Nỗi lo thất học của 5 anh em khi bố bị ung thư, mẹ mất sức lao động
Anh Trần Văn Sỹ (45 tuổi, trú thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) khi phát hiện mình bị ung thư gan giai đoạn 3 gần chết thì cũng là lúc gia đình đông con của anh rơi vào cảnh túng quẫn.
Theo lời cầu khẩn từ một số bà con địa phương ở Lộc Thủy, chúng tôi đã có về thôn Phước Hưng để thăm gia đình anh Trần Văn Sỹ. Căn nhà cấp 4 với mái tôn thủng lỗ chỗ bao bọc căn nhà nhỏ chừng 20m2. Bước vào nhà, chúng tôi đã sớm cảm nhận một không khí buồn bã vây quanh. Anh Sỹ đang nằm trên giường, yếu ớt, người gầy gò tiều tụy, mặt hốc hác. Gặp chúng tôi, anh Sỹ nói thều thào nghe không ra tiếng vì quá mệt.
Chị Nguyễn Thị Thủy (44 tuổi, vợ anh Sỹ) đi chầm chậm từ bếp lên, tiếp chúng tôi trên chiếc bàn ọp ẹp. Nhà anh chị có 5 con, 4 đứa đầu con trai, đứa út là con gái. Làm lụng đầu tắt mặt tối cả chục năm nay, nhưng không năm nào là nhà dư dả, có của để dành.
Anh Sỹ nằm thoi thóp trên giường vì ung thư gan giai đoạn cuối
Anh Sỹ đi làm thợ đụng, ai nhờ gì thì làm đó. Chị Thủy cũng vậy. Nhà có 3 sào ruộng, nhà làm để lấy lúa ăn chứ không bán được vì quá đông con. Bắt đầu từ khi chị bị thoái hóa khớp xương sống và chân trở nên yếu ớt, làm ít được thì mọi việc đều do anh Sỹ lo lắng. Từ đầu năm 2013, tự dưng anh và chị đều thấy mệt mỏi trong người, riêng anh thì cứ gầy đi, ăn uống ít được và rên đau bụng. Lên bệnh viện ĐH Y Dược Huế khám thì mới biết bạo bệnh.
Anh Sỹ được chẩn đoán là K gan giai đoạn 3 tiến triển, khó lòng qua khỏi. Chị Thủy thì được bác sĩ cho ý kiến là nên phải mổ, nếu không bệnh thoái hóa xương sẽ nặng lên ít đi lại được. Về nhà, gom góp được ít tiền, mua thuốc cho anh hết. Chị vay tiền hàng xóm vài triệu, và giờ đang chuẩn bị vay tiếp Hội phụ nữ.
“Bệnh chồng nặng hơn, chị phải lo cho anh trước. Chị còn sức, gắng đi làm được tuy bữa ni đi lại khó lắm. Đường dài phải dừng lại nghỉ mấy đoạn. Làm thì chỉ được việc nhẹ chứ làm nặng không nổi. Tính ra cả nhà kiệt quệ 2 tháng nay. Nội ngoại nghèo, chỉ giúp được vài trăm ngàn” – chị Thủy kể.
Mấy đứa nhỏ trong nhà vẫn còn được đi học vì cha mẹ mới đau bệnh, nhưng thời gian tới không biết có nghỉ học hay không vì kinh tế nhà ngày càng suy kiệt. Cháu đầu 21 tuổi hiện đã thôi học đi làm thuê cho người ta, ngày được ngày không. Cháu nhì Trần Văn Hiếu năm nay lớp 9 học khá, lanh lợi với ước mơ theo ngành điện. Cháu ba, tư Trần Văn Vỹ lớp 4 và Trần Văn Suốt lớp 2 đều là học sinh giỏi. Riêng bé út thì mới tuổi mẫu giáo ở nhà với cha mẹ để mấy anh đi học.
Căn nhà nghèo khổ với bầy con nheo nhóc, vợ bệnh tật của anh Sỹ
“Nhà con ăn rau mấy năm nay hoài à, còn lại là vài bữa có cá. Riêng hàng tháng chỉ có 1 ngày mẹ mua thịt về. Tụi con hay đói vì thèm thịt. Thịt heo là con thèm nhất” – Vỹ hồn nhiên kể về sự thèm thịt của mình cũng như mấy anh em của em.
