Nỗi lo của ngư dân khi cửa biển Lạch Vạn bị bồi lấp
Những năm gần đây, cửa biển Lạch Vạn ( huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) bị bồi lấp nghiêm trọng, tàu cá của ngư dân địa phương rất khó khăn khi ra vào.
Thực tế, đã có nhiều phương tiện bị mắc cạn khi vào cửa lạch nhập hải sản, trong đó có những phương tiện bị sóng đán.h chìm, hư hỏng nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho nhân dân. Nạo vét cửa biển Lạch Vạn cho tàu cá ra vào thuận lợi hơn là mong muốn chính đáng của ngư dân địa phương.
Tàu cá của ngư dân huyện Diễn Châu mắc cạn ở cửa biển Lạch Vạn. Ảnh: Viết Lam
Nằm trong số 6 cửa biển quan trọng của tỉnh Nghệ An, mỗi ngày cửa biển Lạch Vạn đón hàng trăm lượt tàu cá của địa phương và các nơi khác ra vào. Ở khu vực cửa biển có cảng cá, một số cơ sở dịch vụ hậu cần, hỗ trợ quá trình bám biển khai thác hải sản, tiêu thụ sản phẩm ngư nghiệp cho bà con ngư dân. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, cửa biển Lạch Vạn bị phù sa từ sông Bùng chảy xuống gây bồi lấp, hình thành những dải cát khiến lòng lạch bị cạn, dòng chảy thay đổi. Chủ của những tàu cỡ nhỏ và vừa phải tính toán, chờ thời điểm thủy triều dâng cao mới dám cho phương tiện ra vào cửa lạch. Còn những tàu cá cỡ lớn của ngư dân địa phương đều phải neo đậu ngoài xa rồi dùng thuyền nhỏ để trung chuyển hải sản vào cảng cá. Nhiều tàu cá khác của ngư dân sinh sống hai bên cửa biển Lạch Vạn đã chọn phương án vào các cảng cá khác để neo đậu, bốc dỡ hàng hóa.
Tuy nhiên, dù theo phương án nào, thì họ đều phải tăng thêm một khoản chi phí không nhỏ trong mỗi chuyến đi biển vất vả nhưng thu nhập bấp bênh. Cũng do lo ngại chi phí tăng cao, nhiều ngư dân biết nguy cơ tàu mắc cạn nhưng vẫn mạo hiểm cho phương tiện vào cửa biển Lạch Vạn để bốc dỡ hải sản. Theo đó, các thuyền trưởng sẽ chọn thời điểm thủy triều đạt đỉnh, sử dụng kinh nghiệm để lái tàu đi theo luồng vào sâu trong cửa lạch, tiếp cận cảng cá. Thế nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ, cộng với sự bất lợi về thời tiết, tàu cá có nguy cơ mắc cạn trên những dải cát. Theo thống kê của chính quyền huyện Diễn Châu, trung bình mỗi năm có 6-7 tàu cá của ngư dân các xã: Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Kim, Diễn Thành… bị mắc cạn trong khi vào cửa biển Lạch Vạn, trong số đó có những chủ tàu bị thiệt hại nặng nề. Chỉ tính từ tháng 10/2024 đến nay, đã có 3 tàu cá gặp nạn khi đang trên đường từ biển vào cửa Lạch Vạn để bán hải sản.
Video đang HOT
Mới đây nhất, rạng sáng 4/11, tàu cá NA3740TS, công suất hơn 140CV, chiều dài gần 14m của ông Đặng Văn Hải, xóm Đông Lộc, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, trong quá trình vào cửa biển Lạch Vạn đã gặp sóng to, gió lớn nên bị xô dạt vào dải cát và mắc cạn. Ngay khi gặp nạn, các thuyền viên đã nhanh chóng báo tin cho chính quyền địa phương, đoàn viên trong Nghiệp đoàn Nghề cá xã Diễn Ngọc đến hỗ trợ, giúp sức đưa phương tiện ra khỏi vị trí bị nạn. Cùng với sức người, chủ tàu đã thuê thêm 2 máy xúc, máy kéo để tham gia giải cứu phương tiện. Nhưng trong điều kiện sức gió quá mạnh, sóng lớn nên đến khoảng 6 giờ cùng ngày, phần đáy thuyền bị lún sâu, chôn chặt trong cát. Sau nhiều nỗ lực, bằng kinh nghiệm, ông Đặng Văn Hải đã nhận định không thể cứu được tàu, phương tiện sẽ bị chìm, sóng đán.h vỡ khi thủy triều đạt đỉnh. Sau đó, ông Hải đành chấp nhận đưa ra quyết định tháo dỡ toàn bộ máy móc và vận chuyển ngư lưới cụ, các vật dụng ra khỏi phương tiện để giảm phần nào thiệt hại. Sự việc đáng tiếc đã khiến gia đình ngư dân mất tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng và gặp muôn vàn khó khăn trong phát triển kinh tế.
