Nỗi lo Boeing Max 737 tiếp tục ám ảnh chứng khoán Mỹ
Là cô phiêu có tỷ trọng cao nhât trong chỉ sô Dow Jones, cô phiêu Boeing giảm thêm 6,2% sau khi giảm 5,3% trong ngày thứ Hai.
Ảnh: Reuters
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm, dẫn đầu bởi cổ phiếu nhóm ngành y tế và hàng hóa thiết yếu, trong khi đó chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm điểm khi mà cổ phiếu của Boeing giảm điểm bởi nhà đầu tư lo lắng về triển vọng kinh doanh của hãng sau khi máy bay 737 Max bị tai nạn gây chết người vào cuối tuần qua.
Đóng cửa phiên ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 96,22 điểm tương đương 0,4% xuống 25.554,66 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,22 điểm tương đương 0,3% lên 2.791,52 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 32,97 điểm tương đương 0,4% lên 7.591,03 điểm.
Là cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất trong chỉ số Dow Jones, cổ phiếu Boeing giảm thêm 6,2% sau khi giảm 5,3% trong ngày thứ Hai.
Dù Cục hàng không dân dụng Mỹ (FAA) đã tuyên bố rằng máy bay 737 Max 8 vẫn đảm bảo đủ các điều kiện an toàn để bay, nhiều nhà quản lý ngành hàng không trên khắp thế giới vẫn quyết định ngừng bay loại máy bay này, trong đó phải kể đến Australia, Singapore và Trung Đông. Quyết định được đưa ra bởi những nỗi lo lắng về hệ thống trong mẫu máy bay dòng Boeing 737 Max sau vụ tai nạn máy bay khiến cho 157 người thiệt mạng gần thủ đô của Ethiopia.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán đã không quan tâm đến việc Nghị viện Anh bác bỏ thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May. Giờ đây các nhà hoạch định chính sách Anh sẽ phải quyết định liệu họ có muốn rời khỏi Brexit mà không có thỏa thuận, hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn ra sau mốc 29/3/2019 để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trong một diễn biến khác, các báo cáo gần đây cho thấy thỏa thuận thương mại Trung Quốc – Mỹ có nhiều bước tiến, Trung Quốc và Mỹ chuẩn bị có được thỏa thuận về tiền tệ – yếu tố gây căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 2/2019 tăng 0,2% sau 3 tháng trước đó không tăng, theo Bộ Lao động Mỹ. Chỉ số giá tiêu dùng lõi, chỉ số không tính đến biến động của giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,1%. Tính trong cả năm qua, lạm phát nói chung giảm từ 1,6% xuống 1,5%.
TRUNG MẾN
Theo Trí Thức Trẻ
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vì dữ liệu kinh tế xấu
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, dưới sức ép từ dữ liệu kém khả quan về đầu tư xây dựng và sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu y tế. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn sau những lạc quan trước đó về khả năng đạt một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Thống kê công bố ngày đầu tuần cho thấy chi tiêu xây dựng ở Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12/2018 do đầu tư vào các dự án ở cả khu vực công và tư nhân cùng đi xuống. Số liệu này khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng Chính phủ Mỹ sẽ phải cắt giảm mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã công bố cho quý 4.
Vào đầu phiên giao dịch, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm nhờ thông tin nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt một thỏa thuận thương mại tại một cuộc gặp dự kiến tổ chức vào khoảng ngày 27/3 - Reuters đưa tin.
Hy vọng Mỹ-Trung đạt thỏa thuận thương mại đã giữ vai trò là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng điểm của thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ cuối tháng 12, bên cạnh việc giới đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tạm dừng việc nâng lãi suất.
Dù đi xuống phiên này, chỉ số S&P 500 hiện vẫn tăng 11% từ đầu năm đến nay.
"Kỳ vọng này đã được phản ánh vào giá cổ phiếu trong những tháng đầu của năm 2019. Đó là một phần lý do vì sao chúng ta có một thị trường giá lên như vậy", hãng tin Reuters dẫn nhận định của chiến lược gia trưởng Alicia Levine thuộc BNY Mellon Investment Management.
"Thị trường vốn kỳ vọng một thỏa thuận Mỹ-Trung, nên đã có một chút hoạt động bán ra dựa trên tin tức vào ngày hôm nay", bà Levine nhận xét, và nói thêm rằng thị trường vẫn có thể tăng cao hơn nếu có một thỏa thuận được ký.
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 0,79%, còn 25.819,65 điểm. S&P 500 giảm 0,39%, còn 2.792,81 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,23%, còn 7.577,57 điểm.
Theo giới phân tích, mốc 2.800 đang là một ngưỡng cản kỹ thuật quan trọng mà S&P 500 cần phải vượt qua nếu muốn tăng cao hơn.
Vốn là nhóm yếu nhất trong S&P 500 từ đầu năm đến nay, nhóm y tế sụt 1,3% trong phiên này, trở thành nhóm cổ phiếu ngành giảm điểm mạnh nhất. Nguyên nhân khiến nhóm y tế giảm mạnh là thông tin hãng dược Purdue Pharma có thể sắp nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì áp lực từ các vụ kiện cáo buộc công ty này có liên quan đến cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opioid ở Mỹ.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 1,38 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,62 lần.
Có tổng cộng 7,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng ở Phố Wall trong phiên này, so với mức trung bình 7,3 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo vneconomy.vn
Sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng khoán toàn cầu giảm điểm Ảnh hưởng từ kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, chứng khoán nhiều thị trường trên toàn cầu lập tức giảm điểm. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch thứ 5 ngày 28/2 khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội không đạt thỏa thuận nào. Cụ thể, chỉ...