Sách mấy cháu học do mẹ đi mượn trong xóm. Người thương tình thì cho sách mà con cháu họ học mấy lớp trước. Áo quần cũ nát, mỗi đứa chỉ có vài bộ mặc. Anh lớn lên thì nhường lại bộ cũ cho em mặc đi học.
Khó khăn quá nên trong thôn có mấy người thương, đứng ra huy động được bà con người có nhiều có ít giúp cho gia đình đang lúc ngặt. Anh Lê Đình Lợi, trưởng nhóm vận động cho hay: “Tui mới về đây ở gần chục năm, tự nhiên thấy cảnh nhà anh Sỹ mà ứa nước mắt. Tui cùng anh Loan, Lực, Trung thông qua ý kiến trưởng thôn rồi đi vận động được hơn 2 triệu đồng cho nhà trả nợ, thuốc men. Tuy nơi này nghèo nhưng tình làng nghĩa xóm, nghe kể ai cũng cảm thông. Nhưng không biết giúp được mấy hôm nữa”.
Anh Nguyễn Quang, người cùng thôn cũng cho hay “Mấy bữa trước tui thấy chị Thủy đi làm mà nghỉ đến 4 lần giữa đường vì mệt, tội nghiệp, chồng gần chết, bầy con nheo nhóc, chị gắng đi làm dù bệnh mà ngã lên ngã xuống thật là khổ quá chừng”
Giấy chẩn đoán anh Sỹ bị ung thư gan giai đoạn 3 tiến triển
Video đang HOT
Trưởng thôn Phước Hưng – Nguyễn Văn Hào cho biết, trước đây gia đình anh Sỹ thuộc hộ nghèo. Sau khi thời gian anh chị đi làm thêm đỡ hơn nên xóa nghèo. Thời gian này, gia đình mắc vào hoàn cảnh rất khó khăn, anh bị bệnh ung thư nặng có thể chết trong thời gian gần nên mọi việc đều do vợ (cũng đang đau) gánh vác nuôi anh và nhiều con nhỏ. Thôn đã kêu gọi bà con đóng góp tuy ít nhưng để giúp thêm phần nào cho anh chị Sỹ. Thời gian tới, thôn sẽ đề xuất lên xã cho nhà anh vào hộ nghèo trở lại. Thông qua báo Dân trí và bạn đọc, thôn rất mong trường hợp anh Sỹ sẽ được quan tâm giúp đỡ”.
Nằm trên giường, đôi mắt anh Sỹ ngấn lệ: “Mong trời đất phù hộ cho anh khỏe lại để lo cho mấy mẹ con. Anh nằm xuống rồi, vợ khổ, con khổ lắm chú ơi vì chị cũng đang bệnh dài ngày khó chữa được nếu không có tiền mổ”.
Trước đây, ngày cầm giấy xét nghiệm về, biết vô phương cứu chữa, nghe đâu có ai nói ăn gan con cóc sẽ lành bệnh ung thư gan. Hai vợ chồng nghĩ quẩn quá bèn ra vườn bắt cóc làm thịt. Biết là ai ăn gan, mật cóc sẽ có nguy cơ đột tử. Nhưng nghĩ không còn cách nào, một sống hai chết nên sau khi tách phần mật ra, anh Sỹ cầm lá gan cóc ăn. May mắn là không có gì, nhưng một tiếng sau, khi ăn cháo vào thì bị nôn ra hết chứng tỏ độc tố trong gan cóc khá lớn. Hàng xóm biết chuyện mấy hôm sau, liền căn dặn tuyệt đối không được làm dại nữa. Còn sống được ngày nào thì phải cố gắng chứ đừng làm liều.
