Nối gót Trump, Biden tiếp tục ‘cuộc chiến trừng phạt’ của Mỹ khắp thế giới
Biden đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm nhưng một yếu tố gần như vẫn được giữ nguyên là các biện pháp trừng phạt.
Sau khi Biden lên nắm quyền, chính quyền của ông duy trì các hạn chế kinh tế, ngoại giao và đi lại trên diện rộng hoặc có mục tiêu với ít nhất 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đơn cử như với Cuba, chính quyền Biden không hề cho thấy ý định đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố dù lật ngược quyết định của ông Trump về một số phong trào như Houthi.
Biden khẳng định ông sẽ không gỡ bỏ trừng phạt với Iran trừ khi Tehran ngừng làm giàu uranium – điều mà chính quyền tiền nhiệm làm rõ nhiều lần với Tehran.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Thậm chí với Triều Tiên, nhà lãnh đạo Mỹ không hề bày tỏ thiện chí với Bình Nhưỡng như người tiền nhiệm. Các chuyên gia dự đoán các chính sách với Bình Nhưỡng dưới thời Biden có thể sẽ cứng rắn hơn do quốc gia Đông Bắc Á tiếp tục cho thấy họ vẫn quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Mỹ vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt với các cá nhân và tổ chức của hai đối thủ chiến lược hàng đầu là Trung Quốc và Nga.
Không lâu sau cuộc chính biến ở Myanmar, Washington cũng sớm công bố các lệnh trừng phạt đối với các tướng lĩnh quân đội nước này.
Một số chuyên gia ủng hộ việc thực thi các lệnh trừng phạt, coi đó như hành động thực tế hoặc ít nhất là mang tính biểu tượng nhằm thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác, trong đó có Giáo sư Peter Beinart tới từ Đại học New York lo ngại chiến lược này không những không thúc đẩy lợi ích của Mỹ mà còn làm giảm ảnh hưởng của Washington, đồng thời để lại những hậu quả tồi tệ hơn.
Ông Beinart so sánh chiến dịch trừng phạt lâu dài của Mỹ với các “cuộc chiến tranh bất tận” của lực lượng Mỹ ở nước ngoài.
“Với mong muốn duy trì vào chính sách đối nội, tôi lo ngại chính quyền Biden đang áp dụng cách tiếp cận lo ngại rủi ro đối với chính sách đối ngoại. Đó là cố gắng không gây chiến ở Washington trừ các trường hợp cần thiết. Tôi e rằng điều này có nghĩa họ chấp nhận các chính sách như trừng phạt được sử ủng hộ của lưỡng đảng ngay cả khi chúng gây nguy hiểm cho quyền lực của Mỹ”, vị giáo sư khẳng định.
Biden ví Nhà Trắng như 'lồng mạ vàng'
Biden không thích ở Nhà Trắng vì nó như chiếc "lồng mạ vàng", khẳng định ông thích bầu không khí tự do trong dinh phó tổng thống hơn.
"Tôi muốn trở thành tổng thống không phải để sống trong Nhà Trắng, mà để có thể đưa ra quyết định về tương lai đất nước", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 16/2, trả lời câu hỏi về cảm giác của ông sau khi chuyển tới sống ở số 1600 Đại lộ Pennsylvania.
Ông thừa nhận chưa từng bước vào khu nhà ở nằm giữa Cánh Đông và Cánh Tây của Nhà Trắng trong suốt 8 năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama.
"Sống trong Nhà Trắng, như các bạn đã từng nghe từ nhiều tổng thống khác, những người từng được tâng bốc về cuộc sống ở đó, thực ra giống như cái lồng mạ vàng, khi xét đến việc có thể ra ngoài và làm những điều mình thích", ông nói tiếp.
Biden điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson trong Phòng Bầu dục hôm 23/1. Ảnh: Nhà Trắng
Biden cho hay ông rất nhớ bầu không khí tự do trong dinh phó tổng thống nằm ở khuôn viên Đài quan sát Hải quân Mỹ tại thủ đô Washington. Phó tổng thống Kamala Harris và chồng đang sống ở nhà khách đối diện Nhà Trắng trong lúc chờ cải tạo dinh phó tổng thống.
"Nơi ở của phó tổng thống hoàn toàn khác", Biden nói. "Đó là khu đất rộng hơn 32 hecta, nhìn ra toàn thành phố. Bên trong có hồ bơi, chỉ cần đi vài bước khỏi nhà vào mùa hè, nhảy xuống hồ bơi rồi tiếp tục đi làm".
"Cũng có thể đạp xe xung quanh khuôn viên mà không cần ra ngoài. Ta có thể tập thể dục ở đó, nhưng Nhà Trắng thì không", ông nói tiếp.
Bể bơi dường như là nơi ưa thích của Biden. Trong cuốn sách nổi tiếng năm 2014 viết theo lời kể của các mật vụ bảo vệ Biden, phó tổng thống là người rất thích ngâm mình trong bể bơi.
"Các mật vụ nói rằng bất kể là tại dinh phó tổng thống hay tại nhà riêng ở Delaware, Biden đều có thói quen bơi khỏa thân", tác giả cuốn sách Ron Kessler viết.
Năm 2010, Biden từng nói với các phóng viên rằng rất mến người tiền nhiệm của mình là phó tổng thống Dan Quayle bởi ông đã cho xây bể bơi trong khuôn viên, nhấn mạnh "cháu gái của tôi cực kỳ thích".
Hồ bơi trong Nhà Trắng đặt ở sân sau Phòng Bầu dục, nghĩa là Tổng thống Mỹ khó có thể bơi khỏa thân mà không bị nhân viên nhìn thấy.
Biden nói nước Mỹ cần 'cảnh giác' sau khi Trump được tha bổng Biden kêu gọi người dân Mỹ cảnh giác, có trách nhiệm bảo vệ sự thật khi bình luận việc Thượng viện tha bổng cho Trump. "Chương buồn trong lịch sử này nhắc nhở chúng ta rằng nền dân chủ rất mong manh. Nó luôn cần được bảo vệ, chúng ta phải luôn cảnh giác. Bạo lực và chủ nghĩa cực đoan không có...