Nổi hạch ở nách có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe gì và có gây nguy hiểm không?
Thường thì những khối u cục xuất hiện ở vùng nách không quá nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp nó cũng có thể ngầm cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Hạch là một tổ chức lympho thuộc hệ bạch huyết, có nhiệm vụ quan trọng trong hệ miễn dịch. Có 3 loại hạch mà bạn nên biết là hạch lành tính, hạch ác tính và hạch lao.
Thường thì các nốt hạch sẽ không hiện rõ trên da nhưng trong một số trường hợp hoạt động quá mạnh hoặc bị viêm nhiễm thì kích thước hạch sẽ trở nên to, nổi rõ, cứng hơn. Trong đó, hạch ở nách thường khó sờ và có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn ít ngờ tới.
Nếu nguyên nhân gây nổi hạch ở nách là do viêm thì thường sẽ kèm theo hiện tượng sưng, đau ở vùng ngực và khiến cơ thể mệt mỏi, ngứa ngáy. Còn trong trường hợp là hạch lành tính thì sẽ giúp sản sinh thêm đề kháng để chống lại các bệnh thông thường. Dưới đây là một vài vấn đề sức khỏe sẽ làm xuất hiện hạch ở nách mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Khi tuyến mồ hôi hoặc nang lông của bạn bị tắc, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và gây tích tụ mủ, tạo ra các cục hạch. Nếu mủ bị vỡ, nó có thể lây nhiễm ra các vùng da xung quanh và làm xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát… Vì vậy, những người mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi sẽ thấy nách của mình có khối hạch bất thường, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Ung thư vú
Các hạch bạch huyết ở nách là nơi mà ung thư vú sẽ lan rộng đầu tiên thông qua chất lỏng bạch huyết thoát ra từ vú. Do đó, nách sẽ trở thành vị trí mà phần lớn hạch bạch huyết tuyến vú dẫn lưu đến. Vậy nên, bạn cần chủ động đi khám nếu thấy có những nốt hạch bất thường ở vú để tầm soát nguy cơ ung thư từ sớm.
Viêm tuyến vú
Nữ giới đang cho con bú có khả năng cao mắc một loại bệnh nhiễm trùng là viêm tuyến vú (viêm tuyến sữa). Tình trạng nhiễm trùng này có thể làm sưng to các hạch bạch huyết ở nách. Đặc biệt, những người mắc bệnh viêm tuyến vú nên tuân theo cách điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú về sau.
Video đang HOT
U nang hoặc áp xe
Nếu bạn thường xuyên cạo lông ở vùng da dưới cánh tay thì điều này sẽ kích thích nang lông và vùng da mềm, từ đó gây u nang hoặc áp xe (bọc mủ). Theo Reader’s Digest, nguyên nhân gây áp xe thường là do bạn bị viêm nhiễm, vệ sinh chưa sạch sẽ.
Trong trường hợp bị u nang, khối hạch ở nách có thể gây đau và khiến bạn cảm thấy mất tự tin.
Vậy phải làm gì khi bị nổi hạch ở nách?
Khi thấy nách nổi hạch bất thường, bạn nên chủ động đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này là do đâu. Với các nguyên nhân nổi hạch là do viêm nhiễm thì nên tuân theo sự chỉ định khi dùng thuốc chống viêm từ bác sĩ chuyên khoa và có thể dùng thêm thuốc giảm đau theo liều lượng nếu người bệnh bị đau nhiều.
Với nguyên nhân là do ung thư, tùy theo từng giai đoạn, bạn sẽ phải tiếp nhận các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u đó.
Source (Nguồn): Reader’s Digest
4 tháng sau tiêm phòng, mẹ tá hỏa nhìn thấy hạch mưng mủ, phải đưa con đi phẫu thuật gấp và những kinh nghiệm sâu sắc gửi đến các mẹ khác
Qua câu chuyện của mình, chị Hiển gửi đến lời khuyên nhắc nhở các mẹ đừng xem thường hạch lao ở con mình.
Hầu hết các em bé chào đời đều được tiêm phòng lao trong tháng đầu sau sinh, thế nhưng, những biến chứng mắc phải không phải bé nào cũng bị và mẹ nào cũng biết để có cách hành động đúng đắn. Câu chuyện của chị Hiển và bé Khôi (6 tháng tuổi) hiện đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh được chia sẻ lại sẽ giúp các mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về việc nổi hạch sau tiêm phòng lao, từ đó có phương án thích hợp để phòng ngừa cho con. Bởi dù tiêm phòng từ sau sinh, nhưng đến lúc 4 tháng tuổi, bé Khôi mới bị nổi hạch bất thường ở nách, mưng mủ lớn và phải phẫu thuật rất đau.
Hai mẹ con bé Khôi.
Chị Hiển kể lại: " Sinh xong, bé nhà mình được tiêm mũi phòng lao. Những ngày sau đó, con vẫn chơi ngoan bình thường. Thế nhưng khi con được khoảng 4 tháng, mình thấy ở nách con có nổi một cục hạch bé. Lúc mới mọc lên thì chỉ u thôi, không màu, sờ vào thấy cứng. Con vẫn không có biểu hiện quấy khóc. Nhưng dần dần, hạch đỏ và to lên, khoảng 2 tuần sau, hạch mưng mủ lớn. Mình có tìm hiểu thì biết đây không phải là phản ứng hạch thông thường, vội vàng đưa con đi bệnh viện".
