Nỗi lo bệnh nhân ‘quá hạn’, ca bệnh không triệu chứng tại Trung Quốc
Bác sĩ tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bối rối trước các bệnh nhân “quá hạn” tại bệnh viện, trong khi ngày càng nhiều bệnh nhân tiếp tục khỏi bệnh COVID-19 và xuất viện mỗi ngày ở thành phố này.
Những người đeo khẩu trang nhìn ra từ các ô cửa sổ của Bệnh viện Kim Ngân Đàm, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc ngày 9-4-2020 – Ảnh: EPA
Bác sĩ Trương Định Vũ (Zhang Dingyu), giám đốc Bệnh viện Kim Ngân Đàm, cho biết hầu hết các bệnh nhân ở quá hạn tại bệnh viện đều không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ nhưng vẫn tiếp tục cho kết quả dương tính với virus corona.
Ông Trương thừa nhận đội ngũ y tế của bệnh viện hiện không biết phải làm gì với những bệnh nhân này. Họ không thể xuất viện.
Bệnh viện xét nghiệm virus từ các mẫu dịch phẩm ở 4 chỗ là mũi, miệng, trực tràng và máu của bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân đều cho kết quả âm tính, trừ mẫu dịch phẩm lấy từ miệng.
Khi được hỏi liệu các ca không triệu chứng hiện nay có phải là thách thức lớn nhất tiếp theo của bệnh viện hay không, ông Trương nói rằng các quan chức y tế công cộng đang giải quyết “những bệnh nhân im lặng” này bằng các phương pháp sẵn có.
Video đang HOT
“Có thể trong tương lai mọi người sẽ bảo là thực tiễn này là sai vì virus đã chết rồi, chỉ còn những gì còn lại của virus trong các tế bào thôi. Dù vậy, phương châm của bệnh viện là thận trọng vẫn hơn” – ông Trương nói.
Hiện có 123 bệnh nhân COVID-19 ở quá hạn tại bệnh viện này.
Bác sĩ Trương cho biết bệnh viện cũng đang trị liệu tâm lý cho những người vẫn phải ở lại bệnh viện. “Chắc chắn có ảnh hưởng đến cuộc sống của các bệnh nhân khi phải ở bệnh viện thời gian dài, bị cách ly và điều trị” – bác sĩ Trương nhìn nhận.
Tuần trước, ngày 4-4, Trung Quốc ghi nhận 63 ca nhiễm mới, trong đó có 61 ca bệnh nhập khẩu từ nước ngoài. Việc xuất hiện nhiều ca nhập khẩu cũng đang là thách thức lớn của Trung Quốc, bên cạnh các bệnh nhân không có triệu chứng.
Lo ngại về các bệnh nhân không triệu chứng có thể gây là làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Trung Quốc đang tăng cao, khi chính quyền bỏ bớt hạn chế đi lại, và ngày càng có nhiều người Trung Quốc trở về từ nước ngoài hơn.
Báo Straits Times cho biết Trung Quốc ngày 9-4 đã báo cáo 56 ca COVID-19 không triệu chứng mới, nâng tổng số ca bệnh không triệu chứng ở nước này lên 657 ca. Các quan chức y tế Trung Quốc đã bắt đầu gộp các ca không triệu chứng vào các ca COVID-19 tổng của nước này từ ngày 1-4 nhưng lại không thông tin về nơi xảy ra các ca này.
Theo hướng dẫn mới của Trung Quốc, việc báo cáo các ca không triệu chứng sẽ diễn ra trong vòng 2 giờ kể từ khi phát hiện người nghi bệnh. Sau đó, các quan chức địa phương sẽ điều tra những người có tiếp xúc gần với người bệnh này trong vòng 24 giờ. Những ca bệnh không triệu chứng sẽ được cách ly 14 ngày, và quay trở lại bệnh viện để theo dõi trong tuần thứ hai và tuần thứ 4 kể từ khi phát hiện bệnh.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những ca không được phát hiện, phần lớn là vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nguyên nhân dẫn tới tốc độ lây nhiễm bệnh COVID-19 tại Trung Quốc.
Các phát hiện công bố trên tạp chí khoa học chỉ ra rằng 86% ca lây nhiễm của Trung Quốc xảy ra trong những tuần trước khi Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23-1.
Dù vậy, bác sĩ Trương đã bác bỏ lập luận rằng các ca không triệu chứng có thể đặt ra mối đe dọa khi cho rằng không có bất kỳ ổ dịch nào xuất hiện. Ông Trương cho rằng một số ca có thể đơn giản là những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ.
“Nếu đó là một vấn đề, bây giờ chúng ta đã thấy một ổ dịch rồi” – ông Trương nói thêm.
ANH THƯ
Hậu quả nghiêm trọng mà coronavirus để lại là gì?
Cục Quản lý y viện Hồng Kông cho biết, những bệnh nhân hồi phục từ dịch coronavirus chủng mới có thể bị suy giảm chức năng phổi và khó thở khi đi bộ nhanh.
Kết luận này dựa trên nghiên cứu về tình trạng của một nhóm 12 bệnh nhân đã hồi phục. Theo bác sĩ Owen Tsang, giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Princess Margaret, hai hoặc ba người trong số này đã không còn có thể làm được những gì họ có thể làm trước đây.
"Họ khó thở khi đi bộ nhanh. Một số bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng phổi từ 20-30% (sau khi hồi phục)", South China Morning Post dẫn lời bác sĩ cho biết.
Phân tích kết quả chụp cắt lớp vi tính phổi của 9 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Princess Margaret cho thấy các dấu hiệu tương tự như "các vệt thủy tinh mờ", cho thấy tổn thương cơ quan nội tạng.
Đồng thời, bác sĩ Owen Tsang nói thêm rằng vẫn còn phải xem những ảnh hưởng lâu dài tác động đến phổi mà căn bệnh này có thể gây ra. Ví dụ, các chuyên gia có ý định tìm hiểu xem liệu có hay không việc COVID-19 góp phần vào sự phát triển chứng xơ phổi, tình trạng mà trong đó các dải mô liên kết hình thành trong cơ quan hô hấp, cản trở hoạt động bình thường của chúng.
Bác sĩ cũng khuyên các bệnh nhân xuất viện nên thực hiện các bài tập để kích thích hệ thống tim mạch, ví dụ như bơi lội, để giúp phổi phục hồi.
M.P
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Thủ tướng Israel muốn kiểm soát Covid-19 bằng công nghệ chống khủng bố Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông muốn triển khai các công cụ giám sát kỹ thuật số để theo dõi bệnh nhân mắc Covid-19. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters Phát biểu hôm nay, 15/3, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết ông sẽ yêu cầu chính phủ cho phép lực lượng hành pháp sử dụng công nghệ chống khủng bố...