Trong căn nhà vách lủng lổ chỗ, cái nắng mùa hạ chói chang cứ lùa vào làm rát cả người, 7 con người vẫn cứ ngày ngày ăn rau chủ đạo. Mọi thứ gom góp lại đều dành hết cho anh Sỹ, nhưng đến nay anh ăn cũng không nổi, chỉ uống được ít sữa và nước cầm hơi. Cái nghèo đói, bệnh tật đã và đang vây lấy gia đình anh không một ngày hạnh phúc.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 950: Chị Nguyễn Thị Thủy (vợ anh Sỹ) - thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Điện thoại: 01223.477.371 hoặc 01286.318.726
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Lời khẩn cầu của một thương binh
Những ngày cận Tết Quý Tỵ, ông Nguyễn Hoàng Giang (SN 1964), thương binh hạng 2/4, mất sức lao động 61%, ngụ thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng, đã ôm đơn cầu cứu các cơ quan chức năng về việc chính quyền địa phương hành xử không đúng với gia đình ông.
Theo trình bày của ông Giang cũng như xác nhận của nhiều cán bộ hưu trí và người dân địa phương: Tháng 7/2003, ông được nhà nước xây cho một căn nhà tình nghĩa ở ấp 3, thị trấn Phú Lộc, nhưng nơi đó nằm giữa đồng, không có dân cư, xa trung tâm thị trấn, khó khăn trong đi lại. Năm 2011, chị dâu của ông là bà Nguyễn Thị Nga và người cháu tên là Nguyễn Thanh Tùng (con bà Nga) đã cho ông một phần đất cũng tọa lạc tại ấp 3, thị trấn Phú Lộc (nằm ngay trung tâm thị trấn) và kêu ông về làm nhà ở cho thuận tiện. Phần đất này là của cha ruột ông Giang là ông Nguyễn Ngọc Năng (mất năm 1997) để lại cho vợ chồng bà Nga, đã có giấy tờ Chứng thư cấp quyền sở hữu năm 1969 của chính quyền cũ.
Ông Giang bắc thang trèo rào đón khách vào nhà
Năm 2004, người cháu của ông là Nguyễn Thanh Tùng cũng đã làm hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được UBND thị trấn Phú Lộc xác nhận đủ điều kiện cấp giấy nhưng lại bị ách lại cho đến nay mà không có lý do thỏa đáng.
Sau khi được cho đất, ông Giang làm đơn xin dời nhà và được UBND thị trấn Phú Lộc chấp thuận. Làm nhà xong, ông Giang xin lắp đồng hồ điện, kéo nước sử dụng trong sinh hoạt và đều được chấp thuận. Do phần đất của chị cho ông Giang nằm sát phần đất của huyện cho doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh thuê để làm bãi lên xuống hàng hóa nên ông Giang thỏa thuận và được doanh nghiệp này chấp thuận cho mở đường đi qua phần đất đó để vào nhà cho thuận lợi.
Tuy nhiên, sau khi đã ký hợp đồng kéo điện, kéo nước xong không lâu, chính quyền huyện Thạnh Trị cho rằng ông xây nhà không xin phép, xây nhà sau khi đã có hàng rào (kéo bằng dây thép gai) của bãi lên xuống hàng hóa nên lập biên bản phạt hành chính ông Giang 12,5 triệu đồng. Ông chấp nhận phạt và xin nộp tiền thành nhiều đợt nhưng địa phương không cho, bắt phải nộp một lần. Đồng thời, chỉ đạo ngành điện lực, cấp nước cắt điện, cúp nước không cho gia đình ông Giang sử dụng.
Đồng thời, huyện cũng buộc doanh nghiệp Tuấn Khanh phải rào lại, không cho gia đình người thương binh này đi vào nhà bằng cổng thuận lợi. Ngày 27 Tết Quý Tỵ vừa qua, chính quyền thị trấn mời vợ chồng ông lên làm việc thì ở nhà có người đến dùng dây xích khóa cửa rào, dùng cây sắt hàn chặt cổng rào nhà ông Giang.
