Nổi hạch sau tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm?
Sau khi tiêm vaccine Covid, tôi thấy vùng nách nổi hạch bạch huyết, sờ đau, xin hỏi bác sĩ là tại sao và có nguy hiểm không? Tôi mắc ung thư dạ dày 3 năm, đang uống thuốc duy trì.
Nổi hạch bạch huyết có phải là dấu hiệu ung thư tái phát và có ảnh hưởng đến liệu trình điều trị bệnh? (Hoàng, 55 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Các phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm vaccine ở bệnh nhân ung thư cũng giống như các đối tượng khác. Ví dụ như đau tại vùng tiêm, sốt, ngứa, mẩn đó tại vùng tiêm, nổi mề đay, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sưng vùng mí mắt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt…
Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất… cần nhập viện ngay để xử trí.
Nhiều người lo sợ “nổi hạch bạch huyết sau tiêm không phải tác dụng phụ mà có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển”. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng có thể xảy ra khi tiêm phòng, hay xuất hiện ở nách cùng bên với cánh tay được tiêm và thường tình trạng này sẽ mất đi sau vài ngày, không gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu hạch nổi ở các vị trí khác thì cần được khảo sát kỹ hơn và báo cho bác sĩ điều trị bệnh ung thư để có sự thăm khám và đánh giá thêm.
Nếu không có các phản ứng gì đặc biệt sau tiêm thì bạn đến thăm khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
Trong trường hợp thấy các bất thường khác như đau tại vị trí không phải vùng tiêm, gầy sút cân, nổi hạch không phải vùng nách cùng bên cánh tay… thì bạn cần đi kiểm tra sớm hơn lịch hẹn để kiểm tra.
Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất,… cũng cần nhập viện ngay để xử trí.
Video đang HOT
Để tiêm chủng an toàn bạn cần thực hiện mọi quy định phòng chống dịch Covid 19 mà Chính phủ và Bộ Y tế đã khuyến cáo, đồng thời tuân thủ mọi chỉ dẫn, hướng dẫn tại nơi tiêm chủng trong theo dõi các phản ứng sau tiêm. Tuyệt đối tuân thủ lịch điều trị, dùng thuốc, tái khám của bác sĩ chuyên ngành ung thư, không tự ý bỏ thuốc hay bỏ ngang điều trị khi không có chỉ định.
PGS. TS Phạm Cẩm Phương
Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Nghe con gái lớn hét: "Em nôn ra máu", bà mẹ tức tốc mang con vào bệnh viện rồi kinh hoàng nghe bác sĩ nói nguyên nhân tử vong
Dù bác sĩ đã làm mọi cách để cứu chữa, nhưng bé gái vẫn không qua khỏi.
Nuốt dị vật không còn là tai nạn hiếm gặp xảy ra với trẻ em. Ngược lại, theo thông tin từ Sở Y tế bang New York (Mỹ), nghẹt thở do dị vật là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra tử vong không chủ ý ở trẻ dưới 5 tuổi. Riêng tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 12.000 trẻ em được đưa đến bệnh viện cấp cứu liên quan đến dị vật.
Mới đây, một bà mẹ có tên là Stacey Nicklin, sinh sống ở North Staffordshire (Anh), đã lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ khác về sự nguy hiểm của pin cúc áo sau khi con gái Harper-Lee Fanthorpe (2 tuổi) tử vong sau vài giờ nuốt phải nó.
Theo lời kể của chị Stacey thì sự việc xảy ra vào hôm 23/5 vừa qua, chị đang dọn dẹp nhà thì nghe tiếng con gái lớn Jamie-Leigh Nicklin-Hulme hét lớn trong phòng - nơi hai chị em đang chơi với nhau: "Mẹ ơi, em nôn ra máu" .
Quá sợ hãi, chị vội chạy vào phòng. "Khi tôi vào đến nơi, Harper-Lee đang nằm im dưới đất, mắt nhắm nghiền và có một vũng máu ngay bên cạnh. Tôi đã gọi tên con nhưng con không hề có phản ứng như thể con không có ở đó. Cảm giác đó là nỗi sợ tột cùng. Tôi giống như người đang mơ vậy", bà mẹ 2 con nhớ lại.
Harper-Lee đã qua đời sau khi nuốt phải cục pin cúc áo vài giờ.
Xe cấp cứu đã đến ngay sau đó, Harper-Lee được chuyển đến Bệnh viện Đại học Hoàng gia Stoke. Các bác sĩ nghi ngờ cô bé đã bị hóc dị vật, nhưng trước mắt phải truyền 2 lít máu cho bệnh nhi sau khi cô bé đã nôn hết một nửa lượng máu có trong người trước khi tiến hành phẫu thuật.
" Tôi chỉ được nhìn con trước khi vào phòng phẫu thuật một lần. Tôi đã nói yêu con và hứa sẽ đợi con ở ngoài. Nhưng không ngờ rằng đó là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy Harper-Lee.
