Nỗi lo “bong bóng” startup Việt
Trong thời gian qua, các startup Việt Nam đã đón nhận hàng trăm triệu USD tiền vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại về nguy cơ “bong bóng” startup Việt Nam.
Theo Topica Founder Institute, năm 2018 các startup Việt nhận 889 triệu USD đầu tư, tăng gấp 3 lần năm 2017.
Những vụ đổ vỡ đình đám
Mặc dù thu hút tốt dòng tiền đầu tư, nhưng một số startup sau khi nhận vốn đầu tư “khủng” đã trở thành “bong bóng” và để lại nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như startup Huy Việt Nam của Huy Nhật, chủ sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng trong đó có Món Huế, đã đóng cửa loạt chuỗi cửa hàng.
“Bong bóng” không chỉ tồn tại ở Việt Nam, mà ở cả trên thế giới. Trường hợp chấn động nhất gần đây chính là startup WeWork. Trong vòng 4 tuần sau khi công bố bản cáo bạch IPO, giá trị vốn hóa của WeWork bốc hơi 37 tỷ USD xuống chỉ còn lại 10 tỷ USD. Trước sự e ngại của các nhà đầu tư, WeWork đã chính thức hủy kế hoạch IPO.
“Những công ty vẫn đang đốt tiền như Uber, Lyft và Peloton, hay We Company – công ty chủ quản của WeWork – đều đang phải đối diện với những cái nhìn nghi hoặc từ thị trường”, nhà phân tích Carleton English của Information chia sẻ.
Bài học cho startup Việt
Gần đây, Nikkei Asian Review đăng một bài báo có tựa đề: “Startup công nghệ? Không, cám ơn” nói về việc Mekong Capital đã từ chối đầu tư vào các startup công nghệ. “Nhiều mô hình kinh doanh của các startup ở Việt Nam thiếu hợp lý”, ông Chris Freund từ quỹ này nhận xét và cảnh báo starup công nghệ bắt đầu có dấu hiệu “bong bóng”.
Theo ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA), một trong những bài học từ thất bại của Món Huế và WeWork nêu trên chính là chiến lược kinh doanh phải đi đôi với chiến lược quản trị tài chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được điều này, sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng quá nhanh và không kiểm soát được hoạt động của chuỗi và không kiểm soát được dòng tiền của chuỗi. Khi dòng tiền mang lại từ mỗi điểm kinh doanh không đủ trang trải chi phí hoạt động, thì doanh nghiệp có thể bị mất khả năng thanh toán.
Video đang HOT
“ Chúng ta nhìn lại Món Huế, khi mở rộng chuỗi rất nhanh, dòng tiền thanh khoản không đảm bảo dẫn đến nảy sinh vấn đề quản trị công ty. Chúng ta thấy rằng 200 điểm bán của Món Huế nhưng chỉ đem lại doanh thu khoảng 200 tỷ đồng/năm, như vậy mỗi một điểm bán chỉ đem lại doanh thu có 1 tỷ đồng.” – ông Phan Long cho biết.
Nguyễn Thành Long
Theo Enternews.vn
Sau 'cú ngã' đầu cơ hàng tồn, Hoa Sen Group (HSG) chuẩn bị 'đón đầu' nguyên liệu giá rẻ trở lại
Trong một ngành còn khá rủi ro, đặc biệt chu kỳ giá nguyên liệu biến động khôn lường trước căng thẳng thương mại toàn cầu, động thái tiếp tục chính sách đầu cơ của Hoa Sen Group (HSG) theo như ý chí Chủ tịch là một điều cần lưu ý để quyết định đầu tư.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất tôn mạ lớn trong nước, nguyên liệu đầu vào của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) chủ yếu là thép cuộn cán nóng HRC - nguyên liệu được nhập khẩu phần lớn từ nước ngoài và rủi ro từ biến động giá cực lớn. Đây cũng là nguồn cơn cho sự thịnh vượng của HSG những năm 2015-2016, và cả cơn bĩ cực giai đoạn 2017-2018.
Cú ngã đầu cơ hàng tồn, bất chấp gia tăng sản lượng 2017-2018
Điểm lại, tận dụng độ trễ trong việc nhập hàng tồn kho - sản xuất và xuất bán tôn thành phẩm, HSG tiến hành đầu cơ hàng tồn, lúc chu kỳ giá HRC tăng trở lại sẽ thúc đẩy biên lợi nhuận gộp tăng mạnh.
Điển hình cuối năm 2015, khi giá HRC chạm đáy và bật tăng mạnh từ đầu năm 2016, biên lợi nhuận gộp của HSG tăng từ mức 12,7% (đầu năm 2015) lên đến 16%, thậm chí đạt đỉnh 25% vào giữa năm 2016: Đây cũng là mức lợi nhuận gộp kỷ lục của HSG.
Bước sang niên độ tài chính 2017-2018, giá HRC không tăng và giữ ở mức cao, 'chiêu' đầu cơ hàng tồn theo đó không còn tác dụng, biên lãi HSG lập tức giảm mạnh. Đi cùng áp lực nợ vay cao, liên tục mở rộng công suất cũng như hệ thống khiến biên lợi nhuận lao dốc về chỉ còn 8%.
Đỉnh điểm, doanh nghiệp báo lỗ hơn 100 tỷ vào quý 4/2018. Cổ phiếu giảm mạnh, nhà đầu tư bán tháo khi tình hình kinh doanh ngày càng bê bết nhưng không nhận được bất cứ phản hồi gì từ ban lãnh đạo.
Chứng khoán Đại Nam tổng hợp.