Lên đến bệnh viện Nhi đồng, hạch của bé Khôi đã vỡ mủ. Bé được bác sĩ nặn mủ và cho kháng sinh uống trong 3 ngày. Sau đó khi tái khám, mủ chưa hết, bé lại phải bị rạch và nặn tiếp lần 2 mà không được gây tê. Bé khóc vì đau, chị Hiển nhìn con mà xót xa. Sau đó lại là đơn thuốc kháng sinh để kháng viêm trong suốt 5 ngày. 10 ngày tái khám, vết thương đã lành song hạch phía trong chưa tiêu hết, vẫn còn cứng. Cuối cùng, bé Khôi vẫn phải phẫu thuật để tách nhân hạch hoàn toàn.
Chích nặn mủ 2 lần không hết nhân hạch, bé Khôi phải bước vào quá trình phẫu thuật.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, những phản ứng thường gặp của các bé sau khi tiêm phòng lao là sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, nổi ban hoặc nổi nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm... Những phản ứng này thường mất đi trong vòng 30 phút. Sau 2 tuần, tại chỗ tiêm xuất hiện vết loét rộng khoảng 10mm và tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Đây được xem là dấu hiệu của việc tiêm phòng lao hiệu quả.
Tuy nhiên, mũi tiêm phòng lao cũng sẽ có những phản ứng đặc biệt khác là hạch lớn ở tay, nách, cổ, hạch cứng sưng tấy dần, thậm chí mưng mủ. Những trường hợp này phải chích rặn nặn mủ, thời điểm thích hợp nhất là lúc hạch mềm. Sau khi rạch sẽ uống kháng sinh tiêu viêm, nếu sau 2 lần rạch không hết thì bắt buộc phẫu thuật gây mê để cắt nhân hạch. Đối với một số bé sẽ là hạch cứng không đau, không sưng thấy, trong vòng 4-6 tháng theo dõi nếu hạch không hết thì cần xét đến phương pháp rạch hoặc mổ, để lâu dài dẫn đến hạch phát triển.
Chị Hiển cho biết, bé Khôi phát hiện hạch đúng dịp Tết, không kịp chích hạch sớm, đến khi vào bệnh viện ở Sài Gòn đã tự vỡ ra luôn. Bé được rạch 2 lần để nặn mủ nhưng vẫn không hết hẳn, cuối cùng đành phải mổ để cắt hoàn toàn nhân hạch. Trộm vía hiện tại bé Khôi đã được cắt chỉ, ăn uống chơi ngoan bình thường.
Không muốn các bé phải bị phẫu thuật giống con mình, chị Hiển đưa ra lời khuyên thiết thực đến các mẹ khác.
Chị Hiển lưu lại thông tin về hạch ở nách sau khi tiêm phòng lao.
Qua câu chuyện của mình, xót xa khi thấy con phải chịu nỗi đau rất lớn, dùng dao rạch sống nặn mủ không gây tê, rồi lại phải bước vào quá trình gây mê phẫu thuật. Bé khóc, quấy, sút cân dù vẫn ti mẹ khá nhiều. Chị Hiển muốn gửi lời khuyên đến các mẹ khác để tránh trường hợp để lâu con phải phẫu thuật như bé Khôi.
Chị chia sẻ: "Không bác sĩ nào khuyến khích mổ hay rạch nặn mủ ở hạch. Nhưng nếu không chữa, rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm hạch, nhiễm trùng, thậm chí các bệnh nặng hơn, bé biếng ăn, sụt cân, chậm lớn... Vì vậy, mình mong các mẹ có bé bị nổi hạch hãy đi khám sớm để bác sĩ theo dõi, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chứ đừng nghe những lời khuyên trên mạng, tránh trường hợp con bị nặng hơn hay bôi các loại thuốc dân gian mà vô tình làm hại con".
Bé Khôi hiện tại đã được cắt chỉ, ăn ngủ trở lại trạng thái bình thường.
Theo tìm hiểu, việc tiêm phòng mũi lao BGG sẽ có 3 phản ứng:
Từ khoảng 0-6 tháng: Mưng mủ ngay vết tiêm, tự khỏi không cần điều trị nếu không thành hạch hay bội nhiễm (phần lớn).
Trong khoảng 0-1 năm sau: Tạo khối hạch dạng cứng không đau không sưng tấy, hạch này gọi là hạch lành, theo dõi nếu trong vòng 1 năm không khỏi cần xét phương pháp điều trị, tránh hạch phát triển .
Trong khoảng 0-1 năm: Hạch nách, hạch cổ, hạch vai dạng cứng, sưng tấy, mưng mủ. Trường hợp này cần thăm khám điều trị gấp, không để tự vỡ sẽ lâu lành. Thông thường bác sĩ khuyên để hạch mềm và chích hút hoặc rạch nặn mủ (không gấy tê), uống kháng sinh tiêu mủ. Các trường hợp rạch chích nhiều lần không hết nhân hạch cần phải phẫu thuật (gây mê) để cắt toàn bộ nhân hạch.
Vì vậy, các mẹ cần theo dõi con thật cẩn thận sau khi đi tiêm phòng, đặc biệt là mũi lao thường gây ra những phản ứng phụ nổi hạch trong thời gian dài sau khi tiêm. Khi bé nổi hạch, cần xác định đúng dạng hạch để có phương án theo dõi tại nhà hoặc đưa con đi bệnh viện sớm để tránh việc gây đau đớn, mệt mỏi cho con.
Theo Helino
Màu sắc móng chân tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn Móng chân màu vàng cho thấy bạn đang có vấn đề về hô hấp; móng trắng hay đốm trắng có thể do bạn mang giày quá chật hay thiếu máu. Ảnh minh họa Móng chân màu tím Theo Men's Health, móng chân màu tím tiết lộ bạn đang bị tụ máu, vết bầm dưới móng hoặc vấn đề lưu thông máu. Móng lúc...