Nỗi khổ mang tên chóng mặt
Những tưởng, chóng mặt chỉ là triệu chứng thường thấy của người già nhưng nay đã thành nỗi khổ… quốc dân. Chóng mặt ghé thăm bất kỳ tuổi tác, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp hay thời gian khiến người người, nhà nhà muốn quay quay theo… trái đất.
Ảnh minh hoạ
Nghề nào cũng chóng mặt
Thật dễ hiểu khi những nghề phải làm việc ngoài trời hay trên cao như công nhân xây dựng, thợ lau kiếng nhà cao tầng, nhân viên điện lực, tài xế … thì dễ bị chóng mặt hơn những nghề nghiệp làm trong văn phòng, ngồi máy lạnh… Dù thế, ngay cả dân văn phòng “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu” vẫn không tránh khỏi chóng mặt ghé thăm khi bị hội chứng SBS (sick building syndrome) hay gọi nôm nay là bệnh văn phòng với số lượng ước tính khoảng 30% số dân văn phòng ở phương Tây mắc bệnh theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Điều này càng khẳng định, dù bạn làm nghề gì, trong văn phòng hay ngoài trời thì chóng mặt đều có thể viếng thăm bất kỳ lúc nào. Mọi người cần chủ động chú ý đến sức khỏe và xây dựng các biện pháp “phòng thủ” chứng chóng mặt kịp thời để tránh ảnh hưởng đến công việc.
Chóng mặt bất kể tuổi tác
Không còn là “đặc quyền” của người già, chóng mặt ngày nay phổ biến từ thanh niên, thiếu nữ, thậm chí cả trẻ nhỏ cũng không thoát khỏi. Tại Việt Nam, Bộ Y tế ước tính có khoảng 25% người dưới 30 tuổi bị rối loạn tiền đình não, hơn 65% người già có hiện tượng bị hoa mắt, chóng mặt, số còn lại chủ yếu là những người bị huyết áp thấp dẫn đến chóng mặt. Trẻ em cũng có thể bị chóng mặt do di truyền như bệnh đau nửa đầu, do chấn thương đầu hoặc biểu hiện của các bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, cảm lạnh hay cảm cúm. Ngoài ra, trẻ em và người già còn dễ bị chóng mặt do các yếu tố môi trường như thay đổi thời tiết lúc nóng lúc lạnh, đi nắng không được che chắn kỹ hoặc thời tiết lạnh mặc chưa đủ ấm.
Ở các độ tuổi thì chóng mặt do say tàu xe hoặc các yếu tố tâm lý, căng thẳng và áp lực lớn học tập, cuộc sống, gia đình đều có thể là nguyên nhân làm cho chóng mặt dai dẳng, trầm kha.
Nam nữ đều chóng mặt
Video đang HOT
Các nguyên cứu đều chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ chóng mặt thường cao gấp đôi đàn ông nhưng điều này không đồng nghĩa với việc đàn ông “miễn nhiễm” với chóng mặt. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng chóng mặt của hai giới cũng có vài khác biệt. Phụ nữ thường chóng mặt khi mang thai, mãn kinh, tiền kinh nguyệt hay những bất ổn về tâm lý thì đàn ông lại dễ chóng mặt bởi những nguyên nhân như lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, lười tập thể dục và có tâm lý chủ quan cho mình là phái mạnh, nên thường cho qua các triệu chứng chóng mặt khi xảy đến khiến bệnh tình diễn biến ngày càng nặng.
Với các nguyên nhân phổ biến khác ở tuần hoàn máu, thần kinh, viêm tai trong, các vấn đề thị giác, đường huyết… thì cả 2 giới đều có thể mắc phải dẫn đến triệu chứng chóng mặt.
Chóng mặt bất kể thời gian
Có người thường chóng mặt buổi sáng khi ngủ dậy nhưng cả ngày lại khỏe mạnh. Có người thì lại dễ chóng mặt, hoa mắt vào ban trưa nhưng có người thì cơ thể lại “thích chọn” chóng mặt vào buổi tối. Nếu thời gian chóng mặt là cố định như thế thì người bệnh còn dễ chủ động ứng phó, tuy nhiên, có người lại bị chóng mặt bất kể giờ giấc, lúc thì ban ngày, khi lại giấc tối khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.
Với mỗi thời điểm cơ thể dễ chóng mặt thường phản ánh vài nguyên nhân cơ bản mà nếu chú ý, người bệnh cũng có thể phòng tránh được, ví như buổi sáng chóng mặt có thể do thay đổi tư thế bất ngờ, độ cao gối không phù hợp hoặc do thức khuya sử dụng điện thoại. Buổi trưa chóng mặt thường do hạ đường huyết, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ máy lạnh qua nắng nóng… còn buổi tối thì nguyên nhân có thể đến từ sự mệt mỏi của cơ thể sau một ngày làm việc, huyết áp thấp…
Dù chóng mặt với bất kỳ nguyên nhân gì, người bệnh cũng nên giữ tâm lý lạc quan, chủ động thăm khám thường xuyên, giữ thói quen khám bệnh tổng quát ít nhất là một năm một lần để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của cơ thể và xây dựng lối sống ăn uống, hoạt động, làm việc lành mạnh. Ngoài ra, để cắt cơn chóng mặt nhanh chóng, người bệnh có thể tham vấn bác sĩ, dược sĩ về hoạt chất Acetyl – DL – Leucine được sản xuất tại Pháp, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Theo SK&ĐS
Uống rượu bia khi dùng thuốc: Các nguy cơ tiềm ẩn
Trong các dịp lễ Tết, hội hè... tần suất sử dụng rượu bia tăng cao và liên tục trong nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh...
Rượu chuyển hóa 90% chủ yếu qua gan. Trong khi đó gan cũng chính là cơ quan chứa nhiều men giúp chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, do đó, tương tác giữa rượu và thuốc là không thể tránh khỏi. Có hơn 900 hoạt chất thuốc xảy ra tương tác khi sử dụng đồng thời với rượu, các tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ dẫn đến những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Rượu làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân tim mạch
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc điều trị tim mạch là loại thuốc có tỷ lệ tương tác với rượu cao nhất (khoảng 24%), trong đó thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm này. Nên nhớ rằng, rượu có thể làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân, vì vậy, về mặt lý thuyết thuốc trị tăng huyết áp và rượu sử dụng đồng thời có thể làm xuất hiện tác dụng cộng hưởng lên huyết áp của bệnh nhân, làm giảm huyết áp trầm trọng và có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh.
Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bao gồm:
Thuốc chẹn alpha (clonidin, doxazosin) tương tác với rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp quá mức và an thần.
Nitroglycerin và isosorbide là thuốc giãn mạch và chống đau thắt ngực được sử dụng để giúp ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Trầm cảm và hạ huyết áp là các tình trạng có thể xảy ra khi các chế phẩm này được sử dụng đồng thời với rượu.
Thuốc chẹn beta (carvedilol, propranolol, atenolol, acebutolol, metoprolol, nebivolol,...) có thể làm giảm huyết áp khi kết hợp với rượu. Nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim là những triệu chứng bạn có thể gặp phải.
Rượu ảnh hưởng đến việc điều trị cholesterol máu
Các chất ức chế HMG-CoA reductase, còn được gọi là statins, là những thuốc được kê đơn rộng rãi trong điều trị cholesterol/ lipid máu tăng cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc trong nhóm này với rượu sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng quá mức hàm lượng triglyceride dẫn đến nguy cơ tổn thương gan ngay cả khi bạn sử dụng một lượng nhỏ thức uống có cồn. Vì vậy, hãy báo cáo với bác sĩ kê đơn loại thuốc này nếu bạn không thể ngừng uống rượu, hoặc khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan (buồn nôn, nôn, đau dạ dày, sốt, da vàng hoặc da trắng mắt, mệt mỏi quá mức, triệu chứng giống cúm) và việc theo dõi chức năng gan thường xuyên là việc làm cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này.
Rượu tác động xấu đến bệnh đái tháo đường
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 hoặc typ 2, việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu là rất quan trọng. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mà việc kiểm soát mức đường huyết khó, thì việc sử dụng với rượu có khả năng làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng do làm rối loạn nồng độ glucose trong máu.
Việc sử dụng rượu hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài ở bệnh nhân mắc ĐTĐ có chế độ dinh dưỡng tốt thì có nguy cơ làm tăng lượng glucose huyết. Ngược lại, ở bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém, uống rượu lúc đói lại dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh... Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng rượu với metformin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic - một tác dụng phụ hiếm gặp với các biểu hiện như buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm lạnh, đau cơ, thở dốc, đau dạ dày.
Ngoài ra, nhiều nhóm thuốc có thể tương tác với rượu, bao gồm kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H2, thuốc chống loạn nhịp tim, an thần gây ngủ, thuốc giảm đau, chống viêm...Vì vậy, khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh, cần thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn về nguy cơ xảy ra tương tác giữa rượu bia và các thuốc đang được kê đơn/sử dụng.
Nếu đã uống thuốc thì không uống rượu
Để tránh xảy ra tương tác với rượu hoặc các loại thức uống có cồn khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc và đảm bảo tình trạng sức khoẻ của bạn, phải:
- Tuyệt đối không sử dụng đồng thời thuốc điều trị bệnh với rượu. Để đảm bảo an toàn nên ngừng sử dụng rượu ít nhất 1 ngày trước hoặc sau khi dùng thuốc, báo cáo với bác sĩ/ dược sĩ để tránh tương tác không mong muốn xảy ra.
- Nếu cần thiết sử dụng thuốc sau khi đã sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn nên sử dụng cách ít nhất 2 tiếng và hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ để tránh tương tác nguy hiểm xảy ra.
- Không sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn khi bụng đói, chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 ly/ngày và không quá 2 lần trong tuần.
Ds. Ngô Thị Kim Cúc
Theo SK&ĐS
Những ai không nên ăn rau cần? Người mắc bệnh da liễu, bụng dạ yếu hay người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn rau cần để đảm bảo sức khỏe. Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học,...