Nối gót Đất Xanh, Masco, còn hàng loạt cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ
Danh sách cổ phiếu không được ký quỹ từ kỳ này sẽ dài hơn đáng kể khi có tới hơn 100 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE và HNX thua lỗ trong nửa đầu năm 2020.
Đất Xanh là trường hợp có sự thay đổi đáng chú ý nhất sau soát xét trong mùa báo cáo tài chính quý II
Chỉ một ngày sau khi CTCP Tập đoàn Đất Xanh công bố báo cáo tài chính soát xét với kết quả kinh doanh bất ngờ chuyển từ lãi sang lỗ, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã quyết định đưa cổ phiếu DXG của doanh nghiệp này vào danh sách các mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ hôm 18/8 vừa qua.
Lý do được đưa ra bởi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng năm 2020 là số âm. Đây là một trong các nguyên nhân khiến cổ phiếu niêm yết trên sàn bị đưa vào diện cảnh báo và theo quy định không được phép ký quỹ.
Với quyết định trên, các công ty chứng khoán sẽ cần điều chỉnh lại tỷ lệ margin các nhà đầu tư đối với mã chứng khoán này. Phần lớn các công ty chứng khoán đang cấp tỷ lệ cao nhất (50%) cho DXG. Đây cũng là một trong các cổ phiếu bất động sản được ưa thích với khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên gần đây hơn 3,9 triệu cổ phiếu. Giá cổ phiếu DXG cũng giảm 3 phiên liên tục từ 9.680 đồng/cổ phiếu xuống 9.000 đồng/cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, tương đương mức giảm 7%.
Nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh của Đất Xanh đảo chiều xuất phát từ giao dịch chuyển nhượng toàn bộ cổ phần LDG hôm 22/7 và 24/7. Ở thương vụ này, Đất Xanh đã chấp nhận bán lỗ. Giá trị chuyển nhượng là 542 tỷ đồng, trong khi giá trị sổ sách là 1.079 tỷ đồng.
Video đang HOT
Do giao dịch thực hiện giữa khoảng thời gian công bố báo cáo tài chính tự lập và sau soát xét, phía công ty kiểm toán theo nguyên tắc thận trọng đã ghi nhận bổ sung ảnh hưởng của giao dịch này bằng cash định giá lại giá trị khoản đầu tư vào LDG, đồng thời trích lập dự phòng giảm giá đầu tư.
DXG là một trong 18 cổ phiếu niêm yết trên hai sàn được bổ sung thêm vào danh sách không được ký quỹ trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua. Trong đó, 8 doanh nghiệp trên sàn HoSE gồm Điện lực Khánh Hòa (KHP), Thiết bị phụ tùng Sài gòn (SMA), Dầu khí Thái Dương (TDG), Du lịch Dịch vụ Hội An (HOT), Đệ Tam (DTA)…
Sàn HNX cũng có thêm tới 10 trường hợp như Masco (MAS), Minh Hữu Kiên (MHL), Đầu tư điện lực 3 (PIC),…Ngoài ra, Vinasun cũng ghi nhận khoản lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ là 126,4 tỷ đồng sau soát xét, nhưng ở thời điểm hiện tại chưa nằm trong danh sách này.
Cùng với Đất Xanh, thống kê ở thời điểm hiện tại cho thấy số lượng các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh thua lỗ tương tự cũng ngót nghét 100 doanh nghiệp niêm yết, tăng 20% so với cùng kỳ.
Ngoài những doanh nghiệp có cổ phiếu đã nằm sẵn trong danh sách các mã nói không với margin, danh sách kỳ này có thể kéo dài thêm đáng kể. Dịch Covid-19 đã làm tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, gồm cả các doanh nghiệp đầu ngành hay hiếm khi kinh doanh thua lỗ.
Trong đó, Petrolimex (PLX) lỗ 1.216 tỷ đồng; Theo báo cáo tài chính tự lập, Tập đoàn CEO (CEO) cũng lỗ 55,7 tỷ đồng, CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao lỗ 13 tỷ đồng. Dù chưa công bố báo cáo soát xét, nhưng kết quả kinh doanh cũng khó có những thay đổi bất ngờ.