Không thể “giải cứu” được tàu bị mắc cạn, ông Đặng Văn Hải buộc phải phá dỡ phương tiện và tháo máy móc để giảm thiểu thiệt hại. Ảnh: Viết Lam
Từ những bất cập, ngư dân có tàu thuyền thường xuyên ra vào neo đậu tại cửa biển Lạch Vạn đã nhiều lần kiến nghị các cấp, các ngành bố trí nguồn vốn để nạo vét. Nếu nguyện vọng trên được đáp ứng, bà con sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để yên tâm bám biển phát triển kinh tế. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Bích cho biết: “Các phương tiện bị hư hỏng ở các mức độ khác nhau, có một số ngư dân trở nên “trắng tay” do tàu cá mắc cạn, giải cứu không thành công, bị sóng biển phá hỏng hoàn toàn.
Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên, các ngành chức năng xem xét, sớm nạo vét và xây bờ kè kiên cố hai bên cửa lạch để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân bám biển, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp”.
Việc các cảng cá, luồng lạch ở khu vực biên giới biển tỉnh Nghệ An, trong đó có cửa biển Lạch Vạn bị bồi lấp nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân. Cùng với đó, việc triển khai nhiệm vụ phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cũng gặp nhiều trở ngại. Thể hiện rõ nét nhất là công tác tiếp cận tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân còn gặp khó khăn, việc truy xuất nguồn gốc hải sản cũng là một thách thức lớn.
Nạo vét cửa biển Lạch Vạn là nhu cầu rất cấp bách đối với ngư dân địa phương, tuy nhiên dự án đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, triển khai một cách căn cơ… Bởi theo ngư dân có kinh nghiệm tại địa phương, nếu chỉ nạo vét thông thường thì chỉ được một vài năm là tình trạng bồi lắng lại trở về như cũ. Trên cơ sở đó, nhân dân và chính quyền huyện Diễn Châu kiến nghị các ngành Trung ương và tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư nạo vét cửa biển Lạch Vạn kết hợp nâng cấp cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Tiềm ẩn nguy cơ ta.i nạ.n từ bè mảng cản trở giao thông tại cửa biển Lạch Vạn
Việc các phương tiện bè mảng neo, đậu, hoạt động ở các cửa sông, cửa lạch, trên các luồng tuyến ra vào cửa biển gây cản trở việc lưu thông của các tàu, thuyền có công suất lớn; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ va chạm, ta.i nạ.n đường thủy.
Nhiều điểm neo đậu bè mảng ở vị trí gần giữa lòng sông trên sông Lạch Vạn (huyện Diễn Châu, Nghệ An) gây cản trở giao thông và rất dễ xảy ra va chạm với các loại tàu, thuyền lưu thông qua. Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN
Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có 20 km đường bờ biển với 8 xã ven biển, bãi ngang. Địa phương hiện có hơn 500 bè mảng chuyên đán.h bắt các loại hải sản vùng lộng, gần bờ hoặc trên các sông, luồng lạch. Theo quy định, bè mảng không nằm trong danh mục phương tiện bị cấm hành nghề trên biển. Tuy nhiên, việc các phương tiện bè mảng neo, đậu, hoạt động ở các cửa sông, cửa lạch, trên các luồng tuyến ra vào cửa biển gây cản trở việc lưu thông của các tàu, thuyền có công suất lớn; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ va chạm, ta.i nạ.n đường thủy.
Cửa biển Lạch Vạn (thuộc địa phận 2 xã Diễn Kim, Diễn Thành, huyện Diễn Châu) là một trong 6 cửa lạch lớn của tỉnh Nghệ An. Mỗi ngày, tại cửa biển Lạch Vạn có hàng trăm lượt phương tiện tàu, thuyền đán.h cá của ngư dân các xã: Diễn Ngọc, Diễn Thành, Diễn Bích... qua lại.
Tuy nhiên, khu vực này thường xuyên có nhiều bè mảng neo đậu hoặc vận hành hết công suất để "cào lưới" ngay trên luồng tuyến lưu thông, gây cản trở các loại tàu, thuyền ra vào cửa lạch.
