Nói hoài nhưng một bà, hai chị vẫn ‘lọt bẫy’ điện thoại, mất tiền tỉ
Dù cơ quan chức năng tại Đà Nẵng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, mạng Internet.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ở Đà Nẵng dính bẫy và bị lừa mất tiền tỉ.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng trái phép hình ảnh các cán bộ công an để gửi đến bị hại – Ảnh: Đ.C. chụp lại
Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Đà Nẵng) vừa tiếp nhận trình báo của 3 phụ nữ về việc bị lừa mất hàng tỉ đồng.
Trong đó, trường hợp bà T.O. (trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị lừa mất 2,1 tỉ đồng. Theo trình bày, bà O. có gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng với tổng số tiền 2,5 tỉ đồng. Vào chiều 24-10, bà O. nhận được điện thoại từ số máy 076…
Người gọi tự xưng là “cán bộ công an” thông báo bà có liên quan đến vụ tai nạn giao thông. Theo yêu cầu, bà O. đã cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân.
Tiếp đó, bà đã click vào một đường link do “cán bộ công an” gửi và thực hiện theo hướng dẫn. Sau đó, bà O. phát hiện tài khoản của mình mất 2,1 tỉ đồng.
Tương tự, chị T.H. (trú Đà Nẵng) cũng nhận được một cuộc gọi từ số 081…thông báo chị có bưu kiện gửi hàng cấm (ngà voi) từ Đà Nẵng đi nước ngoài.
Chị H. trả lời và khẳng định không liên quan thì được đối tượng lừa đảo hướng dẫn trình báo lên công an bằng cách chuyển hướng cuộc gọi.
Video đang HOT
Sau khi làm theo để chứng minh mình vô can, chị H. được “cán bộ” yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để phục vụ điều tra, xác minh. Ít phút sau, “cán bộ” gọi lại cho chị H. và thông báo chị liên quan đường dây rửa tiền.
Chị H. phải thực hiện cài đặt ứng dụng và truy cập link113… để “cơ quan điều tra” chứng minh không nhận tiền từ đường dây rửa tiền. Sau khi làm theo, tài khoản của chị H. bị mất hơn 1 tỉ đồng.
Một trường hợp khác là chị T.M. (trú Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cũng nhận được số điện thoại của người tự xưng là “cán bộ công an” nói chị nằm trong đường dây rửa tiền và mua bán ma túy.
Bằng các chiêu trò, đe dọa… các đối tượng đã lừa của chị M. số tiền hơn 1,6 tỉ đồng trong tài khoản ngân hàng.
Gia tăng tình trạng giả danh công an, viện kiểm sát lừa đảo qua mạng
Trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Lào Cai xuất hiện tình trạng tội phạm thông qua việc sử dụng các dịch vụ viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Theo đó, điểm chung của những vụ lừa đảo này nhằm vào các nạn nhận là những đối tượng ít có cơ hội tiếp xúc với thông tin, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông tin khuyến cáo từ các nhà mạng và cơ quan chức năng, thiếu hiểu biết về quy trình làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.
Hình ảnh kẻ xấu ứng dụng giả mạo "Bộ Công an" trên điện thoại (Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)
Các đối tượng lừa đảo lợi dụng yếu tố tâm lý, sự thiếu hiểu biết của người dân đối với các chính sách của Nhà nước, với các phương thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi, xảo quyệt như: Nhắn tin, gọi điện lừa đảo, lừa đảo qua hệ thống internet.
Hiện nay, việc nhắn tin lừa đảo đã phát triển với nhiều hình thức tinh vi, một số dạng cơ bản, thường gặp như: Thông báo người dân thuộc các chính sách hỗ trợ của nhà nước, để nhận hỗ trợ yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy nhập vào một số website mạo danh thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc lấy thông tin, thông báo khách hàng trúng giải thưởng và yêu cầu khách hàng nộp lệ phí thông qua việc cung cấp các mã số bí mật của thẻ cào...
Người sử dụng điện thoại di động bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo "đã nhận được một khoản tiền từ số điện thoại khác". Sau đó, đối tượng sẽ gọi điện trình bày chuyển nhầm tiền và xin được trả lại, lợi dụng sự cả tin và lòng thương để chiếm đoạt tài sản.
Tinh vi hơn, các đối tượng còn sử dụng các phần mềm, thiết bị kỹ thuật để tin nhắn lừa đảo giả mạo đầu số của các nhà mạng, khiến khách hàng không nghi ngờ và gửi tin kích hoạt các dịch vụ nội dung với giá cước cao, gửi tin nhắn đề nghị "Nhắn tin theo cú pháp để tham gia chương trình đấu giá với giá thấp" hoặc mời đăng ký, quảng cáo các dịch vụ có nội dung gây tò mò cho người dùng...
Người dân cần cảnh giác với các tin nhắn lừa đảo hiện trên điện thoại hoặc máy tính do kẻ xấu gửi tới lừa đảo (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai).
