Nỗi lo Covid-19 còn dài dài, nhưng nuôi tôm, xuất khẩu tôm của tỉnh Sóc Trăng nhiều tin vui, lợi nhuận không thua năm 2020
Nỗi lo chưa dừng lại-Đó là cách nói của các doanh nghiệp ngành tôm trong tỉnh Sóc Trăng về tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đó là cách nói của các doanh nghiệp ngành tôm trong tỉnh Sóc Trăng về tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy có nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm tỉnh Sóc Trăng dần về đích, kịp hoàn thành kế hoạch năm 2021. Ảnh: TÍCH CHU
Ngay sau khi dịch Covid-19 quay trở lại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với số ca mắc Covid-19 có xu thế tăng dần, hầu hết các địa phương trong khu vực cũng bắt đầu nâng cấp dịch bệnh để giảm thiểu tình trạng lây lan.
Niềm vui phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành tôm chỉ được kéo dài chưa đầy một tháng đã phải nhường chỗ cho nỗi lo chống dịch khi các ca dương tính với Covid-19 lần lượt được phát hiện ngay trong nội bộ các doanh nghiệp.
Nỗi lo tuy không mới nhưng theo các doanh nghiệp mức độ căng thẳng và rủi ro là lớn hơn nhiều so với lần trước. Từ việc chỉ chuyên sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp phải kiêm thêm công việc tầm soát dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Tuy đã đẩy mạnh công tác tầm soát lên cao hơn, tần suất dày đặc hơn, công tác khử trùng nhà xưởng được chú trọng nhiều hơn nhưng vẫn có ca dương tính được phát hiện, thậm chí chỉ sau một ngày tầm soát.
Video đang HOT
Nỗi lo chi phí tăng thêm từ việc tầm soát dịch Covid-19 giờ đây không còn quá quan trọng mà trên hết là làm sao giảm rủi ro dịch Covid-19 xuống đến mức thấp nhất mới là điều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Liên tiếp mấy ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 trong tỉnh Sóc Trăng luôn gần 800 ca mỗi ngày. Ngay cả TP. Sóc Trăng, trong đợt dịch trước số ca mắc rất ít thì trong lần này cũng có ngày vươn lên đứng đầu cả tỉnh.
Việc hạn chế đi lại bắt đầu được thắt chặt hơn khiến số lượng lao động tại các doanh nghiệp vì thế cũng vơi dần theo số ca mắc Covid-19 trong tỉnh.
Rất may là vụ tôm đang vào giai đoạn cuối, sản lượng tôm thu hoạch hàng ngày không nhiều, nên số lao động còn lại vẫn đảm bảo giải quyết hết lượng tôm thu mua hàng ngày.
Giá tôm cuối vụ cứ ngày một tăng lên, chi phí tầm soát dịch Covid-19 cũng tăng dần theo tần suất kiểm tra hàng ngày…nên nỗi lo của doanh nghiệp cũng chưa biết đến khi nào mới dừng lại.
Nỗi lo của các doanh nghiệp vẫn chưa dừng lại khi những ngày qua, Sóc Trăng và các tỉnh trong khu vực đều có số ca nhiễm ngoài cộng đồng tăng cao, kể cả người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Phương án cách ly F0 không triệu chứng và F1 tại nhà bắt đầu được một số tỉnh triển khai nhằm giảm quá tải cho khu cách ly và cơ sở điều trị.
Giám đốc một doanh nghiệp tỏ ra lo lắng, cho rằng số lao động làm việc tại doanh nghiệp thời gian qua luôn tỷ lệ nghịch với số ca mắc Covid-19 trong tỉnh và khu vực. Nếu không kềm chế được đà giảm sút lao động như vừa qua, doanh nghiệp sẽ rất khó phục hồi sản xuất, kinh doanh kéo theo nền kinh tế khó hồi phục tốt theo kịch bản của Chính phủ.
Sự trở lại của dịch Covid-19 lần này được đánh giá là phức tạp và nghiêm trọng hơn so với lần trước và đến nay vẫn chưa có một dự báo chính thức nào về khả năng dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát, dù tỷ lệ người dân trong tỉnh được tiêm vắc xin đủ 2 mũi và 1 mũi đã đạt khá cao.
