Nỗi lo đuối nước ở trẻ em khi vào hè
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày vừa qua liên tục tiếp nhận những ca bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng.
Các bệnh nhi đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn…
Bệnh nhi đầu tiên là bé H.T (nam, 2 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện ngày 22/4. Trong lúc mẹ bận làm việc, bé H.T đã chạy sang nhà hàng xóm chơi và không may ngã xuống hồ cá Koi sâu 1,2 mét không có rào chắn xung quanh.
Theo camera ghi nhận sau khoảng 8 phút ngã xuống bể cá, bé mới được phát hiện và đưa lên bờ trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở.
Ngay lập tức, gia đình đã hô hoán mọi người giúp đỡ và được các nhân viên y tế của trạm y tế gần nhà đến sơ cấp cứu tại chỗ. Sau 10 phút, H.T có tim trở lại và được đưa đến bệnh viện huyện cách đó 5 km. Lúc này, trẻ có nhịp tim, nhịp thở nhưng không tỉnh, lơ mơ. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu ban đầu, đặt nội khí quản kiểm soát đường hô hấp và chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê sau ngừng tuần hoàn.
Hai trường hợp tiếp theo được Bệnh viện tiếp nhận là bé N.K (nữ, 12 tuổi, ở Hà Nội) và bé A.T (nam, 11 tuổi, ở Mộc Châu). Hoàn cảnh gặp nạn của 2 trẻ khá giống nhau, qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết trong lúc trẻ đi tắm ở ao, suối cùng các bạn thì bị đuối nước.
Trẻ được mọi người xung quanh đưa lên bờ trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở và được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Cả hai trẻ đều được người dân dốc ngược và chạy khoảng 2 vòng nhỏ theo thói quen dân gian.
Sau 15 phút cấp cứu ngừng tim ngừng thở, trẻ có tim và nhịp thở trở lại, trẻ được đưa vào viện địa phương xử trí ban đầu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, vẫn trong tình trạng đồng tử giãn, hôn mê sâu.
Video đang HOT
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương: Các bệnh nhi đuối nước nhập viện thường trong 2 tình trạng chính là suy đa cơ quan do hậu quả sau ngừng tim hoặc tổn thương phổi nặng – hội chứng suy hô hấp cấp do tổn thương hít.
Cả 3 bệnh nhi này đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn và được áp dụng các biện pháp điều trị như: hỗ trợ chức nặng đa tạng, lọc máu liên tục khi có suy thận, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy, sử dụng các thuốc trợ tim, hạ thận nhiệt bảo vệ não. Tùy vào bệnh cảnh lâm sàng của mỗi bệnh nhi mà các biện pháp được áp dụng linh hoạt, cá thể hóa…
Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhi N.K và A.T đã tỉnh, tự thở và có thể ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, trẻ cần phải tiếp tục theo dõi lâu dài vì các di chứng thần kinh vẫn có thể xảy ra.
Trường hợp bé H.T, do tiên lượng nặng nề nên hiện tại vẫn đang trong giai đoạn hạ nhiệt độ bảo vệ não, theo dõi chặt chẽ, kiểm soát chức năng cơ quan và sẽ có kế hoạch đánh giá mức độ tỉnh, chức năng thần kinh toàn diện khi trẻ qua giai đoạn nặng…
Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi… chưa đảm bảo điều kiện an toàn, vì thế cha mẹ và gia đình cần đặc biệt quan tâm để bảo đảm an toàn cho trẻ.
Dạy bơi cho thanh, thiếu niên tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao thành phố Nam Định. Ảnh minh họa: Nguyễn Lành (TTXVN)
Để kịp thời hạn chế tối đa đuối nước và cấp cứu sai cách cho trẻ đuối nước, các bác sĩ lưu ý:
Các xô, chậu, chum chứa nước phải được đậy nắp, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ vì nhiều em bé có thể bị đuối nước do ngã vào xô chứa nước.
