm thứ 5 liên tiếp, đánh dấu chuỗi tuần giảm dài nhất trong 8 năm. S&P 500 cũng giảm 1,17%, tuần giảm thứ 3 liên tiếp và Nasdaq cũng ghi nhận tuần giảm thứ 3 liên tiếp với mức giảm 2,29%. Thứ Hai, thị trường Mỹ nghỉ giao dịch ngày Tưởng niệm.
Chứng khoán châu Âu cũng hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dự đoán về khả năng sớm sẽ kết thúc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Ngoài ra, việc Thủ tướng Anh Theresa May từ chức cũng giúp giới đầu tư kỳ vọng vào một chính phủ mới sẽ dẫn dắt nước Anh ra khỏi Brexit êm thấm.
Kết thúc phiên 24/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 46,69 điểm ( 0,65%), lên 7.277,73 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 58,63 điểm ( 0,49%), lên 12.011,04 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 35,15 điểm ( 0,67%), lên 5.316,51 điểm.
Dù đảo chiều tăng trong phiên cuối tuần, nhưng chứng khoán châu Âu là đồng loạt đảo chiều trở lại trong tuần qua. Trong đó, chỉ số FTSE 100 giảm 0,63%; chỉ số DAX giảm 1,86%; chỉ số CAC 40 giảm 2,24%.
Chứng khoán châu Á lình xình trong phiên cuối tuần và đóng cửa ít thay đổi khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi diễn biến mới của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Kết thúc phiên 24/5, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 33,92 điểm (-0,16%), xuống 21.117,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,48 điểm ( 0,01%), lên 2.852,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 86,80 điểm ( 0,32%), lên 27.353,93 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục có tuần giảm khi chỉ số Nikkei 225 mất 0,63%. Chỉ số Hang Seng cũng tiếp tục giảm 2,12%, tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số Shanghai Composite cũng giảm 1,02% - tuần giảm thứ 5 liên tiếp.
Chứng khoán hồi phục, cùng với việc đồng USD lên mức cao nhất 2 năm khiến giá vàng chỉ lình xình và đóng cửa ít thay đổi trong phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên 24/5, giá vàng giao ngay tăng 1,8 USD ( 0,14%), lên 1.284,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 1,1 USD (-0,09%), xuống 1.284,3 USD/ounce.
Trong tuần, giá vàng đã hồi phục trở lại nhờ lo ngại về chiến tranh thương mại giúp tăng vai trò trú ẩn của kim loại quý này. Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 0,59% sau khi giảm 0,68% tuần trước và giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 0,54% sau khi giảm 0,73% tuần trước đó.
Căng thẳng thương mại leo thang khiến giới phân tích và đầu tư đặt cược và đà tăng của giá vàng trong tuần mới.
Cụ thể, trong 15 chuyên gia trả lời, có 9 người dự báo giá vàng tăng, chiếm 60%, cao hơn mức 50% của tuần trước. Chỉ có 1 người dự báo giá vàng giảm, chiếm 7%, thấp hơn nhiều so với con số 33% của tuần trước. Trong khi đó, có 5 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 33%.
Tương tự, trong 431 người tham gia trả lời khảo sát trực tuyến, có 237 người dự báo giá sẽ tăng, chiếm 55%, cao hơn con số 50% của tuần trước, 125 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 29%, thấp hơn con số 33% của tuần trước và 69 người dự báo giá đi ngang, chiếm 16%.
Sau phiên lao dốc hôm thứ Năm, giá dầu thô hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần, nhưng vẫn không tránh khỏi tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2019 do nỗi lo tăng trưởng kinh tế chậm lại vì chiến tranh thương mại và hàng tồn kho của Mỹ tăng mạnh.
Kết thúc phiên 24/5, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ tăng 0,72 USD ( 1,23%), lên 58,63 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,93 USD ( 1,35%), lên 68,69 USD/thùng.
Chốt tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 6,58%, giá dầu thô Brent giảm 4,87%
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nỗi lo chiến tranh thương mại trở lại ám ảnh giới đầu tư Hy vọng về việc Mỹ - Trung vẫn có thể đạt được thỏa thuận thương mại vừa nhen lên đã nhanh chóng tan biến khi CNBC cho biết, vong đàm phán tiếp theo giữa 2 nước đã bị đình trệ. Ảnh AFP Sau 3 phiên hồi phục tiên tiếp với kỳ vọng Mỹ - Trung vẫn có thể đạt được thỏa thuận dù...