Nỗi lo phía sau đà tăng trên 80% của mã TNG
Cổ phiếu TNG (của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG) đã bật tăng 83% trong 10 phiên gần đây, mức tăng tốt nhất thị trường trong nhịp hồi phục vừa qua, bất chấp thông tin lợi nhuận kém tích cực.
Lợi nhuận suy giảm, cổ phiếu vẫn tăng mạnh
TNG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I, với doanh thu 773,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 33,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 4,12% và 10% so với cùng kỳ ngoái.
Công ty cho biết, trong tháng 2, nguyên phụ liệu nhập khẩu bị chậm nên thời gian giao hàng bị giãn, dẫn đến không đạt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
iểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính quý I của TNG là, trong khi doanh thu giảm thì khoản phải thu ngắn hạn tăng rất mạnh.
Tính tới 31/3/2020, TNG có 503,8 tỷ đồng khoản phải thu, tăng 38,37% so với đầu năm và chiếm 14,7% tổng tài sản.
Công ty không thuyết minh khoản mục này phát sinh do yếu tố nào, tuy nhiên việc tăng mạnh của khoản phải thu trong khi doanh thu giảm cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp bị đối tác chiếm dụng vốn.
Tồn kho đến cuối tháng 3 của TNG cũng tăng mạnh 31% so với đầu năm, lên tới 1.124 tỷ đồng, chiếm 32,8% tổng nguồn vốn.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tồn kho tăng thêm tổng cộng 263,6 tỷ đồng, trong đó thành phẩm tăng 164,7 tỷ đồng, nguyên liệu và vật liệu tăng 75,7 tỷ đồng, chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang tăng 48,2 tỷ đồng.
Có thể thấy, nguyên nhân tồn kho tăng là thành phẩm tiêu thụ gặp khó, bên cạnh việc nguyên liệu và vật liệu tích trữ gia tăng.
Tồn kho và khoản phải thu gia tăng đã tác động tiêu cực tới dòng tiền của Công ty. Dòng tiền hoạt động kinh doanh chính quý I ghi nhận âm 287,1 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái âm 150,8 tỷ đồng.
TNG đã huy động dòng tiền tài chính là 322,4 tỷ đồng, chủ yếu là đi vay để bù đắp việc thiếu hụt dòng tiền, cũng như trả cổ tức 52,2 tỷ đồng cho cổ đông. Chính vì vậy, lượng tiền mặt tại quỹ suy giảm đáng kể, từ 172,7 tỷ đồng đầu năm xuống 97,3 tỷ đồng cuối quý I.
Video đang HOT
Trong bối cảnh kinh doanh kém khả quan, vì sao giá cổ phiếu TNG lại có sự thăng hoa tới như vậy?
iều này có thể lý giải là xuất phát từ kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc TNG sớm khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh khi dịch bệnh Covid-19 có những dấu hiệu dần được kiểm soát trên toàn cầu, khi châu Âu và Mỹ, hai tâm dịch công bố số liệu người nhiễm mới giảm mạnh. ây cũng là những thị trường xuất khẩu chính của TNG.
Bên cạnh đó, việc Hiệp định thương mại Việt Nam – EU kỳ vọng được chính thức áp dụng vào tháng 7 tới cũng được nhìn nhận đang mở ra cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có TNG.
Ngoài yếu tố triển vọng ngành, còn một yếu tố được nhà đầu tư đánh giá tích cực hơn ở TNG, xuất phát từ chính đặc điểm vay nợ lớn của Công ty.
Tính tới ngày 31/3/2019, Công ty có tổng nợ phải trả là 1.974,3 tỷ đồng, chiếm 57,6% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp; trong đó, nợ dài hạn là 563,3 tỷ đồng. Gần đây, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại thực hiện hạ lãi suất, giãn nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19. Với chính sách này, nhà đầu tư kỳ vọng, áp lực chi phí lãi vay của TNG sẽ giảm đáng kể so với 2019, từ đó giúp lợi nhuận khởi sắc.
Kịch bản ứng phó của TNG
Có 2 vấn đề khó khăn mà TNG phải cấp thiết xử lý. Thứ nhất là áp lực chi phí tài chính do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ vay cao.
Hiện tỷ lệ nợ vay của TNG là 57,6%, cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành như May Sông Hồng (19,2%), Dệt may ầu tư Thương mại Thành Công (34,2%).