Ao, hồ, giếng khơi cần có rào chắn, đảm bảo trẻ nhỏ không thể tự ý đi vào.
Các khu vực bơi công cộng phải thiết kế độ sâu phù hợp với lứa tuổi, có đầy đủ phương tiện cứu hộ, cấp cứu và được giám sát bởi nhân viên cứu hộ được huấn luyện về các kỹ thuật cứu hộ.
Người chăm sóc trẻ luôn để ý, quản lý, giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Giáo dục kiến thức, kỹ năng (cho trẻ từ lớp 1) phòng, chống đuối nước và dạy trẻ bơi an toàn.
Giáo dục, hướng dẫn cho trẻ lớn nhận biết các nơi nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra đuối nước, không tự ý tắm, chơi đùa ở những nơi có vùng nước nguy hiểm, không đùa nhau khi bơi.
Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp sơ cấp cứu đuối nước đúng cách cho người dân.
Tổ chức các lớp tập huấn cấp cứu cơ bản cho cộng đồng, tiến tới thay đổi thực hành, tránh những động tác sai khi cấp cứu.
Ngộ độc thịt cóc, 2 trẻ tử vong
Các em tự làm thịt cóc ăn ở nhà và sau đó bị ngộ độc. Khi người nhà phát hiện, đưa đến bệnh viện thì tình trạng đã rất nặng.
Chiều 11/1, thông tin từ UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, Trung tâm y tế huyện vừa tiếp nhận điều trị 3 trẻ em bị ngộ độc do ăn thịt cóc trong tình trạng nặng. Sau đó, 2 em đã tử vong, 1 em được chuyển lên tuyến trên cấp cứu.
Số cóc còn lại do trẻ em bắt, tự làm thịt ăn dẫn đến ngộ độc.
Cụ thể, vào lúc 12h cùng ngày, Khoa hồi sức cấp cứu (Trung tâm y tế huyện Chư Sê) tiếp nhận 3 trường hợp trẻ em bị ngộ độc thịt cóc gồm: Siu Nari (SN 2013), Siu Hoài (SN 2020), Siu Thơm (SN 2018), cùng trú thôn Tào Roong, xã Ia Pal, huyện Chư Sê.
Trong đó, bệnh nhân Siu Nari nhập viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp, đồng tử giãn tối đa, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Sau 30 phút hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, các bác sĩ xác định nạn nhân đã tử vong.
Bệnh nhân Siu Hoài nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tăng tiết đờm giải, nhịp tim 40 lần/phút, mạch nhẹ, SPO2 68%. Sau 15 phút hồi sức tích cực, bệnh nhân tình trạng không cải thiện nên được các bác sĩ hồi sức, chuyển lên tuyến trên nhưng sau đó đã tử vong.
Bệnh nhân Siu Thơm nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nôn nhiều, nhịp tim 115 lần/phút, mạch 110 lần/phút, SPO2 93%. Các bác sĩ đã cấp cứu ban đầu và chuyển đến Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp tục điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán, 3 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn thịt cóc.
Theo lời khai người nhà, khoảng 10h cùng ngày, các trẻ tự làm, chế biến thịt cóc ăn cùng với nhau. Đến khoảng 11h30, người nhà phát hiện trẻ nằm bất động trên nền nhà nên đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm y tế huyện Chư Sê đã cử lực lượng giám sát, xác minh, nắm bắt tình hình và tuyên truyền cho người dân thôn Tào Roong, xã Ia Pal, tránh gây hoang mang cho dư luận tại địa phương.
Quảng Trị: 2 anh em ruột đuối nước tử vong ở ao nước trong vườn nhà Một sự việc đau lòng vừa xảy ra ở Quảng Trị đêm qua khi 2 anh em ruột ở xã Vĩnh Lâm (H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) đuối nước ở ao nước trong vườn nhà. Ngày 27.4, UBND xã Vĩnh Lâm cho biết chính quyền đang cùng gia đình, bà con tổ chức hậu sự cho 2 anh em ruột tử vong vì đuối...