Nỗi lo của một số đồng minh Đông Âu trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Nga
Một số quốc gia Trung Âu và Đông Âu lo ngại hội nghị thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ Mỹ và Nga sắp tới sẽ khiến Washington có thể giảm hỗ trợ đối với các đồng minh trong khu vực để đổi lấy mối quan hệ ổn định hơn với Moskva.
Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia một cuộc tập trận tại biển Baltic gần làng Nemirseta cách thủ đô Litva 340 km về phía Tây Bắc. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, cả Nga và Mỹ đều không kỳ vọng về một kết quả nào mang tính đột phá sau hội nghị thượng đỉnh ngày 16/6 tại Geneva, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm theo miêu tả của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, ông Witold Rodkiewicz – một chuyên gia về chính trị Nga làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông của Warsaw, tổ chức do nhà nước tài trợ cố vấn cho chính phủ Ba Lan – lưu ý rằng quyết định gần đây của Nhà Trắng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với công ty Đức giám sát đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 tương lai do Nga xây dựng chạy ngầm dưới Biển Baltic tới Đức phần nào thể hiện thái độ của Washington.
“Rõ ràng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắn tín hiệu rằng về cơ bản, châu Âu là nước Đức, và lợi ích của người Đức sẽ được cân nhắc trong khi lợi ích của những quốc gia khác ở châu Âu sẽ bị bỏ qua”, nhà phân tích Rodkiewicz trả lời phỏng vấn AP.
Quốc gia lo lắng nhất về một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga trong thời điểm này không ai khác là Ukraine. Kể từ năm 2014, quốc gia này chìm trong cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai đã khiến trên 14.000 người thiệt mạng.
“Ukraine lo ngại các thỏa thuận giữa hai nhà lãnh đạo Biden và Putin có thể biến nước này thành một quốc gia bị cho ra rìa”, Vadim Karasev – nhà phân tích chính trị độc lập làm việc tại Kiev – cho biết.
Video đang HOT
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thăm tiền tuyến ở miền Đông Ukraine, nơi xảy ra xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai hồi tháng 5. Ảnh: AP
Ukraine lo ngại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 sẽ không chỉ cho phép Nga không phải mất phí vận chuyển khí đốt qua nước này, Ba Lan và các quốc gia Đông Âu mà còn làm suy yếu tầm quan trọng về mặt chiến lược của Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy từng tuyên bố: “Thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn đường ống dẫn khí đốt sẽ là một tổn thất cá nhân đối với Tổng thống Biden và là một chiến thắng địa chính trị quan trọng đối với Liên bang Nga”.
Mặc dù đã nhiều lần tìm cách gặp mặt người đồng cấp Biden trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga song Tổng thống Zelenskyy chỉ nói chuyện được qua điện thoại. Trong cuộc điện đàm, ông chủ Nhà Trắng trấn an ông Zelenskyy về sự ủng hộ kiên định của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Tuy nhiên, dường như Ukraine đã hiểu nhầm về cuộc điện đàm. Trong văn bản đầu tiên ghi lại cuộc gọi, văn phòng của Tổng thống Zelenskyy tuyên bố người đồng cấp Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa cho Ukraine một hướng đi cụ thể để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sau đó, nội dung đã nhanh chóng thay đổi. Trước sự hối thúc của ông Zelenskyy, Tổng thống Biden chỉ hứa hẹn sẽ cân nhắc đến kế hoạch gia nhập của Ukraine khi thảo luận các vấn đề chiến lược với NATO.
Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình nhà nước, Tổng thống Putin đã đưa ra một cảnh báo mới, nhấn mạnh viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO là điều “không thể chấp nhận được” đối với Nga.
Ông lưu ý động thái đó sẽ cho phép tên lửa của NATO tiếp cận Mosksva và các mục tiêu quan trọng khác ở miền Tây nước Nga chỉ trong 7 phút, một tình huống bất ổn mà theo ông có thể so sánh với việc Nga đưa tên lửa của mình vào Mexico hoặc Canada.
Chuyên gia Karasev đánh giá: “Điện Kremlin đã phát đi tín hiệu rằng nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine sẽ tạo ra một cuộc xung đột mới ở châu Âu. Và đây là điều mà Washington chắc chắn không muốn xảy ra”.
Trong khi đó, tại Litva, Ngoại trưởng nước này Gabrielius Landsbergis lập luận Nga đang tìm cách “thiết lập lại quyền kiểm soát đối với các chính sách đối nội, đối ngoại và an ninh của các quốc gia ở Trung và Đông Âu” tương tự như thời Liên Xô.