Khoản vay hiện nay lên tới 2.000 tỷ đồng. Thứ hai là áp lực dòng tiền khi doanh nghiệp có dấu hiệu bị đối tác chiếm dụng vốn, tồn kho tăng, trong khi lượng tiền mặt còn tương đối thấp.
Trao đổi với ầu tư Chứng khoán về những thách thức này, đại diện TNG cho biết, Công ty nhận thức rất rõ và đã triển khai một loạt giải pháp để ứng phó.
Trước hết, Công ty tạm ngừng toàn bộ các hoạt động đầu tư, tập trung duy trì ổn định sản xuất – kinh doanh.
ể giảm phần hụt các đơn hàng dệt may, ngay từ tháng 2, TNG đã triển khai sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn. Ngoài tiêu thụ trong nước, từ tháng 3 Công ty đã bắt đầu xuất khẩu. ồng thời, Công ty sản xuất bộ đồ phòng dịch y tế, đang chuẩn bị các thủ tục để xuất khẩu sang Mỹ.
Trong quý I, do hàng tồn thành phẩm chưa giao được cho khách hàng do hạn chế bay và vận chuyển, đã làm giảm doanh thu 4%.
Tuy nhiên, đây là đơn hàng gia công theo nhãn mác của đối tác nước ngoài, đã có hợp đồng, đối tác sẽ nhận bàn giao trở lại khi hết giãn cách xã hội, nên TNG không chịu ảnh hưởng giảm giá hàng tồn kho.
Về việc chậm thanh toán của các đối tác, bạn hàng, TNG cho rằng đây là điều bất khả kháng trong kinh doanh, bản thân Công ty cũng đã có công văn xin giãn thời gian thanh toán với các nhà cung cấp dịch vụ 3 tháng.
Vũ Duy Bắc
Cổ phiếu dệt may: Một tuần bứt phá mặc cho áp lực từ COVID-19, TNG và MSH góp mặt vào top với mức tăng trên 24%
Đáng chú ý cổ phiếu dệt may có một tuần tăng điểm khá tốt, đặc biệt hai mã TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG và MSH của May Sông Hồng góp mặt vào Top tăng điểm của 2 thị trường, lần lượt đạt tỷ lệ tăng 31,5% và hơn 24% thị giá.
Tuần giao dịch 6-10/4/2020, thị trường hồi phục mạnh mẽ với mức thanh khoản được cải thiện so với tuần trước. Hầu hết các ngành đều hồi phục mặc dù vẫn còn chịu áp lực trước COVID-19. Trong đó, đáng chú ý cổ phiếu dệt may có một tuần tăng điểm khá tốt với hầu hết các mã đều tăng trưởng, thậm chí kịch trần.
Giữa áp lực cực kỳ lớn từ COVID-19, tuần xanh điểm của cổ phiếu dệt may có thể gọi là bứt phá, đặc biệt hai mã TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG và MSH của May Sông Hồng góp mặt vào Top tăng điểm của 2 thị trường, lần lượt đạt tỷ lệ tăng 31,5% và hơn 24% thị giá.
Về TNG, tuần giao dịch qua Công ty đạt 4 phiên tăng trần liên tiếp, thị giá theo đó tăng từ mức 8.900 đồng/cp (3/4) lên 11.700 đồng/cp (chốt phiên 10/4). Khối lượng giao dịch tăng mạnh, trong đó cổ đông lớn Trần Cảnh Thông đã mua vào 786.000 cổ phiếu TNG thông qua 2 đợt giao dịch. Chủ tịch Nguyễn Văn Thời cũng mua vào 1 triệu cổ phiếu Công ty.
Chiều ngược lại, Asam Vietnam Mezzanine Focus Hedge Fund 1 đăng ký bán ra hơn 3 triệu cổ phiếu TNG, thời gian thực hiện từ 25/3-23/4/2020 thông qua phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, mục tiêu thay đổi danh mục đầu tư.
Về kinh doanh, quý 1/2020 TNG đạt tổng doanh thu tiêu thụ 773 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trong nước và trên toàn thế giới. Khách hàng đã thỏa thuận với TNG tạm giãn thời gian giao hàng nên doanh thu xuất khẩu giảm 5%. Nếu xuất hết 400.000 sản phẩm đã sản xuất với giá trị 2,1 triệu USD thì doanh thu xuất khẩu tăng 1,3% so với cùng kỳ.
