Nỗi lo sông “ngoạm” đồng
Từng mét đất bị nước cuốn trôi, lòng sông ngày càng rộng ra trong khi đó đất sản xuất bị thu hẹp lại. Hàng chục hộ dân đang đứng trước nguy cơ mất đất sản xuất, mất đất ở khi sông vẫn tiếp tục “ngoạm” sâu vào bờ.
Hàng chục km bờ sông đang bị sạt lở khiến diện tích đất sản xuất cùa người dân bị thu hẹp lại.
Mấy năm gần đây hàng chục hộ dân bản Lè (xã Châu Quang, Quỳ Hợp, Nghệ An) đứng ngồi không yên trước nguy cơ bị “ly nông” ngay trên quê mình. Không phải bà con tìm được hướng đi mới cho phát triển kinh tế mà do diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp hoặc bị cát vùi lấp không thể sản xuất được. Dòng sông Nậm Tôn trước là nguồn sống của bà con thì nay đang trở thành “tội đồ” khi mỗi năm lại “ngoạm” một phần đất trồng lúa của người dân nơi đây
Gia đình anh Lữ Văn Lý (SN 1965, trú bản Lè) trước có 5 sào lúa, hai vợ chồng làm thuê làm mướn cũng đủ ăn. Nhưng năm qua năm, diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp lại, đến nay hai vợ chồng anh chỉ còn 2 sào đất. Trước hai vợ chồng anh Lý cũng cố sắm cái máy tuốt lúa liên hoàn để phục vụ bà con nhưng giờ cũng phải trùm bạt lại bởi nhiều hàng xóm của anh không còn trồng lúa hoặc trồng diện tích ít, không bõ tiền thuê tuốt.
“Trước đây đất màu mỡ lắm, trồng lúa cũng được năm mấy tạ. Nhưng giờ số thì bị lở xuống sông, số thì bị cát lấp không trồng được lúa mà phải chuyển sang trồng ngô. Mang tiếng là dân nông nghiệp mà phải đong lúa để ăn. Sợ rằng vài năm nữa “ngoạm” hết đồng, nó (sông Nậm Tôn – PV) lở vào tận vườn nhà mất thôi”, anh Lý cho biết.
Số khác lại bị cát bồi lấp không thể trồng lúa mà phải chuyển qua trồng ngô.
Bà Lữ Thị Hương cũng đứng ngồi không yên khi lòng sông ngày càng mở rộng, “lấn” hết vào vườn. Không khỏi lo lắng, bà Hương cho biết: “Trước đây nhà tôi cách bờ sông cả trăm mét nhưng mỗi năm bờ sông cứ lở thêm một một ít, giờ thì lở vào tận vườn rồi, sợ vài năm nữa kéo cả nhà xuống sông. Không hiểu sao mấy năm gần đây tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. Vào mùa lũ, cứ sau mỗi trận mưa lớn lại thấy sông lấn vào bờ cả thước”.
Video đang HOT
Trước tình trạng sông “nuốt” đồng, lấn vào làng, cơ quan chức năng đã có kế hoạch di dời, tái định cư cho người dân yên tâm sinh sống. Tuy nhiên khi triển khai thì không nhận được sự đồng thuận của người dân do chi phí hỗ trợ quá thấp. Anh Lý cho biết: “Nhà tôi 3 gian kiên cố, mới xây dựng xong nhưng khi di dời chỉ được hỗ trợ 20 triệu đồng. Ở đây thì lo mà từng đó tiền thì không đủ để để thuê dỡ nhà và chở đi đến nơi mới. Mà có đồng ý chuyển cũng chưa biết chuyển đi đâu”.
Toàn huyện Quỳ Hợp có tổng chiều dài 46,5km bờ sông; gồm sông Dinh và các nhánh sông Nậm Chỏng, Nậm Tôn, Huổi Tiềm chảy qua các xã Châu Thành, Châu Cường, Châu Quang, Châu Thái. Do ảnh hưởng của mưa lũ nên có đến 24,4km bờ sông bị sạt lở, ảnh hưởng tới 490 hộ dân và 55,7ha đất sản xuất, đất ở.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Hợp, do ảnh hưởng của sạt lở bờ sông Nậm Tôn và sông Dinh, có 94 hộ dân thuộc diện phải di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, do khó khăn từ nhiều phía nên việc di dời các hộ dân này đến nay vẫn chưa thực hiện được. Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Ngọc Bình – Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Hợp cho biết: “Chi phí hỗ trợ mỗi hộ dân thuộc diện di dời 20 triệu đồng là căn cứ theo Quyết định 1776 của Chính phủ. Hiện tại do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng vẫn chưa có nên người dân chưa di dời được”.
Bên cạnh mất đất sản xuất, ông Lý đang đứng trước nỗi lo sạt lở vào vườn nhà.
Chưa đáp ứng được cơ sở hạ tầng tại nơi tái định cư, kinh phí hỗ trợ thấp nên dân chưa đồng ý di dời, bởi vậy chính quyền huyện Quỳ Hợp đang tính đến phương án đầu tư xây bờ kè, ngăn sông sạt lở vào sâu hơn. Hiện tại, do không có kinh phí nên địa phương này đã khảo sát và quyết định lựa chọn một số điểm có nguy cơ sạt lở cao trong số 22km sạt lở hai bên bờ sông Nậm Tôn và sông Dinh để làm bờ kè. “Ngoài ra, chúng tôi đang huy động người dân đóng cọc, trồng tre để hạn chế sạt lở tại các khu vực trọng yếu”, ông Bình cho biết thêm.
