Nỗi khổ tâm không biết tỏ cùng ai của cô con dâu dành cả thanh xuân để… buôn chuyện điện thoại với mẹ chồng
Thế là từ ấy cứ 2 ngày cô lại phải gọi cho mẹ chồng, ít nhất cũng nói chuyện phải 20 phút, nhiều lên đến cả giờ.
Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn là một vấn đề muôn thuở. Chúng ta đã nghe nhiều về chuyện mẹ chồng không hợp với con dâu, có khi chẳng nói chuyện với nhau được câu nào hòa thuận. Mẹ chồng có gọi điện hỏi thăm cũng chỉ gọi cho con trai bà, hoặc nói chuyện với cháu, chứ con dâu hoàn toàn ra rìa. Nhưng nàng dâu dưới đây lại rơi vào một hoàn cảnh tréo ngoe lạ đời: mẹ chồng luôn đòi hỏi được nói chuyện điện thoại với con dâu, vắng vài ngày là bà ý kiến ngay, thậm chí nhiều cuộc điện thoại lên đến cả tiếng trời!
“Em mới cưới đ ược gần 5 tháng (đang bầu 7 tháng) .
Vợ chồng e m ở H à Nội cách quê 60km, cũng tầm nửa tháng, 1 tháng về 1 lần .
Chuyện chả có gì, e m cứ 2 ngày gọi về cho mẹ c hồng 1 lần, vừa rồi ngày t hứ 4 e m mới gọi bà thái độ ý kiến ngay. Mà gọi chả có chuyện gì để nói ngoài câu cửa miệng: “Mẹ khoẻ không?”, “Mẹ ăn cơm chưa ạ?”. Rồi đến lượt bà hỏi mình về c ông việc làm ăn rồi trăm câu dặn dò dành dụm tiền bạc chi tiêu hợp lí trong khi con dâu bầu chả dặn dò q uan t âm gì. Hôm nào ít thì n ói chuyện 20 p hút, nhiều thì hơn 1 tiến g, cầm đ iện thoại xong tê tay đến tận hôm sau . Em thấy mỗi lần gọi về là áp lực, các chị bảo e m nên làm gì đây ạ? Không thể mãi n hư th ế đ ược, sau này e m sinh xong cũng k hông thể gọi liên tục và nghe đ iện t hoại lâu đ ược “.
Video đang HOT
Theo lời cô chia sẻ thêm, lúc mới cưới, khoảng 4 ngày đến 1 tuần cô mới gọi về cho mẹ chồng mà bà đã than phiền, còn gọi điện cho thông gia “mách tội”. Trong khi nửa tháng tới 1 tháng vợ chồng cô lại về thăm mẹ chồng 1 lần. Chồng cô và chị chồng cũng bảo cô hãy chiều bà, bà già rồi cô đơn muốn có người quan tâm, nói chuyện cho khuây khỏa. Thế là từ ấy cứ 2 ngày cô lại phải gọi cho mẹ chồng, ít nhất cũng nói chuyện phải 20 phút, nhiều lên đến cả giờ. Lúc cô đi chơi cũng không thoát được cảnh cầm điện thoại nói chuyện với bà, thế là cả buổi đi chơi đi tông. Giờ đây bầu bí dù mệt mỏi nhưng cô vẫn cố duy trì thói quen ấy được, sau này sinh con đến thời gian ăn còn chẳng có, thời gian đâu để nghe điện thoại của mẹ chồng hàng tiếng?
Thiết nghĩ gọi điện hỏi thăm cũng chỉ là một trong những hình thức quan tâm đến đối phương. Nếu con dâu chỉ nói chuyện suông mà chẳng có những hành động quan tâm thiết thực khác, thì cũng đâu thể gọi là có hiếu với mẹ chồng? Hơn nữa, có một sự thật như chính người vợ trẻ trong lời tâm sự đã trải nghiệm, gọi nhiều quá thì còn chuyện gì mà nói, ngoài mấy câu hỏi thăm cũ rích. Dẫu quý mến nhau tới đâu thì cũng không thể lúc nào cũng kè kè cái điện thoại tán chuyện với nhau được. Trừ phi là người yêu – mối quan hệ đặc biệt mà đến khoa học cũng khó lí giải việc họ có lắm chuyện gì để nói với nhau đến thế?
Ảnh minh họa
Hơn nữa ai cũng có cuộc sống riêng bận rộn, nhất là những người trẻ tuổi cần làm việc lo cho gia đình. Việc dành cả thanh xuân để nói chuyện điện thoại với mẹ chồng e rằng là chuyện vô cùng khó với các cô con dâu ngày đi làm, tối lại về tất bật cơm nước, nhà cửa và con cái. Trong khi câu chuyện cũng chẳng có gì, và mẹ chồng thì luôn chỉ quan tâm đến vấn đề bà muốn quan tâm, con dâu bầu bì bà đâu có ngó ngàng. Những cuộc điện thoại miễn cưỡng và không thể nói là vui vẻ ấy, ai là người nguyện ý muốn nghe hàng ngày?
Thật sự, người mẹ chồng trong bài viết cũng không nên áp đặt vào con dâu mình “thiết quân luật” như thế. Yêu thương là phải xuất phát từ tự tâm, chưa bao giờ là ép uổng. Con dâu quan tâm tới bà, lúc cô rảnh rỗi cô sẽ tự muốn gọi điện hàn huyên với bà. Bà về hưu rảnh rỗi có nhu cầu nói chuyện, nhưng bà cũng nên nghĩ tới các con bận rộn mệt mỏi với cuộc sống mưu sinh. Việc tìm đến những người bạn già của bà để bầu bạn cho bớt buồn có lẽ thích hợp hơn trong trường hợp này. Con cái vẫn quan tâm tới bà cơ bà, đâu lạnh nhạt, xao lãng, chỉ là chúng cũng bận rộn và nhiều khi cần nghỉ ngơi.
