Nới dòng tín dụng cần đi kèm với việc tháo gỡ dòng chảy margin trên TTCK
Hiện tại, kiến nghị nới tỷ lệ tín dụng cho lĩnh vực chứng khoán mang tính chất kỹ thuật nhiều hơn là ý nghĩa thực tế. Nguyên nhân là do dư nợ của ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán hiện tại chỉ ở mức 0,37% tổng dư nợ tín dụng toàn ngành. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều do với hạn mức 5% đang quy định tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Mặt khác, theo số liệu thống kê qua báo cáo tài chính quý I/2020 của các CTCK, dư nợ cho vay margin ước đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, giảm 13,6% so với cuối năm 2019.
Tỷ lệ cho vay margin của các CTCK trên vốn chủ sở hữu hiện khoảng 63%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tối đa theo quy định là 200%. Những con số thực tế này cho thấy, dư địa nguồn vốn cho vay margin của cả ngân hàng và các CTCK đang còn rất nhiều.
Ngoài các quy định về tỷ lệ dư nợ, còn có các quy định ràng buộc về tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của một CTCK đối với một khách hàng không vượt quá 3% vốn chủ sở hữu, đồng thời tổng số chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết.
Do đó, nếu áp dụng cơ chế tín dụng mới mà không kèm các sửa đổi khác thì cũng chưa thật sự kích thích được dòng tiền dịch chuyển sang kênh chứng khoán.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT.
Để dòng tiền hướng vào thị trường chứng khoán một cách an toàn, hiệu quả, việc gia tăng hạn mức tín dụng đối với chứng khoán cũng cần đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên vào các chứng khoán có chất lượng cao, của các doanh nghiệp có độ uy tín cao, đã chứng minh được hiệu quả kinh doanh trong một khoảng thời gian dài.
Cơ quan quản lý nên nới lỏng quy định cho vay margin đối với từng mã cổ phiếu, trong đó ưu tiên tỷ lệ cho những cổ phiếu có chất lượng và giảm tỷ lệ đối với những cổ phiếu kém chất lượng.
Qua đó, hạn chế rủi ro dòng tiền sẽ chạy vào các cổ phiếu có dấu hiệu bị làm giá hoặc thanh khoản thiếu tính tự nhiên. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp có tên tuổi và chất lượng tài sản tốt đang giao dịch trên UPCoM.
Bởi vậy, cơ quan quản lý cần khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp này chuyển sang niêm yết tại HOSE hoặc HNX nhằm tạo thêm nguồn cung chứng khoán chất lượng, thu hút sự quan tâm của dòng vốn margin một cách an toàn và hiệu quả.
Việc nới tín dụng mà không đi kèm với các giải pháp cụ thể tháo gỡ ràng buộc bên trong sẽ không có nhiều tác động trên thực tế, nhưng có thể tác động tâm lý tích cực đối với nhà đầu tư toàn thị trường.
Về dài hạn, cần triển khai thêm các giải pháp hỗ trợ như siết quy định niêm yết và chuẩn hóa chế độ kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp trên sàn theo chuẩn quốc tế để bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ngoài ra, cần khuyến khích các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư trong những thời điểm khó khăn, cũng như hỗ trợ cho sự tăng trưởng bền vững của thị trường.
Ngân hàng Nhà nước có thể hạ tiếp lãi suất điều hành
Sự "hạ nhiệt" lạm phát sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp lãi suất điều hành trong nửa cuối năm.
Công ty chứng khoán VnDirect nhận định, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục hạ lãi suất điều hành thêm 0,25-0,5% vào nửa cuối năm nay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm phát "hạ nhiệt" nhanh từ cuối quý III.
Các lần giảm lãi suất gần đây của Ngân hàng Nhà nước.
Giá dầu giảm mạnh do nhu cầu suy giảm trong đại dịch COVID-19 khiến giá xăng trong nước giảm, góp phần khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ 2019 - giảm mạnh so với mức tăng 4,9% của tháng 3.
VnDirect cho rằng, giá dầu sẽ tiếp tục duy trì mức thấp đến quý III/2020 do nhiều nước vẫn tiếp tục giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các sản phẩm hóa dầu.
Trong nước, Chính phủ cũng tiến hành các biện pháp mạnh để kiềm chế lạm phát như yêu cầu các nhà cung ứng lớn hạ giá bán thịt lợn hơi xuống mức 60.000 đồng/kg, tăng hạn ngạch nhập khẩu thịt lợn để gia tăng nguồn cung trong nước.
Vì vậy, công ty chứng khoán này kỳ vọng giá thịt lợn hơi có thể dần trở về mức 65.000 đồng/kg vào cuối năm nay, từ mức hiện tại khoảng 80.000-85.000 đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu giảm 10% hóa đơn tiền điện trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 7 tới nhằm kiềm chế lạm phát.
VnDirect dự đoán Chính phủ sẽ kiểm soát được lạm phát bình quân năm 2020 ở mức 3,2%. Điều này sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp lãi suất điều hành nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay xuống thấp hơn, hỗ trợ nền kinh tế.
Ngân hàng nào chịu ít áp lực giảm NIM sau dịch Covid-19? CTCP Chứng khoán VNDirect (VNDS) dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 chỉ ở mức 11%, NIM toàn ngành ngân hàng sẽ đi xuống. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Trong báo cáo về ngành ngân hàng công bố mới đây, CTCP Chứng khoán VNDriect (VNDS) dự báo tăng trưởng tín dụng có thể sẽ tăng trở lại từ Quý 3/2020 theo...