Trong khi chính quyền khó khăn về kinh phí triển khai phương án di dời, tái định cư cho các hộ dân thì người dân vẫn phải “nhắm mắt” sống chung với sạt lở. Đất sản xuất bị thu hẹp, đất ở bị đe dọa, hàng chục hộ dân đang ở trong tình trạng đi không nỡ, ở không xong.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bến Tre thu hồi đất cấp sai cho ông Truyền, kiểm điểm cá nhân liên quan
Ngày 22/11, tin từ UBND tỉnh Bến Tre cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định thu hồi thửa đất số 598B5, đường Nguyễn Thị Định (phường Phú Khương, TP Bến Tre) và xử lý các bước tiếp theo đối với ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo đó ngày 19/11, ông Võ Thành Hạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã ký quyết định thu hồi thửa đất trên.
Ông Võ Thành Hạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: "Sau khi thu hồi thửa đất này UBND tỉnh sẽ tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với các cơ quan, cá nhân liên quan về việc cấp nhà, cấp đất cho ông Trần Văn Truyền".
Kết luận của Uỷ ban kiểm tra Trung ương, tháng 12/1992, ông Trần Văn Truyền được Quân khu 9 cấp thửa đất tại lô số 61 thuộc Khu C, địa chỉ 598B5 đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre (nay là TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) do đơn vị Quân y thuộc Tỉnh đội Bến Tre quản lý với diện tích 210 m2 (diện tích trên thực tế là 351 m2). Việc ông Truyền tuy không phải là cán bộ quân đội nhưng được cấp mảnh đất trên là do Tỉnh đội Bến Tre đề nghị với Quân khu 9, trong khi ông Truyền không có đơn đề nghị, không có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác.
Căn nhà đường Lê Quý Đôn, TP Bến Tre
Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Trần Văn Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo Nghị định số 38/CP, ngày 23/8/2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng. Từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình ông Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào.
Thửa đất số 598B5 UBND tỉnh vừa ký quyết định thu hồi
Trong khi chưa giải quyết dứt điểm, thì đến năm 2013, ông Truyền lại có đơn xin xây nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
Lòng dân bất bình về khối tài sản của ông Truyền
Trong 6 căn nhà của ông Truyền thì chỉ tính tiêng tại Bến Tre ông có 2 căn nhà và 1 căn biệt thự bề thế. Ngoài thửa đất 598B5 thì năm 2002 UBND tỉnh cho ông Truyền thuê căn nhà số 6 đường Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre. Trước khi ông Truyền nhận nhà thì Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng.
Tài sản "khủng" nhất là căn biệt thự bề thế ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre với diện tích 16.500 m2. Ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng ấp 3, xã Sơn Đông cho biết: "Năm 2010 con ông Truyền tên Trần Hoàng Anh là cán bộ công an tỉnh đến đây mua 8 thửa đất của 4 hộ dân với tổng diện tích 16.500 m2 để xây dựng căn biệt thự này". Theo ông Nhân, giá mua bán đất khi đó không biết bao nhiêu nhưng giá thị trường khoảng 1 tỷ/1.000 m2 vì ở ngay mặt tiền, gần trung tâm thành phố. Theo nhiều người dân địa phương chỉ tính riêng khu đất có giá hàng chục tỷ đồng. Khi ông Truyền xây dựng nhà, hàng rào bao bọc xung quanh thì người con rể của ông Truyền mới đây cũng mua thửa đất giáp ranh nối đuôi phía sau với khoảng 15.000 m2.
Căn biệt thự "siêu khủng" của ông Trần Văn Truyền
Cạnh căn biệt thự "siêu khủng" này là căn nhà lá lụp xụp do người người phụ nữ tên Hạnh ở để trông coi nhà giúp người bà con. Bà Hạnh cho biết: "Tôi không có chỗ ở nên đến đây ở và trông nhà giúp cho người bà con. Căn biệt thự kế bên xây khá lâu tôi chỉ ở bên ngoài nhìn thôi chứ chưa có dịp vào bên trong coi như thế nào".
Ông Trần Văn Dũng, 74 tuổi (Cựu chiến binh, cán bộ về hưu - PV) ngụ tại phường 3, TP Bến Tre cho biết: "Thời gian gần đây cán bộ về hưu rất quan tâm đến vấn đề tài sản của ông Trần Văn Truyền. Nhiều người rất bất bình vì cán bộ cao cấp về hưu có tài sản, biệt thự khủng trong khi đó người dân xung quanh thì nghèo, đời sống kinh tế khó khăn. Khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có kết luận nhiều người rất hoan nghênh vì có như vậy mới tạo lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, khi giao cho tỉnh xử lý thì chắc chắn có sự nể nang vì hầu hết các bộ đương chức bây giờ là cấp dưới của ông Truyền ngày xưa".
Theo ông Dũng, vấn đề sắp tới là sẽ xử lý như thế nào về khối tài sản, về mặt Đảng đối với ông Trần Văn Truyền để tạo lòng tin trong nhân dân, tránh trường hợp "phủ bênh phủ, huyện bênh huyện".
Minh Giang
Theo Dantri
Lão nông gần 80 tuổi mòn mỏi "chờ" được thi hành án...trong nỗi uất ức Đất của ông Thành được nhà nước cấp cho bà Nghệ. Bà Nghệ bán đất cho ông Luân. Vợ chồng ông Luân lại bỏ hoang một thời gian dài. Năm 1992, Nhà nước lại giải quyết đất cho ông Thành sử dụng. 12 năm sau, vợ chồng ông Luân xuất hiện đòi lại đất. Theo trình bày của ông Quách Văn Thành (SN...