Nỗi lo của Jeju
Trong bối cảnh nhiều người Hàn Quốc chọn du lịch Nhật Bản thay vì Jeju, hòn đảo này ngày càng phụ thuộc vào du khách đến từ Trung Quốc.
Du khách đi dạo trên cánh đồng cải dầu ở Jeju. Ảnh: Bloomberg.
Tại đảo Jeju, lượng khách du lịch nội địa giảm mạnh trong khi lượng du khách Trung Quốc tăng đột biến, khiến nhiều người cho rằng hòn đảo Hàn Quốc này đang dần giống như “khu Chinatown”, theo Chosun.
Người Hàn Quốc đang chọn đến Nhật Bản du lịch vì giá trị đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục. Bên cạnh đó, các tranh cãi xoay quanh giá thực phẩm địa phương đắt đỏ ở Jeju cũng làm nản lòng du khách nội địa đến hòn đảo này.
Năm 2023, khoảng 12,66 triệu người Hàn Quốc đã đến Jeju, giảm 8,3% so với năm 2022. Xu hướng giảm tiếp tục trong nửa đầu năm nay, với số lượng du khách trong nước giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 5,92 triệu.
Ngược lại hoàn toàn, số lượng khách du lịch Trung Quốc tăng vọt. Trong nửa đầu năm nay, có 680.895 khách Trung Quốc đến Jeju, tăng 766,5% so với năm 2023. Chỉ riêng con số này đã vượt qua tổng số khách du lịch Trung Quốc đến thăm vào năm 2018 (661.120) và đang trên đà vượt con số năm 2019 (1.079.133).
Trên khắp hòn đảo, có thể dễ dàng nhìn thấy các biển báo bằng tiếng Trung, từ các khu chợ truyền thống đến đường phố. Các cửa hàng và nhà hàng đang nhanh chóng bổ sung thực đơn và hệ thống thanh toán điện tử theo phong cách Trung Quốc, dấy lên mối lo ngại rằng hòn đảo đang dần bị chi phối bởi sức ảnh hưởng và đồng tiền quốc gia này.
Vào trưa 15/8, cả 24 khách ngồi tại 9 bàn trong một nhà hàng Haejang-guk (canh thịt bò kiểu Hàn Quốc) ở Yeon-dong, thành phố Jeju, đều là khách du lịch Trung Quốc.
Video đang HOT
Một hiệu thuốc ở đảo Jeju chỉ có biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc và phần lớn khách hàng là người Trung Quốc. Bên phải là thực đơn của một tiệm bánh ở thành phố Jeju. Ảnh: Kim Byung-gwon.
Các nhà hàng không đáp ứng được khẩu vị của người Trung Quốc cũng đang phá sản. Lim Dong-hoon, người điều hành 9 nhà hàng kaisendon (cơm hải sản Nhật Bản) “Obok Susan” trên khắp Hàn Quốc, cho biết đã phải đóng cửa chi nhánh Jeju vào tháng 6/2023 sau chỉ một năm mở cửa vì sashimi – thành phần chính của kaisendon – không được khách du lịch Trung Quốc ưa chuộng.
Lim cho biết: “Du khách Trung Quốc đang góp một phần lớn trong nền kinh tế của Jeju vì người dân trong nước không đến thăm nhiều, nhưng người Trung Quốc không thích sashimi, vì vậy chúng tôi phải đóng cửa”. Một số nhà hàng đã điều chỉnh thực đơn bằng cách thêm nước sốt mala và các món chiên.
Nhiều đơn vị kinh doanh trên đảo cũng áp dụng Alipay và WeChat Pay – các hệ thống thanh toán được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Theo Tổ chức Du lịch Jeju, các khoản thanh toán được thực hiện thông qua Alipay tại chợ truyền thống Dongmun và chợ Seogwipo Olle đã tăng vọt từ 17 triệu won vào tháng 3 lên 250 triệu won vào tháng 5, tăng gấp 15 lần.
“Số lượng đơn vị kinh doanh chấp nhận Alipay và WeChat Pay trên đảo Jeju đã tăng từ 70 đến 80% so với năm ngoái và tại các khu vực như Yeon-dong, thành phố Jeju – nơi đặc biệt phổ biến với khách du lịch Trung Quốc, các đơn vị kinh doanh này hiện chiếm 50 đến 60% tổng số”, Lee Gong-se (51 tuổi), người điều hành trung tâm đăng ký ICB KS, đại lý chính thức của Alipay và WeChat Pay ở Hàn Quốc, cho biết.
