Nơi giành giật sự sống cho trẻ sinh non
Tận mắt nhìn những bé sinh non thoi thóp trong lồng ấp, máy móc chằng chịt quanh người thì mới cảm nhận được hết cuộc chiến sinh tử quyết liệt của các y, bác sĩ ở Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung Ương để đưa các em trở về trong vòng tay bố mẹ.
Tưởng không thể sống vì sinh non và quá nhẹ cân, nhiều trẻ sơ sinh chưa nặng đến 1kg vẫn có cuộc sống khỏe mạnh nhờ các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc trong lồng kính.
Điều khó khăn nhất là những trẻ sinh non thường gặp nhiều nguy cơ xảy ra như: ngạt, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, nhiễm khuẩn, xuất huyết, vàng da và viêm ruột. Về lâu dài, nguy hiểm vẫn luôn rình rập như võng mạc bẩm sinh, điếc, bại não
Sinh non tháng là lý do phổ biến nhất khiến trẻ ra đời phải được chăm sóc trong lồng ấp, và tình huống này không hề hiếm gặp.
Nhiều trẻ đẻ thiếu tháng, thiếu cân không có khả năng giữ thân nhiệt của mình ở mức ổn định và cần được sưởi ấm thêm. Trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính có các điều kiện đặc biệt, giúp trẻ phát triển và sưởi ấm cơ thể trẻ.
Video đang HOT
Hệ thống ống thông, máy thở, kim truyền, lồng và máy giám sát công nghệ cao có thể trông thật đáng sợ, nhưng chúng góp phần khiến lồng ấp trở thành nơi an toàn nhất cho một em bé sinh non hoặc bị bệnh
Tất nhiên, nếu có bất kỳ tình huống cấp cứu nào xảy ra, bé sẽ được trợ giúp ngay lập tức. Bác sĩ và y tá phòng chăm sóc đặc biệt là những chuyên gia về chăm sóc các bệnh nhân nhỏ xíu
Nhìn những sinh linh nhỏ xíu trong Phòng hồi sức tích cực, đứa nằm nghiêng, nằm úp… quanh người nối những dây nhỏ như những sợi cước với nhiều loại máy hỗ trợ như máy thở, máy lọc máu, máy điện tim, dây truyền ăn xông…, mới thấy sự sống của các em thật mong manh
Ngoài ra các y tá cũng được chỉ định mỗi người phải theo dõi đặc biệt riêng một bé, dù cho họ có thể chăm sóc 4-5 bé cùng lúc.
Những tiếng kêu ro ro phát ra từ máy cứ đều đều, đôi lúc lại tít tít báo hiệu giờ ăn, nhịp thở…, các y bác sĩ lại tất tả ghi chép, rồi đem sữa vào cho các cháu ăn
Ngoài các y bác sỹ, vai trò của bố mẹ trong việc chăm sóc bé là rất quan trọng. Sự tiếp xúc, bé và bế bé là quan trọng không thua kém sự chăm sóc y tế mà trẻ sơ sinh nhận được.
Các em khi đã khỏe còn được chăm sóc massage
Người nhà đón các cháu khi được các y tá và bác sĩ chăm sóc tắm rửa
Niềm vui của ông bố trẻ khi được đón con từ tay của nhân viên chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh
HỒNG VĨNH
Theo Tiền phong
Trẻ sinh non lớn lên khó tìm bạn đời
Trong quá trình trưởng thành, trẻ sinh non sẽ gặp khó khăn khi thể hiện tình cảm, kén bạn tình hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia Anh phân tích dữ liệu trên 4,4 triệu người trưởng thành ở nhiều nơi trên thế giới để đưa ra kết luận này hôm 12/7. Họ phát hiện những người bị sinh non lúc nhỏ có ít mối quan hệ tình cảm hơn người sinh đúng ngày.
Cụ thể, những người sinh non khi trưởng thành gặp khó khăn trong việc thể hiện tình cảm của mình với người khác. Khả năng làm cha mẹ của họ cũng ít hơn 22% và số lượng bạn tình ít hơn hai đến ba lần so với người sinh đủ tháng.
Người chào đời khi dưới 32 tuần thai hoặc vô cùng sớm (dưới 28 tuần thai), lớn lên có xu hướng trải nghiệm tình dục ít hơn khoảng 3,2 lần so với người được sinh đủ ngày đủ tháng.
Các chuyên gia cho rằng những đứa trẻ sinh non thường e ngại và ít giao tiếp với người xung quanh, nhát gan và không tự chủ động tìm niềm vui cho riêng mình. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tìm ra kết quả của sinh non ảnh hưởng đến số lượng bạn tình, không thể đánh giá điều này là tốt hay xấu đối với cuộc đời của các tình nguyện viên.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Dieter Wolke đến từ Khoa Tâm lý học tại Đại học Warwick cho biết: "Những người chăm sóc trẻ sinh non và phụ huynh nên nhận thức được tầm quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ với xã hội, để trẻ có thể tự tin kết bạn và tìm được bạn đời hợp ý với mình nhất trong tương lai".
Đăng Như
Theo Sciencedaily/VNE
Hình ảnh khỏe mạnh của sản phụ ung thư giai đoạn cuối chờ đón con ra viện Sáng nay, BV Phụ sản Trung ương đã tiến hành làm thủ tục ra viện cho bé Bình An, con trai sản phụ Nguyễn Thị Liên (28 tuổi, Lý Nhân, Hà Nam) mắc ung thư giai đoạn cuối nhưng quyết giữ thai với mong ước thêm một lần được làm mẹ. Chị Nguyễn Thị Liên phấn khởi chờ gặp con Trong lúc chờ...