Nỗi khổ ngày Tết của người phụ nữ 15 năm làm dâu phố cổ
Suốt 15 năm làm dâu, phần lớn thời gian nghỉ Tết của tôi là loanh quanh trong bếp. Nếu ngẩng được mặt lên thì cũng là chạy ra chợ để mua thêm đồ lễ, măng miến để làm cơm. Đến giờ, tôi chỉ muốn “vứt Tết” để đi du lịch.
Tôi đã quá oải với Tết. Ảnh minh hoạ IT
Tôi làm dâu ở phố cổ Hà Nội. Theo mẹ chồng tôi thì nề nếp gia phong từ xa xưa của gia đình, Tết Nguyên đán phải được chuẩn bị, chăm chút tỉ mỉ thì mới thành tâm, gia tiên mới đẹp lòng và cha mẹ, con cái mới được phù hộ may mắn. Ngoài ra, khách khứa, họ hàng đến chơi, nhìn vào việc bày biện trang trí Tết, mâm cơm Tết mà đánh giá về nề nếp gia đình, ngợi khen.
Video đang HOT
Để có được “sự đánh giá” cao của mọi người, ngay từ đầu tháng chạp, tôi đã phải “lăn” ra lau dọn, giặt dũ rèm cửa, đánh lại ghế da, giặt đệm, lau tỉ mỉ từng khe cửa, góc tủ. Chỉ riêng lau dọn bàn thờ cũng mất đứt hai ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật của tôi. Không chỉ lau dọn, giặt lại hoa nhựa mà còn phải đánh sạch bong từng lư hương bằng đồng và đôi hạc thờ. Pho tượng Phật bằng đá trên bàn thờ còn phải được “tắm” bằng rượu. Dọn xong, đôi tay tôi luôn nhức mỏi.
Mẹ chồng tôi cũng tự tay gói giò, gói bánh chưng nên độ 15 Tết sau khi tưng bừng cúng rằm là tôi lại phải đi lựa từng chiếc lá dong, lá chuối. Rồi mua thịt về tự giã làm giò nạc, thái thịt xào xáo để gói giò mỡ. Lá dong cũng được tỉ mỉ rửa sạch, cắt vuông góc ngay ngắn, lạt cũng phải đảm bảo mềm, mỏng, dai… Món măng cũng cầu kỳ từ ngâm măng, luộc mất vài ngày. Rồi thịt kho tàu, cá nướng, chả cốm, canh bong… Mẹ chồng tôi luôn yêu cầu cỗ cúng Tết phải ít nhất đủ 4 bát, 6 đĩa bao gồm bát măng, bát bóng xào, canh miến, canh mọc, 6 đĩa gồm: thịt già, giò, nem, xôi, bánh chưng, dưa muối, thịt kho tàu hoặc cá nướng… Cũng suốt từ 30 Tết, giao thừa đến hết mùng 3 Tết, một ngày 3 bữa. Mà cỗ bàn lúc nào cũng phải làm mới, nóng sốt… Vì thế, tôi vừa dọn xong cúng sáng lại bắt đầu làm cơm cúng trưa. Nhà chỉ có hai “nàng dâu” là mẹ chồng và tôi, tôi càng không thể “nhường việc” cho mẹ chồng.
Tôi chỉ kể đã thấy chóng mặt. Chính vì vậy mà ngày Tết tôi chỉ “chổng mông” trong bếp, liên tục lau dọn, nấu nướng. Suốt 15 năm nay, vào giờ khắc giao thừa, khi các thành viên trong gia đình ra ngoài đón Tết, chúc tụng lẫn nhau thì tôi không ở bếp để dọn nốt thì cũng là trong nhà vệ sinh để tắm rửa. Tết với tôi chỉ là sự ám ảnh trong mùi dầu mỡ còn lưng thì còng rạp.
Vì thế tôi ghét Tết, tôi muốn được giải phóng khỏi “mâm cao cỗ đầy”, muốn được đi du lịch ngày Tết. Tôi nhìn nhiều gia đình dẫn nhau đi du lịch mà thấy họ sung sướng làm sao. Tôi mong ngày Tết phải được vui chơi thoải mái, phải được diện quần áo đẹp, trang điểm xinh để hưởng thụ mùa xuân. Quanh năm suốt tháng đã ở với bố mẹ, sáng sáng, chiều chiều ăn cơm, trò chuyện với nhau còn chưa đủ “hiếu” hay sao? Tôi ước bố mẹ chồng có thể hiểu được để “giải phóng” cho tôi, để tôi “rộng cẳng” đi du lịch.