Đặc biệt khi thủy triều xuống thấp, cửa biển Lạch Vạn trở nên nhỏ hẹp. Khi đó, các bè mảng neo đậu, hoạt động tại khu vực này trở thành chướng ngại vật, gây cản trở lưu thông, khiến các loại phương tiện có công suất lớn khi di chuyển phải thận trọng quan sát, giảm vận tốc để né tránh. Vào những ngày bè mảng hoạt động trên cửa biển Lạch Vạn với số lượng lớn, các tàu, thuyền có công suất lớn di chuyển trên cửa biển này phải có người đứng trên mũi tàu để hô hoán cho những người điều khiển bè mảng kịp di chuyển khỏi luồng tuyến của phương tiện. Vào ban đêm, nguy cơ va chạm giữa các phương tiện tàu, thuyền với bè mảng càng lớn.
Ngư dân Vũ Đình Năm (xóm Hải Nam, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, chủ phương tiện tàu cá có công suất lớn chuyên đán.h bắt xa bờ) cho biết, cửa biển Lạch Vạn nhiều năm qua bồi lắng mạnh, hai bên cửa lạch là những doi cát rộng, khi có gió biển thổi mạnh thì việc ra, vào lạch gặp nhiều khó khăn. Tàu, thuyền vừa phải đi đúng luồng tuyến để không bị mắc cạn, vừa phải tránh các bè mảng neo đậu, hoạt động "hỗn loạn" trên cửa lạch.
Không chỉ khu vực cửa biển Lạch Vạn, trên các tuyến sông lớn như sông Diễn Ngọc, Diễn Kim cũng diễn ra tình trạng tương tự. Các con sông này là nơi neo đậu tàu, thuyền của ngư dân các xã Diễn Ngọc, Diễn Thành, Diễn Kim, Diễn Bích và là những tuyến đường thủy đấu nối với cửa biển Lạch Vạn. Ngoài việc "tự tung tự tác" trong hoạt động khai thác, chủ các bè mảng còn tự ý đóng hệ thống cọc tạo thành các điểm neo đậu phương tiện ở nhiều vị trí trên các sông. Thực tế này đã diễn ra từ nhiều năm qua, gây cản trở luồng tuyến, ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông đường thủy và dễ xảy ra va chạm với các loại tàu, thuyền lưu thông qua nơi này.
Ngư dân Phạm Tuấn (xóm Chiến Thắng, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu) cho biết, trên sông nước, đối với các tàu, thuyền có công suất lớn, việc tránh né nhau giữa các phương tiện diễn ra chậm, cần nhiều thời gian, khoảng cách lớn, không gian rộng và thao tác xử lý cũng phức tạp. Do vậy, mỗi khi lưu thông trên sông Lạch Vạn để ra khơi hoặc di chuyển tàu thuyền cập cảng cá Lạch Vạn, ngư dân rất lo sợ khi đi qua những vùng, khu vực có nhiều bè mảng neo đậu, hoạt động. Nếu không chú ý quan sát, làm chủ tốc độ thì nguy cơ xảy ra va chạm với các bè mảng là rất cao.
Theo chính quyền địa phương các xã Diễn Kim, Diễn Bích, Diễn Thành, Diễn Ngọc, những năm qua, công tác tuyên truyền về an toàn giao thông đường thủy, khuyến cáo các chủ phương tiện bè mảng khai thác, hoạt động, neo đậu đúng khu vực, luồng tuyến đã được triển khai nhưng thực hiện chưa thường xuyên, sâu rộng. Đối với hành vi khai thác nơi cửa biển, làm điểm neo đậu trên các sông, lạch, chính quyền địa phương chưa có chế tài xử lý phù hợp mà chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, chưa có tính răn đe nên sự việc vẫn tái diễn.
Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy; tạo điều kiện giúp ngư dân lưu thông trên các sông, luồng lạch, cửa biển thuận lợi, dễ dàng, chính quyền các xã ven biển huyện Diễn Châu cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến ngư dân, đặc biệt là các chủ bè mảng. Ngành Thủy sản, các cơ quan, đơn vị chức năng cần chung tay cùng địa phương trong việc ra quân giải tỏa các điểm neo đậu bè mảng gây cản trở trên sông, luồng lạch; đồng thời, trên cơ sở khảo sát lập các điểm neo đậu mới an toàn, đúng quy định.
Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển Trong lúc đán.h bắt trên biển, một tàu cá không may bị sóng đán.h chìm, 5 thuyền viên may mắn được ứng cứu kịp thời. Chiều 21/11, lãnh đạo Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho biết, vừa tiếp nhận 5 thuyền viên gặp nạn trên biển. Lực lượng chức năng đưa 5 thuyền viên gặp nạn...