Chuyện nói to chẳng to mà nhỏ cũng chẳng nhỏ. Giá như người mẹ chồng có thể thấu hiểu và thông cảm hơn cho con cái mình, thì cũng chẳng đến mức con dâu bà phải lên MXH tìm sự chia sẻ như vậy.
Theo Afamily
Mẹ chồng bức xúc vì con dâu quá... giản dị
Bà Thu Nga (Khâm Thiên, Hà Nội) vốn là một phụ nữ sắc sảo. Khi còn trẻ một mình bà bươn chải nuôi hai con trai ăn học và trưởng thành.
ảnh minh họa
Bà vốn là một phụ nữ thích làm đẹp nên ngay cả khi có tuổi, bà cũng vẫn được hàng xóm xuýt xoa vì biết cách ăn mặc. Ấy thế mà các đám cưới trong khu tổ dân phố không thể thiếu bà làm người đại diện do mọi người thích vóc dáng sang trọng và cách ăn nói khéo léo sắc sảo của bà.
Là một người chưng diện nhưng một trong hai con dâu của bà Nga lại là một người quá đỗi giản dị. Trong khi con dâu cả thì như bản sao của bà thì con dâu út lại không để ý đến hình thức nhiều. Điều này khiến bà cảm thấy trong nhà như có "người lạ". Nhìn thấy con dâu út có phần xuề xòa, bà nhiều lần bóng gió "Để hôm nào mẹ dẫn đi mua vài cái áo mới cho hợp với nhà mình" thì con dâu bà luôn gạt đi. "Con giản dị quen rồi mẹ ạ, mặc lộng lẫy quá con không quen!". "Không cần phải lộng lẫy nhưng thay đổi chút là sẽ đẹp lên", bà gắng thuyết phục. "Mặc quan trọng là phải thoải mái và là mình mẹ ạ. Con nghĩ con chỉ cần lịch sự là được. Với lại con thoải mái thì con cũng tự tin hơn", con dâu bà đáp lại khiến bà Nga thở dài. Bà biết mình không thể thay đổi gì hơn.
Chính vì điều này nên trong nhà, hễ gia đình có việc là bà lại đi cùng con dâu cả, con dâu út cũng trở nên bị lẻ bóng hơn. Bà không muốn mọi người dị nghị vì mẹ chồng sành điệu hơn cả con dâu. Vả lại, bà Nga cũng không muốn mình bị xấu đi, bị "lệch tông" khi song hành cùng cô con dâu có phần đuối về nhan sắc. Thuyết phục con dâu các kiểu không được, bà Nga nhiều lần tự bỏ tiền ra mua quần áo nhưng đều không trúng sở thích của con dâu bà nên cô đều không mặc. Ban đầu bà tự ái nhưng rồi lại phải dẹp bỏ vì dẫu nói gì thì nó, ngoài việc ăn mặc không hợp mốt ra con dâu bà cũng là một cô gái ngoan ngoan, biết điều.
Hiểu về tính con dâu như vậy, nhưng bà vẫn không muốn ai chê con dâu mình về khoản hình thức. Mà điều này bà hay phải nghe nhất. "Con dâu út của bà, con bé ấy xấu thế. Lại còn chẳng biết cách ăn mặc nữa". "Mẹ chồng đẹp vậy mà con dâu thì quê mùa!". "Sao hồi đó nó xấu vậy, quê vậy mà bà còn cho chúng nó cưới?"... Đó chỉ là vài trong số vô vàn nhận xét về con dâu mà bà nghe được. Nhưng lúc vậy bà cũng bức xúc nhưng cũng không biết phải trả lời sao vì thực ra họ nói đúng điều bà nghĩ. Nhiều lần bảo con dâu không được, quan hệ của bà với con dâu cũng vì thế mà xấu đi.
Mọi cái chỉ thay đổi khi bà bị bệnh. Cơn đau ruột thừa kéo đến, bà gọi điện cho các con thì chỉ duy nhất con dâu út nhanh chóng có mặt đưa bà vào bệnh viện. Nếu chậm một chút có thể ảnh hưởng lớn đến sinh mạng, bởi vậy bà rất biết ơn nàng dâu út. Vẫn cái dáng tong tẩy, vẫn bộ quần áo xấu xí nhưng chưa khi nào bà cảm thấy biết ơn với dâu út như lúc này. Những ngày sau bà về nhà, cũng chỉ một mình dâu út chăm sóc. Hàng xóm qua thăm, cũng xuýt xoa không ngừng cảm kích trước cách chăm sóc của nàng dâu "lọ lem". Bởi thế, chính sự chăm sóc ân cần và chu đáo của con dâu út khiến bà chạnh lòng. Bà phải suy nghĩ lại về tất cả....
Theo Giadinh
Con dâu đáo để "thay đổi cục diện" cả nhà chồng Mất 3 tháng đầu làm quen với nếp sống nhà chồng, Thơ tự nhủ mình phải mạnh dạn thay đổi thì mới cải thiện được không khí và mối quan hệ các thành viên trong gia đình chồng. Ảnh minh họa Kết hôn một năm, Thơ quyết định chuyển công tác từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội để sống gần chồng....