Ngược lại, trong bối cảnh đại dịch bùng phát, TNG đã sản xuất khẩu trang kháng khuẩn phục vụ chống dịch đã giúp doanh thu tiêu thụ nội địa trong quý vừa qua đạt 63,3 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Công ty cũng đã nghiên cứu và sản xuất thành công Bộ quần áo bảo hộ y tế phòng dịch trong cuộc chiến phòng chống COVID-19. Hiện năng lực sản xuất của TNG đáp ứng được 100.000 bộ/ngày và mặt hàng này còn mở ra hướng xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Giao dịch TNG.
Cũng bật tăng trần 2 phiên cuối tuần, MSH của May Sông Hồng kết thúc tuần giao dịch tại mức 29.500 đồng/cp, tăng hơn 24% so với con số đầu tuần.
Thời gian đầu bùng phát dịch vào tháng 2, là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm có thâm niên 20 năm tại Việt Nam, May Sông Hồng (MSH) trong cuộc thảo luận ngắn với SSI Research mới đây đã xác nhận việc sản xuất vẫn đang diễn ra bình thường vì công ty có đầy đủ hàng tồn kho để sản xuất trong quý 1/2020.
Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Công ty cho rằng có khả năng thiếu hụt hàng tồn kho trong quý 2/2020. Mặt khác, khả năng MSH chuyển sang nhập nguyên liệu từ nước khác ngoài Trung Quốc là rất thấp. Mặc dù việc sản xuất ở Trung Quốc bị gián đoạn có thể gây ra sự thiếu hụt nguyên liệu, MSH tin rằng các nhà cung cấp sẽ không lợi dụng sự kiện này để tăng giá nhờ mối quan hệ kinh doanh lâu dài và uy tín của Công ty.
Năm 2019, doanh thu MSH tăng 12% lên 4.412 tỷ đồng, nguyên nhân do Công ty tiếp tục dịch chuyển sản xuất sang mảng FOB. Lợi nhuận tăng 22% lên 450 tỷ đồng. Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, kế hoạch năm 2020 theo MSH chia sẻ có thể được điều chỉnh.
Giao dịch MSH.
Cùng với đó, cổ phiếu VGT của Tập đoàn dệt may Vinatex cùng các đơn vị thuộc hệ thống tuần qua cũng đồng loạt tăng điểm tương đối, hiện phía Tập đoàn đang đẩy mạnh sản xuất khẩu trang nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời đáp ứng các đơn hàng từ thị trường nước ngoài.
Mới đây, Tập đoàn chính thức ra mắt dòng khẩu trang vải kháng giọt bắn - kháng khuẩn 3 lớp. Tính chung tháng 2-3/2020 Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên đã phát triển hai dòng khẩu trang vải phòng dịch trong cộng đồng. Số lượng cung ứng cho thị trường nội địa cho đến ngày 9/4/2020 là 60 triệu chiếc. Đến nay, Vinatex đã tổ chức năng lực sản xuất để có thể đạt tới 100 triệu khẩu trang/tháng, phục vụ lâu dài công tác phòng chống dịch trong nước và nước ngoài.
Giao dịch VGT.
Đặc biệt May 10, Công ty đang lắp đặt dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế song song với sản xuất khẩu trang vải. Có đối tác lớn đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế của May 10, dự kiến giao từ tháng 7/2020 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu Tổng Công ty trong năm nay).
Ngoài ra, còn có một số đối tác đặt mua 20 triệu khẩu trang vải giao trong 6 tuần và 1 đối tác đã nhận 2 triệu khẩu trang vải, tiếp tục đặt 06 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Ngày 15/4 tới đây, May 10 sẽ ra mắt thương hiệu khẩu trang M10 Pro, Tổng Công ty cũng đang sản xuất các bộ đồ phòng chống dịch.
Thông tin tích cực khiến cổ phiếu M10 tăng trần lên 24.900 đồng/cp. Từ tín hiệu này, có thể thấy dịch COVID-19 mặc dù khiến ngành dệt may giảm sút mạnh đơn hàng hiện hữu, tuy nhiên cũng mang lại cơ hội mới từ mặt hàng khẩu trang - không chỉ nội địa mà còn hướng ra thế giới, đặc biệt các nước châu Âu giữa khủng hoảng thiếu khẩu trang trầm trọng do dịch.
Tri Túc
Tháng 1, TNG đạt 259 tỷ đồng doanh thu CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG - sàn HNX) vừa công bố Báo cáo tài chính tháng 1/2020 với doanh thu gần 259 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 13 tỷ đồng, giảm hơn 33%. Theo chia sẻ của Công ty, doanh thu và lợi nhuận tháng 1 sụt giảm mạnh so...