Lo vẫn lo nhưng sản xuất vẫn không thể dừng bởi chỉ nếu không kịp phục hồi trong năm nay, doanh nghiệp sẽ rất khó có khả năng tăng tốc trong năm tới. Hơn nữa, đó còn là uy tín với khách hàng, là thu nhập của hàng ngàn lao động đã gắn bó với doanh nghiệp trong nhiều năm qua.
Nhà đầu tư nói gì về việc cánh quạt điện gió bị rơi?
Nhà đầu tư điện gió có cánh quạt bị rơi cho biết, nguyên nhân rơi một phần cánh quạt đang được các đơn vị chức năng kiểm tra.
Ngày 23/11, tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) của dự án điện gió Quốc Vinh đã tiến hành khắc phục sự cố tại tuabin có cánh quạt bị rơi một phần tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Cánh quạt có tổng chiều dài khoảng 70 m, phần rơi xuống rừng phòng hộ khoảng 10 m, nằm ở đoạn cuối.
Cánh quạt điện gió Sóc Trăng bị gãy, một phần cánh rơi ở bìa rừng (Ảnh: CTV).
Theo đại diện chủ đầu tư, vị trí đoạn cánh quạt rơi cách tuabin khoảng 100 m. Trụ tuabin đặt cách nhà dân 300 m theo quy định tại Thông tư 02/2019 của Bộ Công Thương nên không ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Nguyên nhân rơi một phần cánh quạt đang được các đơn vị chức năng kiểm tra và có thể do thiết kế điểm nối cánh quạt từ nhà sản xuất tuabin cho dự án.
"Đơn vị cung cấp tuabin cho biết xác suất sự cố này rất hiếm. Trong điều kiện gió to, bão lớn thì chủ đầu tư hoặc đơn vị vận hành sẽ cho dừng tuabin, các cánh quạt cụp lại để đảm bảo an toàn và chỉ vận hành trở lại sau khi bão qua đi. Dự án cũng đã bố trí các biển báo an toàn tại các điểm ranh giới 300 m với mỗi vị trí tuabin", đại diện Công ty TNHH điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng cho hay.
Sự cố rơi một phần cánh quạt điện gió xảy ra ngày 21/11, không ảnh hưởng đến tuabin, chỉ gián đoạn quá trình vận hành của trụ có cánh rơi do phải dừng để khắc phục sự cố. Chủ đầu tư đã mua bảo hiểm mọi rủi ro để khi có bất cứ vấn đề gì liên quan thiết kế và xây dựng sẽ được công ty bảo hiểm chi trả.
Hiện, dự án Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng (vốn đầu tư 1.420 tỷ đồng) đã đưa vào hoạt động 6 tuabin với tổng công suất 30 MW. Dự án tách biệt với khu dân cư và có cổng vào được bảo vệ trực 24/24.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng Võ Văn Chiêu cho biết, cánh quạt của dự án điện gió Quốc Vinh do doanh nghiệp của Mỹ sản xuất. Mỗi cánh quạt có nhiều phần đấu nối lại với nhau.
Còn cánh quạt rơi (hơn 10 ngày trước) tại dự án điện gió của xã Hòa Đông sản xuất tại Trung Quốc nhưng là công nghệ Đức.
Như Dân trí đã thông tin, chỉ trong vòng khoảng 10 ngày trong tháng 11/2021, có 2 trụ điện gió ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) bị sự cố gãy cánh quạt khi đang vận hành nhưng rất may không ảnh hưởng gì đến con người.
Người Bạc Liêu tiêm vaccine mới được ra khỏi nhà, Sóc Trăng thúc tiêm chủng Mỗi ngày Sóc Trăng, Bạc Liêu có thêm hàng trăm ca mắc Covid-19, cho thấy dịch còn rất phức tạp. Bạc Liêu đang quyết liệt triển khai giải pháp để sớm đưa tỉnh về bình thường mới trong tháng 12. Ghi nhận của PV Dân trí tại tỉnh Bạc Liêu, trong 24h qua (từ 6h ngày 21/11 đến 6h ngày 22/11), tỉnh có...