Kim Eui-geun, giáo sư ngành quản lý khách sạn và du lịch tại Đại học Quốc tế Jeju, cho biết lý do khách du lịch Trung Quốc đặc biệt thích hòn đảo này: “Đảo Jeju là nơi duy nhất ở Hàn Quốc mà khách du lịch Trung Quốc có thể nhập cảnh không cần visa và gần các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải”.
Khi Jeju ngày càng phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc, một số chuyên gia nêu lên mối lo ngại rằng hòn đảo này có thể trải qua hiện tượng “rỗng tuếch”, tương tự những gì từng xảy ra ở quận Myeongdong của Seoul cách đây vài năm, nếu khách du lịch ngừng đến thăm.
“Nếu các cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc dẫn đến lượng khách du lịch giảm, nền kinh tế của Jeju có thể bị ảnh hưởng”, Kim Nam-jo, giáo sư ngành du lịch tại Đại học Hanyang, cho biết.
Về Trung Lương, khám phá 'đảo Jeju của Việt Nam'
Từ trên cao, muốn xuống được bãi Tiên phải đi bộ gần 1 km qua các bậc đá thoai thoải. Nhiều du khách phải dừng lại nghỉ vài phút để lấy sức đi tiếp, nhưng khi đến biển rồi, tất cả đều hòa vào thiên nhiên và quên đi mệt nhọc.
Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía đông, trên đường ĐT 639, thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định), dù chỉ mới mở được một thời gian ngắn, nhưng bãi Tiên và khu dã ngoại Trung Lương đã là trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn. Chỉ vài tháng đầu hè bãi Tiên đã thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến đây nghỉ dưỡng, khám phá.
Bãi Tiên ở Khu dã ngoại Trung Lương được bao bọc bởi những dãy đá xếp chồng lên nhau lạ lẫm |
khang ka |
Điều mới mẻ nhất là du khách có thể cắm trại tại một thung lũng nhỏ, nằm giữa lưng chừng núi, bao bọc xung quanh là núi đá và có nhiều hướng nhìn ra biển. Chúng tôi đến khu vực dã ngoại vào một chiều cuối hè, khi cái nắng không còn gay gắt, đôi lúc còn có mưa nhỏ. Lối đi xuống bãi Tiên khá xa, qua hàng trăm bậc thềm đá, một thử thách không nhỏ cho những ai muốn tận mắt trải nghiệm một nơi được mệnh danh là "đảo Jeju của Việt Nam".
Biển trong xanh nên du khách có thể lặn ngắm san hô |
khang ka |
Đi hết các bậc thang, trước mắt chúng tôi là bãi cát trắng chạy dài cùng với những bãi đá lớn xếp chồng lên nhau. Phía xa, du khách có thể ngắm nhìn rừng cánh quạt của dự án điện gió. Phía đối diện là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở Núi Bà (chùa Ông Núi hay còn gọi là chùa Linh Phong).
Bãi Tiên Trung Lương vẫn còn hoang sơ |
khang ka |
Sau khi thỏa thích hòa mình vào biển để lặn ngắm san hô, du khách có thể tham quan quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, chỉ cách đấy vài kilomet. Công trình này được khởi công vào năm 2009, chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của dự án gồm 4 công trình lớn được tập trung thi công, đã hoàn thành năm 2016. Gồm có công trình trọng điểm tượng Thích Ca Mâu Ni Phật.
|
Để tận mắt chiêm bái tượng phật cao nhất Đông Nam Á, du khách phải vượt qua hơn 600 bậc thang để lên núi |
khang ka |
Theo Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng phật Thích Ca có chiều cao 69 m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 m, toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ. Để đến tận nơi chiêm bái tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á này, khách thập phương phải leo hơn 638 bậc thang. Đây là công trình mang tính nghệ thuật tâm linh đặc sắc nhất của tỉnh Bình Định, tương lai hứa hẹn sẽ là địa điểm mới thu hút du khách thập phương tham.
Xả ảnh du ngoạn tận hưởng tại Jeju: Không cần visa, chỉ cần mang theo tâm hồn đẹp nhất để "ăn chơi và chill" Miễn thị thực, Jeju chính là hòn đảo sở hữu vẻ đẹp động lòng người mà bạn nhất định phải khám phá một lần trong đời. Thế giới này có một hòn đảo đáng để đi ít nhất một lần trong đời. Đến đấy chiêm ngưỡng rồi mới hiểu thế nào là sự lãng mạn của núi và biển. Nước biển trong xanh,...