Nỗi lo an toàn thực phẩm ngày Hè
Mùa Hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.
Đặc biệt, việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ hoạt động trở lại cũng là một yếu tố làm gia tăng bệnh truyền nhiễm.
Xét nghiệm lấy mẫu thực phẩm chuyên sâu tại chợ Phùng Khoang. Ảnh: Trần Thảo
Bảo đảm ATTP không quên phòng dịch
Theo khảo sát của phóng viên Kinh tế & Đô thị, mở cửa trở lại sau một thời gian dài nghỉ dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán ăn trên các phố Tô Hiệu, Duy Tân (quận Cầu Giấy), đường Mễ Trì ( quận Nam Từ Liêm), Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng (quận Đống Đa)… không chỉ ý thức tốt trong việc bảo đảm ATTP mà còn thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay…
Trước khi mở cửa trở lại, anh Đặng Mạnh – chủ nhà hàng cá lăng trên địa bàn phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm đã tu sửa lại hệ thống nhà hàng, bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời tập huấn, bồi dưỡng kiến thức vệ sinh ATTP cho nhân viên nhà hàng trong thời gian nghỉ dịch. “Từ khi mở cửa đến nay, chúng tôi luôn ý thức việc bảo đảm ATTP từ khâu chọn mua nguyên liệu, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rửa tay, đeo bao tay, khẩu trang khi chế biến thực phẩm. Ngoài ra, việc rửa bát, tráng bát bằng nước đun sôi cũng được nhà hàng thao tác rất cẩn thận, tỉ mỉ. Bên cạnh hướng dẫn khách rửa tay, sát khuẩn trước khi vào nhà hàng, chúng tôi cũng tuyên truyền để khách luôn ý thức trong việc phòng, chống dịch” – anh Mạnh cho biết.
Còn chị Thục Quyên – chủ nhà hàng chuyên gà trên phố Duy Tân, quận Cầu Giấy cho hay, nhà hàng không chỉ khắt khe trong chọn lựa thực phẩm chất lượng mà còn đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh ATTP. Ngay từ khi mở cửa trở lại, nhà hàng đã chuẩn bị mọi khâu phòng dịch như nước sát khuẩn, xà phòng để phục vụ khách.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, việc ăn uống an toàn chưa thực sự được coi trọng, nhất là đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen sử dụng thức ăn đường phố. Rất nhiều chủng loại thực phẩm chế biến sẵn như cá kho, cá rán, đậu rán, vịt quay, thịt nướng, các loại dưa cà muối… sẵn sàng phục vụ thực khách. Do sự tiện lợi, nhiều người lựa chọn thức ăn đã sơ chế, chế biến sẵn, tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm này tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn như không có tủ kính che đậy, khiến bụi bặm, ruồi nhặng mang theo vi khuẩn có thể xâm nhập.
Sở Y tế cũng yêu cầu Chi cục ATVSTP phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và TTYT quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm để chủ động giám sát, xử lý tại cộng đồng.
Tăng cường giám sát
Đề cập đến công tác quản lý ATTP, Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng quận liên tục tăng cường thanh tra, kiểm tra. Gần đây nhất, Tổ xét nghiệm, Phòng Y tế quận đã lấy mẫu thực phẩm (gồm thịt gia súc, gia cầm, nội tạng gia súc, gia cầm) tại siêu thị Kmart Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, siêu thị Vinmart số 89 Lê Đức Thọ, chợ Phùng Khoang phường Trung Văn để gửi mẫu đi xét nghiệm chuyên sâu tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia.
Riêng tại chợ Phùng Khoang, tổ lấy mẫu đã thực hiện test nhanh 20 mẫu giò, chả của 5 cơ sở kinh doanh, kết quả tất cả mẫu đều âm tính với hàn the và chất bảo quản. Trước đó, Tổ xét nghiệm cũng đã thực hiện lấy một số mẫu xét nghiệm hải sản, thịt gia súc, gia cầm và rau, củ, quả tại 7 cở sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phường Cầu Diễn. “Sau 10 ngày có kết quả xét nghiệm, tổ sẽ báo cho trạm y tế và UBND các phường để thông tin kết quả đến các cơ sở kinh doanh. Trường hợp kết quả các mẫu thực phẩm không bảo đảm an toàn, ở mức độ vừa phải, quận sẽ đưa ra cảnh báo. Với những chất bảo quản hay hóa chất gây hại, ảnh hưởng tới sức khỏe, chủ các cơ sở có mẫu vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định về VSATTP như đóng cửa, xử phạt hành chính” – Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho hay.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung nhấn mạnh, để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch và bảo đảm ATTP trong mùa Hè, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường giám sát các cơ sở trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo đảm ATTP. Đặc biệt chú trọng các mặt hàng thực phẩm ăn ngay, thức ăn chế biến sẵn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể….
