Nơi gửi gắm niềm tin của người bệnh
Cơ sở vật lý trị liệu của cựu chiến binh, lương y Lê Duy Năm tại 516 Lê Hồng Phong, Phước Hải, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Câu chuyện chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền, đặc biệt là bí quyết chữa bệnh gia truyền độc đáo như: Nắn chỉnh trực tiếp sai lệch cột sống, xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật của anh được bạn bè, bà con xa gần chia sẻ, lan rộng…
Lê Duy Năm, người con Xứ Thanh đã có hơn bảy năm công tác trong quân đội. Năm 1983, anh nhập ngũ và công tác tại Quân y 17 – Quân khu 5, chuyên ngành châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Năm 1989 phục viên rời quân ngũ, anh trở về địa phương tiếp tục học nghề gia truyền của gia tộc và làm việc tại huyện nhà Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Một bệnh nhân đang báo cáo tình bệnh với lương y Lê Duy Năm.
Lương y Lê Duy Năm vốn xuất thân từ gia đình có nghề gia truyền chữa xương khớp, đến anh là đời thứ tư. Ông nội và bố anh ngày xưa cũng là những thầy lang nức tiếng ở vùng Xứ Thanh. Xuyên suốt từ thuở mới lớn, ham học, mày mò những kiến thức thực tế trực diện, cùng với thời gian học tập và phục vụ nghề y nói chung, y học cổ truyền nói riêng trong Quân đội đã cho anh vốn kiến thức.
Anh nói vui: Hồi trong quân ngũ đồng đội thường gọi vui “đau vai, trật khớp có tôi Năm quê”. Năm 2016, lương y Lê Duy Năm vào Nha Trang và hành nghề mở cơ sở vật lý trị liệu, chuyên chữa trị các bệnh: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, vôi, gai, rối loạn tiền đình, đau thần kinh tọa…
Video đang HOT
Tại cơ sở khám, chữa bệnh 516 Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang, chúng tôi được tận mắt chứng kiến công việc điều trị của anh. Mặc dù bệnh nhân đến đăng ký khám chữa bệnh nhiều, phòng khám luôn tận tình hướng dẫn, tư vấn, động viên và bố trí xếp lịch thăm khám khoa học.
Với phương pháp điều trị kết hợp Đông Tây y theo khoa học hiện đại. Phòng khám luôn tuân thủ quy tắc: Tìm hiểu, xác định, chẩn đoán bệnh thật kỹ lưỡng sau đó mới đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác. Kết hợp chẩn đoán hình ảnh, kiến thức y học hiện đại, bí quyết gia truyền của dòng họ, anh đã chữa trị thành công nhiều ca bệnh khó. Phòng khám luôn bận rộn với công việc thăm khám, tư vấn, điều trị.
Lương y Lê Duy Năm đang tư vấn cho bệnh nhân.
Một ngày mới bắt đầu “bàn tay vàng” của lương y Lê Duy Năm với các thao tác trị liệu, từ động tác nằm, ngồi, thẳng, nghiêng… Những giọt mồ hôi thầm lặng, nhiệt thành của lương y ở tuổi lục tuần, phải tập trung bằng cả tâm và sức, không cho phép vội vàng, đại khái. Nắm vững các huyệt đạo, tác động trực tiếp nguồn năng lượng.
Điều đặc biệt đó là bí quyết chữa bệnh gia truyền, không dùng thuốc, không phẫu thuật của anh được người bệnh, bạn bè, bà con xa gần chia sẻ, lan rộng…
Chiều muộn, ngoài giờ làm việc trở lại gặp anh, nhìn gương mặt có chút thấm mệt, chúng tôi hiểu. Đọc được nét cảm thông, nắm tay tôi anh nói “Làm nghề cũng nhiều buồn, vui thao thức anh ạ! Buồn và trăn trở khi bệnh nhân đau, mới chạm vào da thịt đã kêu khóc, có bệnh nhân mới chữa trị một vài lần đã bỏ về bởi họ còn thiếu độ kiên nhẫn. Tranh thủ, vận động và quyết tâm đối diện với cái khó, tìm giải pháp thích hợp. Vui là được lao động, được làm vơi đi nỗi đau của người khác đó là hạnh phúc, thôi thúc tôi mỗi ngày”.
Cho tôi xem những dòng lưu bút trong cuốn sổ nhật ký khám bệnh của anh, quả là trăm nghe không bằng một thấy, có đến hàng nghìn bệnh nhân từ Nam ra Bắc; có hàng trăm lời cảm ơn, nhận xét: Ni cô ở An Giang bị đau thần kinh tọa sau một thời gian kiên trì được lương y Duy Năm điều trị, châm cứu, bấm huyệt cùng với thể dục đều đặn chứng bệnh đã gần như tan biến, đi lại nhẹ nhõm, hào hứng sinh hoạt; anh Cận ở Vĩnh Hải, Nha Trang bị đau thắt lưng, lan xuống chân, tê bì đi lại vô cùng khó khăn.