Cổng nhà ông Giang bị rào kín suốt từ Tết Nguyên đán đến nay
Trước tình thế đó, ông Giang phải chạy lên cầu cứu UBND tỉnh Sóc Trăng và được một cán bộ Phòng tiếp dân động viên: "Chú cứ về, ủy ban điện thoại xuống huyện yêu cầu có điện nước cho chú sử dụng và mở cổng rào cho chú vào nhà". Thế nhưng khi ông về thì mọi việc vẫn không được giải quyết. Tết cận kề, bàn thờ cha mẹ và người anh là liệt sĩ Nguyễn Hoàng Tư (hy sinh năm 1968) không được hương khói, ông buộc lòng phải chui hàng rào và phá cổng rào để vào nhà. Lúc này chính quyền cho công an đến lập biên bản.
Ông Giang nói: "Ngày tết ông bà mỗi năm một lần, vậy mà địa phương không cho gia đình tôi kéo điện, không cho nước sinh hoạt, thật là xót xa. Vì vậy, ngày giáp tết, chính quyền cho người đến tặng quà tết, tôi mang trả không nhận vì có ý nghĩa gì đâu".
Ngày 27/2, chính quyền địa phương cho lực lượng xuống dùng dây thép gai cột chặt cổng rào, bịt kín cổng không cho gia đình ông Giang vào nhà. Bí đường, gia đình người thương binh này phải bắc thang trèo hàng rào để ra vào nhà.
Ông Lê On, cán bộ hưu trí ở ấp 3, thị trấn Phú Lộc nói: "Thời chống Mỹ, chúng tôi cầm súng đánh kẻ thù. Nhưng khi đứng trước một tên tù binh, chúng tôi không nỡ đánh chúng vì dù sao họ cũng là người. Vậy mà bây giờ, một thương binh như chú Giang, có anh trai là liệt sĩ lại bị chính quyền đối xử như vậy thì thật là bất công. Trong khi đó, cùng lối với chú Giang còn có nhà bà Trúc và ông Ngầu thì hai nhà này tự mở và có lối đi, còn chú Giang được doanh nghiệp đồng ý cho mở thì bị chính quyền xử lý".
Theo ông Lê On, ông Giang có lỗi khi làm nhà không xin phép, chính quyền đã xử phạt hành chính rồi. Hơn nữa, ông Giang làm nhà ngay giữa thị trấn chứ không phải ở nơi xa xôi. Đáng lẽ khi ông Giang làm nhà, chính quyền phải xuống kiểm tra, nếu chưa đúng thủ tục thì hướng dẫn chứ không phải chờ xây xong rồi xuống phạt và gây khó khăn như vậy.
Ông Giang phân trần: "Tôi nghĩ mình đã được cho phép dời nhà tình nghĩa về đây nên khi xây dựng nhà tôi không xin phép. Nếu địa phương giải thích thì tôi phải thực hiện đúng. Cho nên khi xây xong, vào ở rồi mới bị xử phạt, tôi chấp hành chứ không cãi cọ gì. Chỉ xin cho nộp phạt nhiều lần vì nhà nghèo quá thôi".
Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Hoàng Nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị giải thích: "Ông Giang cất nhà không phép trên đất công nên không được kéo điện, nước là đúng qui định của pháp luật. Còn việc rào cổng nhà ông Giang hôm 27 Tết Nguyên đán là do doanh nghiệp Tuấn Khanh thực hiện theo yêu cầu của địa phương".
Khi chúng tôi hỏi có biên bản nào chứng minh đất ông Giang làm nhà là đất công thì ông Nghiệp cho biết: "Sẽ cho bên văn phòng cung cấp đầy đủ hồ sơ". Nhưng hai lần đến Văn phòng UBND huyện Thạnh Trị thì được chỉ qua gặp ông Phó trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng. Hỏi ông này thì ông bảo phải gặp trưởng phòng. Gia đình thương binh Nguyễn Hoàng Giang hiện vẫn cứ ngày ngày trèo thang qua lại hàng rào đội đơn đi kêu cứu mà không biết bao giờ mới được xem xét.
Theo Dantri
Một giáo viên bị lừa 8 triệu đồng thẻ cào Vừa qua, một người dân tại tỉnh Thừa Thiên- Huế tố cáo về việc người này bị một người đàn ông tự xưng nhân viên Viettel ở Hà Nội lừa 8 triệu đồng tiền thẻ cào. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Yến Nhi, giáo viên trường cấp 1, trú tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế. Bà Nhi cho biết,...