Ca phẫu thuật mới tiến hành được một nửa thời gian, một bác sĩ đến nói với tôi rằng Harper-Lee đã nuốt phải một cục pin cúc áo - một loại pin tròn nhỏ được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như chìa khóa ô tô, đồng hồ, đồ chơi, điều khiển từ xa hay cân tiểu ly ở nhà bếp... Lúc sau, một bác sĩ khác ra và thông báo rằng do con bị rối loạn nhịp tim trong quá trình phẫu thuật nên đã qua đời. Tôi không thể đứng vững được nữa " - chị Stacey kể.
Bác sĩ cũng giải thích thêm axit từ pin cúc áo đã bùng cháy xuyên qua đường ống dẫn thức ăn và vào động mạch chính gây ra tình trạng chảy máu và nôn ra máu nghiêm trọng.
Chị Stacey đau đớn mỗi khi nhớ lại câu chuyện đau thương của con gái mình.
Như vậy, có nghĩa là chỉ vòng vài giờ nuốt pin, Harper-Lee đã qua đời. Điều này khiến chị Stacey rất ân hận vì đã không trông con cẩn thận. Chị nhớ mãi câu nói cuối cùng của con gái út khi mẹ bảo chơi với chị cho mẹ dọn nhà là: "Mẹ ơi, con cần mẹ".
Sau đám tang của con, chị Stacey mới đủ bình tĩnh để tìm hiểu xem con đã lấy pin từ đâu, và chị đã phát hiện ra một cục pin trong chiếc điều khiển từ xa ở phòng ngủ đã bị mất.
Dù rất đau lòng, nhưng chị Stacey vẫn muốn chia sẻ câu chuyện đau thương của mình để cảnh báo đến các cha mẹ khác: "Tôi đã hứa với con rằng nếu tôi có thể cứu 1 hay 100 đứa trẻ khỏi bị đau đớn như Harper-Lee thì tôi sẽ làm. Trẻ con cần được bảo vệ hơn. Và là cha mẹ, chúng ta phải luôn kiểm tra và theo dõi con của mình.
Chúng ta phải cho con biết sự nguy hiểm của pin - một thứ có mặt ở khắp nơi trong nhà từ đồ chơi cho đến chìa khóa xe ô tô hay điều khiển từ xa. Tôi đã phải nói với con gái lớn rằng em gái của con đã qua đời. Sự ra đi của Harper-Lee đã để lại một lỗ hổng trong lòng mọi người. 5 tuần vừa rồi là cực hình đối với tôi. Căn nhà yên tĩnh quá".
Trẻ em nuốt phải pin nguy hiểm như thế nào?
Khi trẻ nuốt pin vào cổ họng hoặc dạ dày, một dòng điện sẽ được kích hoạt bởi nước bọt gây ra phản ứng hóa học có thể làm bỏng (Ảnh minh họa)
Thạc sĩ, Bác sĩ Sarah Hunstead - người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm Hồi sức Nhi khoa (CPR Kids) ở Úc cho biết nếu trẻ nuốt pin vào cổ họng hoặc dạ dày, một dòng điện sẽ được kích hoạt bởi nước bọt gây ra phản ứng hóa học có thể làm bỏng thực quản hoặc dạ dày nghiêm trọng chỉ trong hai giờ. Và nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ sẽ tử vong.
Trong khi đó, các triệu chứng sau khi trẻ nuốt pin có thể không rõ ràng. Con có thể ho, nôn mửa, chảy nước dãi hay kêu đau ở cổ họng hoặc bụng. Vì vậy, hãy tin tưởng vào bản năng của mình và nếu nghi ngờ con nuốt phải pin, cha mẹ cần đưa con vào bệnh viện càng nhanh càng tốt. Vì bạn đang phải chạy đua với tử thần để giữ mạng cho con.
Bên cạnh đó, để đề phòng con không nuốt phải pin, các cha mẹ cần:
- Luôn để các loại pin mới và cũ ở xa tầm với của trẻ em. Bởi cho dù pin đã qua sử dụng rồi nhưng bên trong nó vẫn có thể còn tích đủ điện để gây thương tích đối với cơ thể của con.
- Nếu mua đồ chơi, thiết bị gia dụng hoặc các mặt hàng có sử dụng pin, cha mẹ nên tìm các sản phẩm có thể sạc nếu hết pin. Và tốt nhất là không nên lựa chọn những sản phẩm sử dụng pin cúc áo.
- Kiểm tra sản phẩm và đảm bảo ngăn chứa pin cúc áo luôn được giữ chặt bằng ốc vít. Nếu ốc vít bị mất và không có ốc thay thế thì nên bỏ hẳn pin ra ngoài và không dùng đến pin nữa.
- Vứt bỏ pin cúc áo đã sử dụng ngay lập tức.
- Hãy nói với người khác về tác hại nguy hiểm của pin cúc áo nếu chẳng may trẻ nuốt phải để họ nâng cao nhận thức và giữ an toàn cho con của họ.
Bé gái nhập viện cấp cứu do mắc thủy đậu Sau nhiều ngày điều trị, vùng da của bệnh nhi vẫn còn một số nốt phỏng nước hóa mủ, tình trạng sức khỏe ổn định. Thông tin vừa được Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ cung cấp. Bệnh nhi là bé P.N.Q., (3 tuổi, ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ), được gia đình đưa đến viện trong tình trạng sốt cao 40 độ...