Đã hơn bốn năm nay đi khám chữa nhiều bệnh viện, kể cả vào TP Hồ Chí Minh nhưng không có hiệu quả. May mắn được gặp lương y thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh và tận tình phục vụ tại nhà lúc tôi neo người. Mừng vui khôn xiết, cách chữa trị bằng y học cổ truyền của anh Năm như có phép màu, chỉ sau hơn hai tuần tôi đã đi lại được và đến nay sức khỏe gần như bình thường.
Đóng góp không nhỏ của lương y Lê Duy Năm, đem đến niềm vui lớn cho người bệnh, điều đó khẳng định giá trị, vị thế của nền y học cổ truyền Việt Nam. Bằng cả trí tuệ, năng lực, trải nghiệm cùng với kiên nhẫn, tâm đức cơ sở xoa bóp bấm huyệt của lương y Lê Duy Năm đang từng ngày lớn dậy và đem đến cho mọi người hạnh phúc, niềm tin.
Làm việc văn phòng tại sao hay bị đau nhiều ở cổ tay?
Bạn đọc Thanh Tuấn (quận 12, TP HCM) hỏi: "Tôi làm việc văn phòng, không làm việc nặng nhưng sao cổ tay thường bị đau rất khó chịu, không lái xe máy được. Xin tư vấn giúp cách giải quyết tình trạng này?".
ThS-BS Nguyễn Văn Mỹ Anh, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), trả lời: Nói đến ống cổ tay, ngành y thường nhắc đến hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra, còn có bệnh viêm bao gân gấp, xuất phát từ ngón tay, có thể lan đến ống cổ tay. Tuy nhiên, viêm bao gân gấp không gặp nhiều.
Trong hội chứng ống cổ tay có 2 nhóm, gồm nhóm có nguyên nhân rõ ràng và nhóm có những yếu tố thuận lợi (những người hay mắc chứng này chứ không phải nguyên nhân).
Khoảng 50% người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ đáp ứng điều trị nội khoa (Ảnh minh họa từ Internet)
Nhiều người dù chỉ làm việc nhẹ - như phụ nữ làm nội trợ, người thường xuyên đi xe máy... - nhưng bị chấn thương nhẹ mà lặp đi lặp lại nhiều lần thì nguy cơ mắc hội chứng cổ tay sẽ cao hơn.
Đánh giá hội chứng ống cổ tay sẽ dựa vào 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng, ngoài ra có thể thêm mức độ rất nặng. Mức độ nhẹ thì sẽ đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu. Với mức độ trung bình, khoảng 50% người mắc sẽ đáp ứng điều trị nội khoa và khoảng 50% không đáp ứng.
Đối với những người không đáp ứng điều trị nội khoa và ảnh hưởng đến sinh hoạt, trường hợp này có thể phải chuyển sang phương pháp phẫu thuật. Đối với trường hợp nặng và rất nặng, đáp ứng với điều trị nội khoa và vật lý trị liệu rất kém thì nên phẫu thuật sớm. Khi xảy ra teo cơ mô cái, đặc biệt là cơ đối ngón cái thì cần phẫu thuật ngay.
Điều trị phẫu thuật không phải là vấn đề khó khăn. Có 2 cách thức phẫu thuật. Cách thứ nhất là mổ hở ống cổ tay; cách thứ hai có thể mổ nội soi, chi phí sẽ cao hơn. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và khuyết điểm riêng.
Thời gian mổ hội chứng ống cổ tay sẽ rất ngắn, chỉ khoảng 10 - 15 phút là xong. Việc nằm viện hay không tùy thuộc cơ sở y tế. Một số cơ sở y tế buộc người phẫu thuật phải ở lại, một số nơi sẽ cho về nhà ngay trong ngày. Đối với Bệnh viện Nhân Dân 115, người phẫu thuật vì hội chứng này có thể về nhà ngay sau khi mổ nếu không có vấn đề nội khoa đặc biệt.
Phương pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân COVID-19 lấy lại khứu giác Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 gặp phải triệu chứng mất khứu giác đã phát triển phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho mũi. Người mắc COVID-19 có thể tập vật lý trị liệu để lấy lại chức năng khứu giác. Ảnh minh họa: Pixabay Theo kênh truyền hình RT, những người mất khứu giác sau...