Áp lực gia tăng nguồn cung cổ phiếu
Đối với các nhà đầu tư cá nhân khi đang sử dụng cổ phiếu để vay ký quỹ từ các công ty chứng khoán, có hai lựa chọn trong trường hợp cổ phiếu không còn nằm trong danh mục được phép ký quỹ: hoặc bổ sung thêm tiền, hoặc bán bớt lượng chứng khoán hiện có. Ở phần lớn các trường hợp, do công ty chứng khoán thông báo trước, các nhà đầu tư có thể tự thu xếp để cân đối tài chính. Nhưng trong lịch sử, không ít trường hợp vì cắt margin mà một đốm lửa nhỏ bỗng chốc thành đám cháy lớn.
Cách đây một năm, đợt bán tháo cổ phiếu FTM với hàng chục phiên sàn cũng khởi đầu từ thời điểm Sở giao dịch chứng khoán công bố FTM ra khỏi danh sách cổ phiếu được ký quỹ vì bởi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng là số âm.
Lượng cung cổ phiếu khi đó ồ ạt bung ra. Dù giá giảm kịch sàn hàng chục phiên, tương lai không mấy sáng sủa khi đơn hàng giảm mạnh và ảnh hưởng của căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thời điểm đó, phía bên mua cũng chẳng mặn mà. Nhiều công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay margin trên cổ phiếu này đã thiệt hại lớn, có nơi bốc hơi hàng chục tỷ đồng, do không thể giải chấp cổ phiếu thu hồi vốn.
Bán ra 2 triệu cổ phiếu, nhóm quỹ KIM không còn là nhóm cổ đông lớn của Đất Xanh
Quỹ ngoại KIM Vietnam Growth Equity Fund vừa thông báo đã hoàn tất bán ra 2 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) trong ngày 7/2.
Sau giao dịch KIM Vietnam giảm tỷ lệ sở hữu từ gần 19,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,72%) xuống còn gần 17,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,33%).
Đồng thời, tỷ lệ sở hữu cả nhóm gồm 9 quỹ thành viên thuộc Korea Investment Management (KIM) cũng giảm từ 5,24% (gần 27,16 triệu cổ phiếu) xuống còn 4,85% (gần 25,16 triệu cổ phiếu) và không còn là nhóm cổ đông lớn của Đất Xanh.
Tại thời điểm quỹ ngoại này bán ra (ngày 7/2), cổ phiếu DXG trên thị trường giao dịch ở mức 12.450 đồng/cổ phiếu. Ước tính tại mức thị giá này, quỹ ngoại này có thể thu về 24,9 tỷ đồng.
Tại phiên giao dịch hôm nay (12/2), cổ phiếu DXG ở giá tham chiếu 12.800 đồng/cổ phiếu, tăng 2,8% so với thời điểm nhóm quỹ KIM Vietnam bán ra.
Diễn biến giá cổ phiếu DXG trong 6 tháng gần đây.
Về kết quả kinh doanh, năm 2019, doanh thu thuần của Đất Xanh đạt 5.814 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng nhẹ 3% lên 1.217 tỷ đồng. Theo đó, Đất Xanh vượt 16% kế hoạch doanh thu và vượt 57% kế hoạch lợi nhuận năm.
Mặc dù kết quả kinh doanh của Đất Xanh ghi nhận lãi nhưng dòng tiền thuần trong năm vẫn ghi nhận âm hơn 365 tỷ đồng. Riêng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm đến 1.800 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Đất Xanh vượt mốc 19.880 tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu tăng 62% lên 9.023 tỷ đồng và hàng tồn kho tăng 47% lên 6.791 tỷ đồng.
Riêng khoản phải thu khách hàng ngắn hạn khác của Đất Xanh vọt từ 416 tỷ đồng ở đầu năm lên trên 1.500 tỷ đồng.
Khánh Linh (t/h)
Theo antt.nguoiduatin.vn
Lỗ 500 tỷ đồng từ thoái vốn, DXG và LDG nói gì? Cuối tuần qua, nhóm cổ đông Đất Xanh (mã DXG) bất ngờ công bố bán toàn bộ 88 triệu cổ phần CTCP LDG (mã LDG) đang nắm giữ, tương ứng 36,72% vốn điều lệ tại LDG. Ảnh Internet Bất ngờ là bởi LDG hoạt động cùng ngành nghề đầu tư phát triển bất động sản, có tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu...