Nỗi khổ không ngờ của Gen Z sau đại dịch: Phải chi hàng chục triệu đồng để ‘mua vui’
Những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 cho biết họ cô đơn nhiều hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học nào khác.
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cô nàng Lynette Ban chuyển từ thành phố New York đến thành phố Austin, bang Texas (Mỹ) để tiết kiệm tiền. Nhưng giờ đây, sau 3 năm làm việc từ xa, cô lại phải gánh một khoản chi phí mới mang tên: tình bạn.
Lynette ước tính cô chi ít nhất 500 USD mỗi tháng (tương đương hơn 12 triệu VNĐ) cho các hoạt động của hội nhóm và các sự kiện khác nhau nhằm kết bạn và duy trì kết nối. Khoản tiền đó bao gồm phí thành viên hàng năm trị giá 2.500 USD (tương đương 61 triệu VNĐ) cho câu lạc bộ xã hội Soho House và phí hàng năm 500 USD cho hoạt động tập thể dục ClassPass. Đó là số tiền nhiều hơn hàng trăm lần mỗi tháng cho những bữa trưa và bữa tối ăn ở ngoài.
Margaux Duvall, Lillian Lema và Lynette Ban (trái sang phải) đều đã chi tiền để tìm kiếm các mối quan hệ mới.
Cô gái trẻ nói: “Sau đại dịch, tôi bắt đầu ưu tiên tham gia nhiều câu lạc bộ này hơn và tham gia các tổ chức để tôi có thể gặp gỡ những người bạn mới”.
Lynette (năm nay 26 tuổi) giống như nhiều thanh niên Mỹ đã và đang trải qua phần lớn quãng thời gian thanh xuân của mình bên ngoài lớp học, văn phòng và những không gian chung khác, nơi thường hình thành các mối quan hệ “offline”.
Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy gọi hiện tượng đó là “đại dịch cô đơn”.
Đại dịch cô đơn
Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở giới trẻ. Cuộc khảo sát vào tháng 12 năm 2022 do Trường Giáo dục Sau đại học Harvard thực hiện cho thấy có tới hơn 1/3 người Mỹ, trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, cho biết họ thường xuyên cảm thấy cô đơn, gần như mọi lúc.
Richard Weissbourd, nhà tâm lý học trẻ em và gia đình, người tham gia nghiên cứu, nói với tờ tin tức The Insider rằng những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 cho biết họ cô đơn nhiều hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học nào khác.
Weissbourd nói: “Đây là thời điểm mà những người trẻ tuổi phải đưa ra một vài quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời mình và họ thực sự cần được hỗ trợ”.
Lynette Ban (phải) và bạn của cô ấy là Rachael đã tham gia lớp học làm mì ống trong chuyến đi đến Ý.
Cô đơn không chỉ là vấn đề sức khỏe tâm thần. Bác sĩ Vivek Murthy viết trong một báo cáo gần đây rằng sự cô lập với xã hội có thể nguy hiểm như hút tới 15 điếu thuốc mỗi ngày và góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ và mất trí nhớ.
Video đang HOT
Tờ The Insider đã phỏng vấn 23 thanh niên trong độ tuổi từ 21 đến 27 về trải nghiệm của họ với sự cô đơn.
Tất cả, trừ 3 người, cho biết họ hiện đang chi nhiều tiền hơn trước đại dịch Covid-19 cho các hoạt động xã hội như lớp học nghệ thuật và thẻ phòng tập thể dục để kết bạn. Nhiều người nói rằng họ đang chi tiêu ít hơn cho các chi phí cá nhân như đi du lịch một mình hoặc đăng ký xem TV.
Hy vọng tiền có thể mua được bạn bè
Nhiều thanh niên, đặc biệt là những người làm việc ở xa, đang cố gắng chống lại sự cô đơn bằng cách tìm kiếm những sở thích và hoạt động mới để gặp gỡ những người bạn mới.
Matt Schulz, nhà phân tích tín dụng của công ty LendingTree, nói với The Insider: “Việc không có trải nghiệm xã hội tại văn phòng sẽ thu hẹp vòng tròn xã hội của bạn và đặc biệt là khi bạn còn trẻ”.
Những người trẻ tuổi đã tham gia các lớp học nghệ thuật, giống như lớp học tại The Art Studio NY, để “đáp ứng nhu cầu hòa nhập cộng đồng”.
William Cabell, 24 tuổi, chi 70 USD/tháng (1,7 triệu VNĐ) để mua thẻ thành viên tại phòng tập leo núi và 161 USD (gần 4 triệu VNĐ) tại phòng tập võ thuật jujitsu ở Richmond, bang Virginia (Mỹ). Mục tiêu chính của Cabell với cả 2 nơi này là gặp gỡ những người mới chứ không hẳn là chỉ rèn luyện thể thao.
Cabell nói với Insider: “Để kết bạn, bạn cần có sự đều đặn và tôi nhận thấy rằng đặt cược đầu tư là một cách tốt để thu hút điều đó từ cả tôi và những người khác”. “Nếu bạn trả tiền cho một cái gì đó, bạn sẽ có được nó.”
Kỹ sư phần mềm cho biết anh đã tăng cường đầu tư vào các hoạt động xã hội sau khi gặp khó khăn trong việc kết bạn ở nơi làm việc.
Cabell nói: “Những loại hoạt động này giúp quá trình kết bạn dễ dàng hơn so với các hoạt động tự do vì chúng có xu hướng gắn kết chặt chẽ hơn. Về cơ bản, bạn cần phải tương tác với những người khác ở đó và buộc phải tham gia vào những tình huống xã hội mới”.
Cabell không đơn độc khi tìm đến phòng gym để kết bạn. Ameen Kazerouni, giám đốc công nghệ của thương hiệu thể hình Orangetheory Fitness, nói với The Insider rằng, số lượng thành viên thuộc thế hệ Z ở Orangetheory Fitness đã tăng 200% từ đầu năm 2019 đến ngày 1 tháng 8 năm 2023, nhanh hơn số lượng thành viên của bất kỳ thế hệ nào khác.
Kelly Lohr, giám đốc tiếp thị của Orangetheory Fitness, cho biết: “Việc tăng cường tập trung vào sức khỏe và thể chất cũng như mong muốn kết nối mạnh mẽ là 2 yếu tố lớn đang thúc đẩy nhu cầu và sự tăng trưởng thành viên thuộc Gen Z của chúng tôi”.
Soho House – một câu lạc bộ có mục đích rõ ràng là để “những người có cùng tư duy sáng tạo gặp gỡ, thư giãn, vui vẻ và phát triển” – cho biết trong báo cáo thu nhập hàng năm rằng Gen Z và Gen Y tạo thành “nhóm phát triển nhanh nhất” của câu lạc bộ.
Phí thành viên của Soho House tại New York có giá khoảng 1.300 USD một năm (hơn 30 triệu VNĐ) đối với những người dưới 27 tuổi.
Các studio nghệ thuật cũng đã chứng kiến sự gia tăng số lượng người tham dự Gen Z. Barley Vogel, chủ sở hữu và giám đốc của Studio Arts Dallas, cho biết số lượng người trẻ tuổi tham gia các lớp học của studio này ngày càng tăng.
Rebecca Schweiger, người sáng lập The Art Studio NY, nói với The Insider rằng Gen Z đang “tham gia các lớp học thường xuyên để đáp ứng nhu cầu về cộng đồng và kết nối”.
Cô nói: “Thông thường, những người trẻ tuổi đến một mình để tìm kiếm tình bạn bên cạnh sự thỏa mãn cá nhân”.
Rebecca nói: “Việc kết bạn, giao lưu với nhau, đầu tiên là làm quen trong môi trường lớp học và sau đó gặp nhau bên ngoài lớp học, là điều khá điển hình.
Noureen Shallwani, 27 tuổi, làm việc cho một công ty khởi nghiệp về công nghệ làm đẹp, cho biết cô cảm thấy mình phải khởi động lại xã hội sau khi chuyển từ Austin đến Philadelphia để làm việc trực tiếp vào năm ngoái.
Shallwani tham gia các nhóm Facebook để tìm những người sẵn sàng đi xem phim hoặc đi ăn tối với cô. Cô thường xuyên tham gia các lớp học Pilates để gặp gỡ mọi người và tiết kiệm tiền nhằm chi trả cho các kỳ nghỉ trong nước và quốc tế cùng bạn bè, khoảng 4 lần một năm.
Shallwani nói: “Cuộc sống trở nên dễ dàng hơn một chút khi ở trong một môi trường mà mọi người đều cảm thấy như thể bạn đã cùng nhau tập luyện, mọi người đã cùng nhau trải qua một trải nghiệm”. “Sau đó bạn nói chuyện và mọi người đều nói, ‘Lần này chúng ta có nên đi uống nước không?’ hoặc ‘Có một sự kiện đang diễn ra trong thành phố, tất cả chúng ta có muốn tham dự không?’”
Shallwani cho biết cô lo lắng về sự ổn định tài chính, mặc dù cô cho rằng việc chi tiêu cho các trải nghiệm xã hội là rất xứng đáng.
Tìm cách “rẻ hơn” để giải quyết nỗi cô đơn
Một số Gen Z không có đủ vốn – hoặc không đủ động lực – để chi hàng nghìn USD mỗi năm cho các hoạt động nhằm kết bạn. Thì may mắn thay, vẫn có những lựa chọn khác.
Lillian Lema, 27 tuổi, cho biết cô đã dành một ngày Chủ nhật của tháng 8 để ăn uống và thưởng thức âm nhạc cùng bạn bè trên đảo Peaks, bang Maine (Mỹ). Cuộc tụ họp xã hội, bao gồm 3 người bạn mà cô đã gặp hồi năm ngoái, thông qua Bumble BFF – ứng dụng nhằm khuyến khích các mối quan hệ tình bạn trong sáng, lành mạnh.
Lillian Lema (ở giữa) đã đi du lịch cùng những người bạn mà cô gặp trên Bumble BFF.
Lema, hiện là sinh viên tốt nghiệp, sống tại thành phố Portland, bang Maine (Mỹ), đã dùng thử phiên bản miễn phí của ứng dụng kết nối bạn bè Bumble BFF vào mùa hè năm 2022. Cô cảm thấy cô đơn vì chia tay bạn trai, làm việc cho một công ty bán lẻ và sống ở nhà.
“Nhìn lại vị trí của tôi một năm trước và vị trí hiện tại, thực tế là tôi vẫn giữ liên lạc với người mà tôi đã gặp qua một ứng dụng cách đây 1 năm, sau đó tôi giới thiệu cô ấy với những bạn mới và cô ấy giới thiệu tôi với những người bạn mới – tôi cảm thấy nó giống như một khung cảnh tuyệt đẹp”, Lema nói, lướt qua những bức ảnh về ngày vui vẻ trên Đảo Peaks.
Cô cũng tham gia City Girls Who Walk, một câu lạc bộ đi bộ miễn phí quy tụ phụ nữ để tập thể dục và gắn kết.
Những Gen Z khác nói với The Insider rằng họ đã tạo dựng mối quan hệ thông qua các sự kiện trưng bày miễn phí, hoạt động tình nguyện và tham gia câu lạc bộ sách.
Nguồn: Insider
Minh Nhật
BEAT NOW - Cộng đồng đi cùng sự phát triển của thế hệ Gen Z
Gen Z là thế hệ được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ internet, trở thành lực lượng hùng hậu người sử dụng mạng xã hội. Và BEAT NOW - một Fanpage gắn liền với sự phát triển của Gen Z đã ra đời.
Hãy cùng tìm hiểu BEAT NOW trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dự án Gen Z này nhé!
