Nồi lẩu cuối tuần chọn thịt heo tộc làm điểm nhấn đặc sắc
Ở những số trước, Trưa ăn gì từng gợi ý mẹt heo tộc với nhiều món ăn làm mới bữa cơm cuối tuần của gia đình bạn thì lần này là những món lẩu đặc sắc nấu từ thịt heo tộc.
Thời gian gần đây, nhiều nhà hàng chuyên ẩm thực Việt có giới thiệu những món ăn mới từ heo tộc và cách chế biến của họ là lên mẹt. Cứ một mẹt heo tộc là gồm 5-7 món được chế biến từ các phần thịt heo như ba rọi, thăn, lòng, đuôi, móng… Trong đó, lẩu heo tộc là sự nâng cấp của một phần canh thịt heo tộc với đa dạng phần thịt cũng như rau nhúng kèm.
Để làm lẩu heo tộc, đầu bếp tại các nhà hàng thường sơ chế nguyên con heo khoảng 2-3kg rồi phân ra các phần thịt khác nhau để chế biến món ăn. Hợp vị cho lẩu phải kể đến là ba rọi, nạc vai, đuôi, móng và một số bộ phận của lòng heo. Về phong cách nấu lẩu, các nhà hàng thường chọn một trong ba loại sau:
Lẩu heo tộc nấu măng: Chọn măng làm nguyên liệu cho món lẩu, đầu bếp như lấy vị chua nhè nhẹ của măng để đẩy hương vị thanh ngọt của thịt heo tộc. Theo đó, một số nguyên liệu không thể thiếu của món lẩu này là xương và thịt heo tộc, măng vàng, riềng, gừng, hành tây, hành lá và ngò rí. Sau sơ chế xương, họ cho vào nồi hầm cùng các gia vị nêu trên, khi nồi hầm được khoảng 30 phút thì cho măng vào và dọn lên ăn kèm ngò gai, rau om và bún tươi. Lẩu heo tộc khoai sọ: Khoai sọ là loại củ phù hợp để chế biến trong các món lẩu dân dã Việt Nam. Khác với nước lẩu măng, nước lẩu khoai sọ có vị béo bùi từ khoai được nấu khéo léo cùng nước hầm xương heo tộc. Thức ăn kèm của món lẩu cũng đa dạng hơn khi gồm có đậu hũ non, tàu hũ ky, rau mồng tơi và đĩa mì hoặc hủ tiếu ăn kèm.
Video đang HOT
Lẩu heo tộc nấm xí quách: Từ cái tên món ăn đã nói lên thành phần của món lẩu và hương vị mà đầu bếp mong muốn gửi đến thực khách. Đó là vị thanh ngọt hoàn toàn từ nấm khi kết hợp cùng thịt heo; đó là phần xí quách mà thực khách thích thú bởi “rỉa” từng miếng thịt hay húp phần tủy trong ống xương. Nấm chọn nấu cho món lẩu này không bắt buộc theo công thức nào mà tùy thuộc vào sở thích thực khách hay phong cách nhà hàng. Rau nhúng kèm gồm cải bẹ xanh, rau tần ô, xà lách son.
Qua khảo sát, giá một phần lẩu heo tộc khoảng 300.000 – 400.000 đồng/phần, phù hợp cho nhóm 2 khách. Nếu đi đông hơn, mọi người có thể gọi thêm một số món ăn từ heo tộc là dồi heo, nướng, tái chanh, giò heo chiên nước mắm, heo xào riềng…
Nồi lẩu cuối tuần chọn thịt bò 'xăm mình' độc đáo
Thời gian gần đây, thịt bò Fuji gây sốt cộng đồng ẩm thực bởi độ thơm ngon, màu sắc bắt mắt đi kèm giá bán phải chăng so với bò Kobe. Vậy nên, nồi lẩu cuối tuần hôm nay sẽ chọn loại thịt bò này làm nguyên liệu chính.
Theo các cửa hàng thực phẩm ngoại nhập, bò Fuji hay còn gọi là bò "xăm mình" bởi cách nhà sản xuất tạo nên những đường vân mỡ cẩm thạch đều nhau trong miếng thịt, giúp thịt có độ mềm mại và hương vị đặc trưng.