Về phần mình, Nga đã bác bỏ những cáo buộc họ đang tìm cách gây bất ổn cho các nước hoặc lôi kéo họ trở về mình. Moskva cáo buộc Liên minh châu Âu và các thành viên NATO từng là một phần của Liên bang Xô viết ngày xưa là những kẻ chủ mưu đừng đằng sau các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Moskva với thị trường vốn toàn cầu và hạn chế nhập khẩu công nghệ hiện đại.
Tư lệnh Mỹ nói Việt Nam đặt mua máy bay huấn luyện T-6
Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Kenneth Wilsbach cho hay thỏa thuận mua máy bay huấn luyện T-6 là điểm nổi bật trong hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ.
"Việt Nam đã đặt mua máy bay huấn luyện T-6 nhằm cải thiện chương trình huấn luyện phi công. Đây là một trong những điểm quan trọng và dễ thấy nhất trong hợp tác song phương", tướng Kenneth Wilsbach, tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) thuộc không quân Mỹ, nói trong cuộc họp báo trực tuyến hôm nay.
Thông tin được tướng Wilsbach đưa ra khi được hỏi về triển vọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ. "Chúng tôi cam kết hỗ trợ bàn giao và đưa các máy bay T-6 này vào hoạt động, giúp Không quân Việt Nam nâng cao năng lực đào tạo phi công", ông nói thêm, nhưng không tiết lộ về số lượng, thời gian chuyển giao máy bay cũng như giá trị hợp đồng.
Thượng úy Đặng Đức Toại (ngồi trước), phi công Không quân Nhân dân Việt Nam, điều khiển máy bay T-6 ra đường băng ngày 29/5/2019 trong chương trình huấn luyện tại Mỹ. Ảnh: USAF.
Việt Nam hồi năm 2018 cử hai phi công tham gia khóa đào tạo dài 52 tuần với máy bay T-6 Texan II trong Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của không quân Mỹ. Thượng uý Đặng Đức Toại trở thành phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo trong ALP vào ngày 31/5/2019, đồng đội của anh là trung uý Doãn Văn Cảnh cũng hoàn tất chương trình huấn luyện không lâu sau đó.
Theo thông cáo của không quân Mỹ, các phi công như Đặng Đức Toại được huấn luyện hơn 167 giờ bay trên máy bay T-6A Texan II và được đào tạo chuyên sâu về loại phi cơ này trước khi được cấp chứng nhận tốt nghiệp chương trình.
T-6 Texan II là dòng máy bay hạng nhẹ hai chỗ ngồi do tập đoàn Raytheon của Mỹ chế tạo dựa trên mẫu Pilatus PC-9 của Thụy Sĩ. Nó được phát triển trong thập niên 1990 và đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 2001, thay thế mẫu Cessna T-37B của không quân và T-34C Turbo Mentor hải quân.
Thượng úy Toại chuẩn bị cho chuyến bay tốt nghiệp trên dòng T-6 ngày 29/5/2019. Ảnh: USAF.
Có nhiều phiên bản T-6 được xuất xưởng, trong đó chủ lực là dòng T-6A để huấn luyện phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ cùng các đồng minh, đối tác. Các máy bay T-6A giúp học viên phi công làm quen với cảm giác bay, phát triển kỹ năng cơ bản để theo học các khóa đào tạo nâng cao trong tương lai.
Dòng T-6A có tính năng điều khiển đơn giản để bảo đảm an toàn, hạn chế tai nạn do lỗi phi công. Học viên phi công ngồi buồng trước, sĩ quan huấn luyện ngồi phía sau giám sát. Vị trí này có thể thay đổi tùy nhiệm vụ, máy bay có thể hoạt động chỉ với một người điều khiển.
Máy bay được trang bị một động cơ turbine phản lực cánh quạt PT6A-68 với công suất 1.100 mã lực. Mỗi chiếc T-6A có thể đạt tốc độ tối đa 500 km/h, tầm bay 1.670 km và trần bay 9,4 km.
Tiêm kích tàng hình trên tàu sân bay Anh hạ cánh khẩn Tiêm kích F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu sân bay Queen Elizabeth phải hạ cánh khẩn xuống đảo Ibiza của Tây Ban Nha do hết nhiên liệu. Thiếu tá Laura Thorburn, phát ngôn viên hải quân Anh, cho biết chiếc F-35B hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay trên đảo Ibiza của Tây Ban Nha hôm 31/5 "để phòng ngừa"....