Trong thời gian qua đã ghi nhận các đối tượng sử dụng hình thức gọi điện lừa đảo giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước... gọi điện thông báo việc nạn nhân có liên quan đến một vụ án, hoặc liên quan một vụ rửa tiền...
Lợi dụng sự hoảng loạn của nạn nhân, các đối tượng yêu cầu nộp tiền vào tài khoản an toàn để thẩm tra, xác minh, giả mạo nhân viên các doanh nghiệp viễn thông gọi điện nhắc nợ cước, yêu cầu khách hàng làm theo hướng dẫn để nộp cước, dọa nạt sẽ cắt dịch vụ và khởi kiện nếu khách hàng không thực hiện.
Mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP và thanh toán hàng chục triệu đồng cho các đơn hàng online bằng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.
Giả nhận "nháy máy một chuông", khi những đầu số llạliên tục nháy máy hàng chục, hàng trăm lần trong ngày, gây ra các cuộc gọi nhỡ buộc nạn nhân phải gọi trở lại, tạo điều kiện cho kẻ lừa đảo nhận tiền từ nhà mạng.
Ngoài ra, đối tượng sử dụng hình thức lừa đảo qua hệ thống internet một cách tinh vi như lừa đảo nạp tiền qua website, hay truy nhập trái phép tài khoản facebook, zalo... của người dùng để thực hiện hành vi lừa đảo như vay tiền, mua hộ card điện thoại...
Kẻ xấu còn lợi dụng nhiều người thích chơi các game bài qua mạng nên đối tượng đã sử dụng hành vi đánh bạc qua mạng bằng hình thức game bài đổi thưởng để thu lợi bất chính, với hình thức dụ người chơi cài đặt ứng dụng, cho phần thưởng ban đầu và khi thua thì nạp tiền bằng tin nhắn hoặc số tài khoản, hiện nay chiêu trò lừa gạt này đang phổ biến vì trẻ con rất hay mượn máy điện thoại người lớn để nhắn tin nạp tài khoản; gửi thư qua hệ thống mail điện tử yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và làm các thủ tục nộp phí nhận giải thưởng của các hãng, chương trình khuyến mại...
Trước thực trạng trên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị báo, đài, các kênh thông tin quảng bá và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trước tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các dịch vụ viễn thông.
Cung cấp các đầu mối tiếp nhận và xử lý những trường hợp liên quan đến lừa đảo qua dịch vụ viễn thông. Các tổ chức, cá nhân chủ động liên hệ và kịp thời cung cấp thông tin về lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các dịch vụ viễn thông cho các cơ quan chuyên môn tại địa phương (Công an các cấp, Sở TT&TT, Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thị xã, thành phố) phục vụ công tác điều tra, xử lý.
Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành điều tra và vây bắt tội phạm, các doanh nghiệp viễn thông triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; nhắn tin cảnh báo người dân với các chiêu thức lửa đảo qua mạng viễn thông.
Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ nội dung và giá cước trước khi sử dụng các dịch vụ qua tin nhắn, không nhắn tin phản hồi hoặc làm theo hướng dẫn đối với những tin nhắn không rõ nguồn gốc, không có tên định danh, có nội dung quảng cáo, mời chào hoặc mạo danh...
Đồng thời liên hệ tổng đài của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để xác minh những thông tin liên quan đến các chương cchínhkhuyến mại và giải thưởng hay thủ tục.
Cân nhắc kỹ trước khi gọi lại những cuộc gọi nhỡ có đầu số llạtừ quốc tế (dấu hiệu nhận biết cuộc gọi quốc tế có đầu số phát sinh cuộc gọi nhỡ có hiển thị dấu cộng " " hoặc "00" và 02 số tiếp theo không phải mã Việt Nam "84") hoặc không nằm trong danh bạ.
Khi nhận được các cuộc gọi (đặc biệt người xưng là nhân viên viễn thông, cán bộ cơ quan pháp luật....), hay thư, tin nhắn từ các website, phần mềm... llạgửi tới người dân cần bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, thẻ tín dụng hoặc chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của người lạ.
Có thể sử dụng các phần mềm chuyên chặn cuộc gọi, tin nhắn không mong muốn.
Khuyến nghị khóa chiều gọi đi quốc tế khi không có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng các loại điện thoại thông minh cần thận trọng khi tải và cài đặt các ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc để tránh trường hợp máy điện thoại tự thực hiện cuộc gọi hay gửi tin nhắn.
Đề nghị người dân thông báo cho cơ quan chức năng hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi nhận được tin nhắn, thư, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo hoặc phát hiện đối tượng khả nghi.
Tử hình người bẫy chim vác thuê ma túy số lượng lớn Trong quá trình đi bẫy chim trên vùng biên giới Việt - Lào, Lê được một người đàn ông mang quốc tịch Lào "nhờ" xách ma tuý giúp với giá 25 triệu đồng. Nhưng khi chưa kịp nhận số tiền công thì Lê đã bị cảnh sát bắt giữ, và cái giá phải trả chính là bản án tử hình. Ngày 19/7, Toà...