Để làm ra từng miếng thịt bò Fuji, các nhà sản xuất đã chọn những ra những con bò nuôi tại Úc và Nhật Bản trong điều kiện môi trường và thức ăn tốt. Sau đó, họ chỉ chọn đúng phần thăn lưng của bò để làm thịt bò Fuji. Đặc biệt, phần vân mỡ của thịt là sự kết hợp của xương, thịt, sữa bò Kobe cùng tinh chất nấm shimeji nên vị thịt gần giống như bò Kobe. Khi nhập khẩu về Việt Nam, thịt bò được cắt theo từng miếng có trọng lượng 200g, đóng gói chân không với giá bán khoảng 650.000 - 750.000 đồng/kg.
Thông thường, các đầu bếp ứng dụng thịt bò Fuji để làm steak, nướng, áp chảo với bơ hoặc cắt nhỏ xiên que. Vậy nhưng, đem thịt cắt lát mỏng nhúng lẩu lại là món ăn được ưa chuộng bởi thực khách cảm nhận rõ độ tươi của thịt, độ béo bùi của vân mỡ. Tùy vào sở thích mà thực khách chọn các vị lẩu để dùng kèm thịt bò Fuji.
Nước lẩu Tứ Xuyên: Đối với các tín đồ ăn cay, lẩu Tứ Xuyên mang đến một trải nghiệm mới lạ bởi vị cay của ớt không nằm ở khoang miệng hay cổ mà tập trung nhiều ở phần môi. Cảm giác môi tê tê là cái lưu luyến những ai từng thưởng thức. Ngoài vị cay, nước dùng lẩu Tứ Xuyên còn là sự tổng hợp của nhiều loại gia vị thảo mộc nên tốt cho sức khỏe người dùng.
Nước lẩu trường thọ: Khác với nước lẩu Tứ Xuyên mang vị cay, nước lẩu trường thọ lại là hương vị thanh ngọt, chút béo bùi nhẹ của sữa và hạnh nhân. Cộng thêm sắc màu trắng, lẩu trường thọ phù hợp cho bữa tiệc có người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ.
Nước lẩu Shabu Shabu: Nếu như hai loại lẩu trên bắt nguồn từ ẩm thực Trung Hoa thì Shabu Shabu lại là nước lẩu đặc trưng của người dân Nhật Bản. Những nguyên liệu không thể thiếu để nấu ra nồi nước dùng Shabu Shabu chính là rong biển, nấm hương, lá tảo bẹ khô và đặc biệt là nguyên liệu bột cá. Dù có vị thanh tương tự lẩu trường thọ nhưng ở Shabu Shabu lại bật lên vị mặn mà của rong biển và bột cá.
Nước lẩu kim chi: Mang vị chua đặc trưng do có thành phần là kim chi, nước lẩu kim chi là đại diện cho ẩm thực Hàn Quốc, nơi người dân dùng kim chi trong mỗi bữa cơm hằng ngày. Để nấu lẩu kim chi, người ta hầm nồi nước dùng xương heo trước đó, rồi mới cho thêm củ cải, hành tây, tảo bẹ và tương ớt Hàn Quốc vào sau.
Khi thịt đã có, nước lẩu cũng đã chọn xong thì mọi người chỉ việc chọn rau nhúng lẩu là có thể thưởng thức. Tại các nhà hàng, rau được bán theo hai dạng là lẻ và combo với một số loại rau phổ biến như cải thảo, nấm tai mèo, cải ngọt, bắp, nấm kim châm. Nếu chọn ra hàng quán thưởng thức, mọi người có thể đến các nhà hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Hoa để thưởng thức vị lẩu mình yêu thích. Còn không vẫn đặt lẩu về nhà dùng bữa thông qua các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến.
Món ngon cuối tuần: Canh trai nấu chua ngon tuyệt Canh trai nấu chua ngon tuyệt. Bữa cơm cuối tuần sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu có món canh trai, vị chua hòa lẫn vị ngon thơm của trai giúp bạn và gia đình ngon cơm hơn. Nguyên Liệu Trai: 1,5kg Cà chua: 2 quả Sấu: 4 quả (Nếu không có sấu các bạn có thể thay bằng quả dọc, me) 1...