Sau bài học lớn, Công ty thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh trong năm 2019: Thay vì đẩy mạnh mở rộng công suất và hệ thống nhằm tăng sản lượng bán, đánh đổi bởi tồn kho cao, vốn lưu động hạn hẹp, dòng tiền hoạt động yếu và tỷ lệ đòn bẩy cao; HSG tiến hành tái cấu trúc các chi nhánh bán lẻ, nỗ lực cắt giảm chi phí, giảm sự phụ thuộc vào nợ vay.
Tái cấu trúc, thay đổi hoàn toàn chiến lược đang tạo tín hiệu tích cực
Ghi nhận tại BCTC hợp nhất niên độ 2018-2019, nợ vay của HSG giảm đáng kể (giảm khoảng 4.500 tỷ đồng), trong đó nợ vay ngắn hạn giảm từ mức 10.880 tỷ về 6.706 tỷ đồng, nợ vay dài hạn giảm từ 3.462 về 2.986 tỷ đồng. Mặc dù vậy, tỷ lệ đòn bẩy tại HSG vẫn khá cao, nợ vay hiện gấp 1,8 lần vốn chủ, đồng thời chiếm gần 58% tổng tài sản.
Chi phí tài chính tương ứng giảm mạnh, cùng với việc tiết giảm chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý, quý cuối năm HSG có lãi 84 tỷ (cùng kỳ thua lỗ hơn 100 tỷ đồng).
Không chỉ nội tại, tình hình thị trường cũng hỗ trợ HSG phục hồi. Thứ nhất, giá HRC bắt đầu hồi phục và đạt đỉnh vào cuối tháng 3/2019 (620 USD/tấn) kích hoạt thêm nhiều đơn hàng mới, hỗ trợ HSG gia tăng sản lượng.
Thứ hai, tháng 6 năm nay Bộ Công Thương đã áp thuế tạm thời đối với các sản phẩm Tôn, Thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính sách thuế chống bán phá giá giúp các nhà sản xuất trong nước gia tăng sản lượng và biên lợi nhuận trở lại.
Mặt khác, HSG cũng cho thấy ưu tiên duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp thay vì giảm giá để giành thị phần như trước đây. Điều này đồng nghĩa với việc đánh đổi thị phần hoạt động. Tính đến cuối tháng 10, thị phần tôn mạ chuyển biến đáng kể khi thị phần HSG đã giảm từ 34% (10 tháng đầu năm 2018) xuống 30%, trong khi Tôn Đông Á tăng thêm 2% thị phần.
Nợ vay của HSG giảm đáng kể khoảng 4.500 tỷ đồng, hàng tồn cũng giảm mạnh.
Ráo riết giảm mạnh tồn kho để đón nguyên vật liệu giá rẻ trở lại
Mặc dù 'ngã đau' sau sự cố giá HRC và thừa nhận tình hình thương mại toàn cầu, đặc biệt căng thẳng Mỹ - Trung khó đoán sẽ tác dụng khôn lường lên ngành thép, Chủ tịch Lê Phước Vũ vẫn tuyên bố tại ĐHĐCĐ thường niên năm ngoái: "Từ trước đến nay 50% lợi nhuận HSG đến từ đầu cơ nguyên liệu, và sẽ tiếp tục như vậy".
Và hôm nay, HSG một lần nữa cho thấy động thái ráo riết giảm mạnh tồn kho đón nguyên vật liệu giá rẻ. Trong đó, từ khoảng cuối quý 1/2019 khi giá HRC giảm mạnh, HSG đã chủ động tăng nhanh tốc độ bán hàng, giảm mạnh tồn kho. Đặc biệt, số ngày tồn kho giảm mạnh từ 141 ngày về hơn 67 ngày tương đương giai đoạn 2016, ghi nhận bởi Chứng khoán Đại Nam.
Chưa kể, dự báo sang năm 2020, Nhà máy Dung Quất của HPG đi vào hoạt động, dự kiến cung cấp hơn 2 triệu tấn HRC ra thị trường. Bên cạnh đó, công suất sản xuất HRC của Formosa khoảng trên 5,3 triệu tấn. Như vậy, tổng công suất sản xuất HRC trong nước là 7,3 triệu tấn/năm, đáp ứng 80% nhu cầu HRC trong nước. Do đó, giới quan sát dự báo giá HRC trong tương lai sẽ ổn định hơn và có xu hướng hạ khi không phải chịu thuế nhập khẩu.
Trên thị trường, đi cùng tình hình ổn định hơn và liên tục mua vào cổ phiếu quỹ, thị giá HSG đang hồi phục trở lại. Thanh khoản tăng mạnh, HSG chốt phiên 29/11 tại mức 7.780 đồng/cp, tăng hơn 24% từ mức đáy hồi đầu tháng 9/2019. Mặc dù vậy, trong một ngành còn khá rủi ro, đặc biệt chu kỳ giá nguyên liệu biến động khôn lường trước căng thẳng thương mại toàn cầu, động thái tiếp tục chính sách đầu cơ của HSG theo như ý chí Chủ tịch là một điều cần lưu ý để quyết định đầu tư.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
SoftBank mở đợt chào mua công khai cổ phiếu WeWork trị giá 3 tỷ USD SoftBank dự kiến sẽ chào mua công khai 3 tỷ USD cổ phiếu WeWork, bao gồm tới 970 triệu USD cổ phiếu thuộc sở hữu của CEO WeWork. Giá chào mua dự kiến ở mức 19,19 USD/cổ phiếu WeWork. Trước đó, đợt chào mua công khai dành cho các nhà sáng lập, nhà đầu tư và nhân viên của WeWork dự kiến diễn...