Theo Dân Việt
Bao giờ lấy chồng: Nỗi khổ của một 'FA' ngày Tết
29 xuân xanh, vài mảnh tình vắt vai nhưng chưa một lần lên xe hoa (tất nhiên em cũng chẳng mong lên xe hoa nhiều lần, nên càng phải chọn kỹ), nỗi khổ tâm của em khi mỗi dịp Tết đến hiếm ai thấu hiểu được.
Ảnh minh họa
Bạn bè đánh giá em là cô gái xinh đẹp, sành điệu và thành đạt. Học đại học xong em học tiếp cao học luôn nên có bằng thạc sỹ từ khi còn rất trẻ. Em lại không thuộc hàng những cô nàng mọt sách, chỉ biết làm bạn với nghiên cứu, bỏ bê chăm chút diện mạo bên ngoài hay ít va chạm xã hội đến mức thấy đàn ông là đã đỏ hết cả mặt cả tai. Em đẹp, lôi cuốn, tháo vát và giỏi giang. Phụ nữ nhiều người còn nhìn em ngưỡng mộ.
Mấy chị mẹ bỉm sữa cả ngày ngập mặt vào con không ít lần nhìn em than thở: "Như mày sướng thật, giờ chị muốn đánh đổi vài năm tuổi thọ lấy lại tự do tuổi trẻ cũng không xong". Em biết ánh mắt họ ý nhị nhìn em, ngưỡng mộ có, ghen tị có khi vòng eo 56 của em quá phẳng còn da mặt thì mịn màng, không hề có nám, tàn nhang vì chưa một lần sinh đẻ. Nhưng em có khi cũng muốn gia nhập với thế giới của họ, để đỡ khổ tâm mỗi dịp Tết về. Da mặt chùng, ngực chảy xệ, bụng phẽo, quần áo chẳng mấy hợp thời trang, nhưng họ "đã - lấy - chồng".
Ở đời, em sợ nhất là câu "cao không tới thấp không thông". Nhưng mẹ lại hay nói câu đấy nhất, mỗi lần muốn càm ràm em chuyện mãi không lấy chồng. "Mày kén vừa thôi, cao không tới thấp không thông" - có mỗi một câu mà năm nào cũng nói, đặc biệt khi Tết về, mẹ đếm tuổi em từng năm đấy!
Không phải em kén cá chọn canh. Đàn ông ngoài kia nhiều như lá mùa thu, nhưng tìm được một người phù hợp với mình, đâu phải dễ. Nhắm mắt đưa chân lấy chồng cho có, để rồi không hạnh phúc, có phải phí mất cả đời làm người cha mẹ đã phải vất vả lắm mới cho được mình không? Phụ nữ đẹp, thông minh biết yêu chiều bản thân, biết tỏa sáng trước đám đông, không lẽ lại phụt tắt chỉ vì cô ấy chưa lấy chồng?
Cứ Tết đến là chỉ muốn nằm nhà. Em sợ lắm những lời hỏi han của tất cả mọi người, "lấy chồng chưa?", "bao giờ lấy chồng?", "Ơ cái con bé này, sao mãi chưa lấy chồng nhỉ?". Từ ông bà, bố mẹ, đến cô bác, người thân, bạn bè của người thân, ai đến nhà cũng hỏi. Bao giờ Tết mới qua?
Theo Dân Trí
Choáng toàn tập với yêu sách của giúp việc ngày Tết Vợ chồng tôi là dân quê lên thành phố lập nghiệp, tuy không phải giàu có nhưng cũng có công việc ổn định, nhà cửa đàng hoàng. Chính vì vậy, chúng tôi đón bố mẹ lên ở cùng luôn. 1 năm trở lại đây, gia đình tôi thuê 1 cô giúp việc hơn 50 tuổi, ở dưới quê chồng lên đỡ đần công...