1. Một BEAT NOW đón đầu tin tức
Trong kỷ nguyên vô cùng của kết nối, việc cập nhật thông tin đã dần trở thành thói quen thường nhật của người tiêu dùng mạng xã hội nói chung và đặc biệt là lớp trẻ thế hệ Gen Z nói riêng. Tại cao trào thời đại thông tin ấy, BEAT NOW ra đời - trở thành một trang cung cấp thông tin đầy sức hút, đang thu hút một lượng đông đảo người trẻ.
Trực thuộc hệ thống BEAT Network, BEAT NOW chính thức ra mắt vào tháng 5 năm 2023 trên các nền tảng mạng xã hội hàng đầu như Facebook, Youtube và TikTok. Tên gọi "BEAT NOW" đã được tạo ra từ "Beatvn", kết hợp cùng "Now" - một từ tượng trưng cho thời điểm hiện tại, tốc độ nhanh chóng và sự tức thì.
Dù mới ra mắt nhưng BEAT NOW đã nhanh chóng thu hút sự chú ý với các con số ấn tượng bởi cung cấp thông tin dưới góc nhìn lạ lẫm, vui nhộn và gần gũi.
Kênh Youtube của BEAT NOW đã nhanh chóng đạt mốc 100K người đăng ký chỉ trong vòng một tháng, với hơn 110 triệu lượt xem hàng tháng. Đặc biệt, BEAT NOW trở thành một trong những kênh YouTube Shorts tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam, đạt hơn 150 nội dung mỗi tháng.
Không chỉ vậy, Trang Fanpage của BEAT NOW trên nền tảng Facebook cũng không kém phần ấn tượng, đạt hơn 50 triệu lượt tiếp cận hàng tháng kể từ khi khởi động vào tháng 7, với hơn 400 bài viết mỗi tháng. Trong số này, không ít nội dung đã trở thành trào lưu, thu hút hơn 1 triệu lượt tiếp cận, với hơn 100 nghìn lượt thích đặc biệt.
2. Một BEAT NOW luôn đồng hành cùng sự phát triển của Gen Z
Lướt trên các nền tảng của BEAT NOW, khán giả có thể dễ dàng bắt gặp những tin tức như: ấm lòng khi có những bàn tay ấm luôn đưa ra giúp đỡ cộng đồng, người dân giúp người bán cá bị đổ xe nhặt lại những con cá bị đổ, hay ấm áp tình yêu thương gia đình khi ốm đau luôn được dịu dàng đôi bàn tay bà âu yếm, nắn bóp; đôi nam nữ trẻ đang say sưa chuyện trò và niềm ngưỡng mộ tình yêu đẹp... Đến với BEAT NOW, khán giả sẽ cảm nhận được một bầu không khí nhiều hơn những tin tức đơn thuần, là sự đồng cảm, tương tác, giải trí trên mạng xã hội, là những góc nhìn đa chiều về thông tin và những quan điểm trẻ.
Dự án BEAT NOW mang chức năng cung cấp tin tức giới trẻ, điều này cũng đồng thời là tạo ra môi trường trên mạng xã hội thoải mái, tự do để các members có thể chia sẻ về những câu chuyện của mình như những người bạn. BEAT NOW luôn sẵn sàng, mở rộng hòm thư nhận về những tin tức, câu chuyện từ giới trẻ như những câu chuyện đời sống thường nhật mà thú vị, chuyện đi quân sự, yêu đương, câu chuyện cuộc sống, lao động...Từ ấy BEAT NOW cập nhật những thông tin mới, nhanh nhất xoay quanh đời sống của Gen Z, BEAT NOW đi theo guồng xoay của GenZ mỗi ngày.
Tới thời Gen Z làm sếp? Dù không có thâm niên vài chục năm, nhiều lao động trẻ (Gen Z) ngày nay đã chiếm nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Một số gương mặt Gen Z nổi bật hiện nay - Ảnh: thegenzpost.com Gen Z là sáng lập viên, CEO Elle De Freitas - 31 tuổi, sáng lập viên kiêm người đứng đầu công ty...