Nồi lẩu cuối tuần: Ấm áp lẩu cháo Phúc Kiến những bữa trưa trời mưa bất chợt
Tiết trời Sài Gòn những ngày giao mùa thường đón cơn mưa bất chợt vào giấc trưa. Cùng quây quần bên nồi lẩu cháo Phúc Kiến để thưởng thức những dư vị mới lạ nhưng rất đỗi thân quen từ món cháo này.
Nhắc về các món lẩu kết hợp cùng cháo nấu từ gạo thì ẩm thực Việt có lẩu cháo chim, lẩu cháo lòng, lẩu cháo gà hay lẩu cháo hải sản. Thế nhưng, ở đất nước láng giềng – Trung Quốc – cũng có món lẩu cháo thơm ngon, bổ dưỡng với tên gọi lẩu cháo Phúc Kiến.
Để làm món này, các hàng quán thường chuẩn bị một số nguyên liệu như gạo (tẻ, nếp), nấm rơm, nấm kim châm, bột năng, rau cải cay và tần ô, các gia vị mắm, muối, tiêu, đường và nguyên liệu quan trọng nhất không thể thiếu là thịt cá. Theo đó, một số loại cá phù hợp cho món lẩu cháo này là cá gộc, cá đường hoặc cá chẽm.
Dù chọn cá nào, nguyên tắc sơ chế mà đầu bếp ứng dụng sẽ là đánh sạch vẩy, loại bỏ nội tạng, đặc biệt là phải lấy sạch phần máu ở ngay sống lưng để tránh thịt cá bị tanh. Sau đó, dùng muối chà lên mình cá cho sạch nhớt cũng như khử mùi hiệu quả hơn.
Một bí quyết để nấu cháo trong món ăn này chính là sự pha trộn hai loại gạo tẻ và nếp theo một tỷ lệ nhất định rồi đem rang chung với nhau trước khi đem nấu cháo. Việc còn lại lúc này chỉ là sơ chế rau, củ rồi nấu cháo, thả thịt cá vào và nhúng rau ăn kèm mình yêu thích. Nước chấm hợp vị nhất cho lẩu cháo Phúc Kiến thường là nước mắm mặn xắt thêm lát ớt.
Video đang HOT
Mong rằng, với gợi ý lẩu cháo Phúc Kiến mới lạ này, bạn đọc sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị cho bữa trưa thứ Bảy với gợi ý các món ăn chế biến theo hình thức lẩu. Tại TPHCM, có nhiều quán ăn, nhà hàng ẩm thực Hoa phục vụ món ăn này với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/phần.
Bí quyết nấu cháo ngon và nhừ
Chỉ bí quyết hay để nấu cháo nhanh nhừ và ngon nhất ai ăn cũng thích - hãy bỏ túi ngay hôm nay. Đừng lầm tưởng nấu nồi cháo thơm ngon là dễ. Mỗi loại cháo có cách nấu riêng, bạn hãy nhanh tay "bỏ túi" những bí quyết sau để có thể trổ tài mời mọi người thưởng thức.
Nên rang gạo trước khi nấu cháo
Trước khi nấu cháo, bạn nên đem gạo vo sạch, để ráo nước rồi rang trên bếp cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong là được. Cách làm như thế sẽ giúp nồi cháo của bạn có mùi thơm đặc trưng, hạt cháo không bị nát vữa, nhưng lại rất nhừ.
Mẹo hay để nấu cháo nhanh nhừ và ngon nhất khác
Cách 1: Căn chuẩn lượng nước
Việc căn chuẩn mực nước cũng quyết định thành công khi nấu món cháo. Với món cháo trắng, lượng nước chuẩn nhất là tỉ lệ 1: 3, nghĩa là cứ 1 gạo thì 3 nước. Khi bạn nấu cháo cá hay cháo thịt, lượng nước này được thay đổi theo tỉ lệ 1: 4 nghĩa là 1 gạo 4 nước.
Cách 2: Bỏ gạo vào nước nấu sôi, đậy vung tắt bếp khoảng 15 phút rồi nấu sôi lại để nhỏ lửa, cháo nấu mau nhừ hơn bình thường rất nhiều. Cũng bằng cách này áp dụng cho các món hầm rất hiệu qủa. Hơn nữa lại tiết kiệm ga và điện.
Cách 3: Cho gạo vào nồi nấu sôi lên 1 lúc, đậy vung thật kín, tắt bếp đi, 1 lúc sau lại bật bếp cho sôi lại rồi tắt bếp, làm thế vài lần đảm bảo cháo nhừ tơi, kể cả các món hầm khác.
Bí quyết nấu cháo bằng nồi cơm điện để có được món cháo ngon
Lúc sôi thì nhớ dùng thìa gỗ đảo đều gạo và xương, vì nếu không đảo thì gạo ở dưới đáy sẽ bén nồi, cháy mất. Sau khi sôi, bật nồi cơm điện về chế độ giữ ấm (warm), để đó khoảng 30 phút thì lại lấy thìa gỗ đảo đều, bật lại chế độ cook cho sôi lại, sau đó lại bật lại chế độ warm độ 30 phút nữa là nồi cháo được rồi.
Thỉnh thoảng dùng thìa gỗ quậy đều cho gạo sánh lại. Chế thêm nước sôi để cháo đạt được độ sánh vừa ý.
Trưa nay ăn gì: Tự tay vào bếp đãi cả nhà món lẩu cháo chùm ngây dân dã Nếu như nhắc đến các món lẩu cháo thì nhiều người thường nghĩ đến lẩu cháo lòng, lẩu cháo gà, lẩu cháo cua đồng hay lẩu cháo cá ám đặc trưng vị Bắc bộ. Thế nhưng, trong ẩm thực vùng miền Việt Nam lại có món lẩu cháo mới lạ, dân dã được nấu từ chùm ngây. Chùm ngây là loại cây có...