Tiêm chủng muộn cho trẻ và những hậu quả nguy hiểm
Tiêm chủng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng. Tiêm chủng muộn cho trẻ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm giảm hiệu quả vaccine, trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ phản ứng sau tiêm chủng,...
Tiêm chủng đúng thời điểm là cách tốt nhất để tạo hệ miễn dịch tối ưu cho trẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tiêm chủng cũng được diễn ra theo lịch dự kiến, đôi khi tiêm chủng muộn cho trẻ xảy ra bởi một số nguyên nhân khác nhau như cha mẹ không nắm được lịch chính xác, quên lịch hoặc cố tính không cho trẻ tiêm chủng,... Và nó để lại rất nhiều hậu quả khác nhau cho sức khỏe của trẻ.
Tiêm chủng muộn cho trẻ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng (ảnh: internet)
Một số hậu quả của tiêm chủng muộn cho trẻ mà cha mẹ cần biết:
1. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh chưa được tiêm phòng
Tiêm chủng muộn cho trẻ đồng nghĩa với trẻ không được tạo miễn dịch chủ động với các bệnh lý chưa được tiêm phòng. Khi các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) tấn công vào cơ thể trẻ thì các yếu tố miễn dịch của trẻ là không đủ để có thể phòng chống việc những căn bệnh xuất hiện. Điều này khiến trẻ dễ bị bệnh hơn so với các trẻ được tiêm phòng theo đúng lịch hẹn đã đặt ra.
Hơn nữa, khi trẻ mắc bệnh cũng làm tăng khả năng trẻ phải được đưa đến bệnh viện để thăm khám, nơi mà mầm bệnh có thể tồn tại ở bất kỳ đâu. Điều này lại vô tình gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ và trở thành một vòng xoắn lặp đi, lặp lại.
2. Tiêm chủng muộn cho trẻ làm tăng nguy cơ xuất hiện các phản ứng sau tiêm chủng
Tiêm chủng muộn cho trẻ không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ do không được tạo miễn dịch mà nó còn làm gia tăng xác suất xảy ra các phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ. Những đứa trẻ tiêm chủng muộn dễ gặp những biểu hiện phản ứng nặng sau tiêm hơn những đứa trẻ được tiêm chủng đúng lịch, chẳng hạn như sốt cao hay co giật,...
Do đó, làm quá trình tiêm chủng trở nên rủi ro hơn, đe dọa nhiều đến sức khỏe và thậm chí có thể là tính mạng của trẻ.
3. Hiệu quả của vaccine bị suy giảm nếu tiêm chủng muộn cho trẻ
Thời điểm trong lịch tiêm chủng của trẻ không phải là sản phẩm của một sự suy luận ngẫu nhiên hay một cảm hứng bất chợt. Mà nó là kết quả tổng hợp, phân tích đối với rất rất nhiều thử nghiệm và thống kê khác nhau trên cả động vật và người nhằm xác định thời gian phù hợp nhất để sử dụng vaccine.
Tiêm chủng muộn cho trẻ làm giảm hiệu quả miễn dịch của các loại vaccine khi sử dụng, vì thế trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn kể cả khi đã được tiêm phòng bù. Chẳng hạn với vaccine viêm gan B, trẻ cần được tiêm trong 24h đầu sau sinh, tiêm phòng sau ngày thứ 7 không có quá nhiều ý nghĩa dự phòng viêm gan B cho trẻ.
4. Gia tăng nguy cơ dịch bùng phát trở lại trong cộng đồng
Tiêm chủng không chỉ nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe của bé, mà nó còn là vũ khí để chặn đứng sự lây lan các căn bệnh nguy hiểm trong cộng đồng.
Tiêm chủng muộn cho trẻ có thể khiến trẻ bị mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng,... Khi này những đứa trẻ được tiêm chủng muộn có thể trở thành một đối tượng nguồn bệnh và rất dễ dàng lây lan bệnh ra cộng đồng. Vì vậy, trẻ cần phải được đưa đến các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng theo đúng lịch hẹn không chỉ vì sức khỏe của trẻ mà còn là vì sức khỏe của cả cộng đồng.
Có thể thấy rằng, tiêm chủng muộn cho trẻ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nhau cả đối với trẻ và với những người xung quanh. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ đúng lịch tiêm chủng của trẻ theo các quy định đã được đặt ra để luôn giúp bé tránh xa các căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan.
Virus phòng thí nghiệm nếu để "sổng chuồng", nhân loại có thể đối diện đại dịch chết người Đây là những virus, vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, gọi chung là mầm bệnh, được con người tạo ra dùng cho mục đích nghiên cứu nhưng do quản lý yếu kém, chúng "sổng chuồng" khiến nhân loại nhiều phen hú vía. Ảnh minh họa Theo các chuyên gia về bệnh lây nhiễm, người đầu tiên có công phát hiện ra virus là...