Nơi đây từng có chuyện nửa đêm trai tráng ra chùa “cướp” 1 cụ già
Theo nhà văn Đoàn Ngọc Hà, trước đây ở xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm ( tỉnh Hà Nam) có tục “cướp” lão hết sức độc đáo và ý nghĩa. Tục “cướp” lão được diễn ra tại Phúc Khê tự (còn gọi là chùa Ba Chạ) vào đêm rằm tháng 2.
Phúc Khê tự có từ thế kỷ thứ XIII. Tên Phúc Khê tự có nghĩa là dòng suối phúc đức. Chùa là nơi sinh hoạt tâm linh của 3 làng: Đông, Sấu, Tháp nên chùa còn có tên là Ba Chạ (chạ ngày xưa là làng).
Nhà văn Đoàn Ngọc Hà cho biết chùa Ba Chạ cũ đẹp lắm và cổ kính, mái thấp, cong như con rùa, với tay là tới. Chùa Ba Chạ có những cột to đến cả vòng tay người ôm không hết, cửa bức bàn, toàn bộ gỗ đều là gỗ lim.
Phúc Khê tự – nơi diễn ra tục “cướp” lão trước đây giờ đã được xây dựng lại.
Trước đây, vào đêm rằm tháng 2 âm lịch ở chùa diễn ra một sinh hoạt văn hóa hết sức độc đáo- tục cướp lão. Theo đó, trước ngày rằm tháng 2 dân của 3 làng chọn ra một cụ tiên chỉ cao tuổi, gia đình phúc đức, thịnh vượng con cái đề huề.
Tục cướp lão diễn ra vào buổi tối. Trước đó, 3 làng rước kiệu ra chùa làm thủ tục giao hiếu. Khi rước kiệu ra đến cổng chùa các làng quỳ xuống vái chào nhau rồi rước kiệu vào chùa Ba Chạ. Sau đó, làng nào có cụ tiên chỉ được chọn trở về đem võng rước cụ ra chùa. Tại đây dân làng sẽ tổ chức tế lễ các ông Lộc, Thọ, cầu mong các quan của nhà trời ban lộc thọ cho nhân dân.
Sau khi tế lễ xong, đúng 12 giờ đêm đèn sẽ được tắt hết. 3 làng đã bố trí các trai đinh từ trước xông vào “cướp”, bế cụ đi. Những trai đinh phải nhanh, khỏe, khéo léo để “cướp” được cụ nhưng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cụ. Sau khi “cướp” được cụ rồi phải nhanh chóng đưa cụ về làng mình kẻo làng khác đuổi theo “cướp” lại.
Video đang HOT
Người dân quan niệm làng nào “cướp” được cụ về năm mới sẽ làm ăn thịnh vượng, phát đạt, mọi việc hanh thông, phúc cao dày. Càng nhiều năm “cướp” được lão thì làng càng thịnh vượng bấy nhiêu.
Khi các trai đinh xông vào “cướp” lão dân làng cũng xông vào xé một mảnh nhỏ áo, quần, khăn trên người cụ để lấy khước bởi người ta quan niệm cụ được ông Lộc, Thọ ban phước. “Cướp” được ít đồ nào của cụ chính là xin được phước từ ông Lộc, Thọ nhà trời.
Khi các làng mang được cụ về, cụ mệt, quần áo rách hết nhưng rất vui. Cụ và gia đình cụ đều tự hào vì đã được chọn để ban phúc cho dân làng. Ngay sau khi tục “cướp” lão kết thúc là diễn ra hội làng.
Tục “cướp” lão đề cao tuổi thọ, thiên chức, đề cao cuộc sống bình yên, đề cao con người, phẩm giá, đức hạnh. Ngày nay tục “cướp” lão không còn được duy trì. Phúc Khê tự cũng đã được xây dựng mới lại trên nền cũ bởi chùa cũ đã quá xuống cấp.
Những người già trong làng thì vẫn nhớ tục cũ, nhớ về những đêm vui đi “cướp” lão và kể cho con cháu nghe. Dù tục “cướp” lão không còn nhưng nếp trọng người cao tuổi ở vùng quê này cũng vẫn được giữ gìn, là một nét đẹp văn hóa trong cuộc sống mới hôm nay.
Theo Yên Chính (Báo Hà Nam)
'Khe cửa' hẹp với giáo viên hợp đồng
Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn, các địa phương cũng đã có kế hoạch triển khai, thế nhưng cơ hội gắn bó với nghề của giáo viên hợp đồng vẫn là những "khe cửa" hẹp.
Long đong phận giáo viên hợp đồng Ảnh: Việt Nguyễn
Thiếu giáo viên nhưng không có chỉ tiêu biên chế
Nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm ở huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) đều đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, nhưng trong số này, có nhiều giáo viên không được xét tuyển vào biên chế vì "huyện không có chỉ tiêu". Không được xét tuyển, những giáo viên này bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo phản ánh của tập thể giáo viên hợp đồng ở nhiều bộ môn thuộc các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Liêm, khi Bộ Nội vụ có Công văn 5378, họ rất vui mừng vì nằm trong diện xét đặc cách. Trong số này có những giáo viên công tác trong ngành đã 17 năm. Thế nhưng, giáo viên các bộ môn như: Ngữ văn, Toán, Âm nhạc, Vật lý, Tin học, Lịch sử, Địa lý... "đau đớn" khi biết tin huyện Thanh Liêm không có chỉ tiêu biên chế những môn này. Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa các bộ môn này sẽ không tuyển bất kỳ một giáo viên nào và đồng thời, chấm dứt hợp đồng lao động với toàn bộ giáo viên hợp đồng.
Thực tế, đội ngũ giáo viên hợp đồng này đã cống hiến cho ngành giáo dục Thanh Liêm từ rất lâu, có rất nhiều người được công nhận giỏi cấp huyện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, các trường trên địa bàn huyện Thanh Liêm vẫn còn thiếu giáo viên, thậm chí có trường cần tới 6 giáo viên hợp đồng giảng dạy các môn, có những giáo viên dạy đến 21 tiết/1 tuần.
Tại Hà Nội sau khi bị cắt hợp đồng đầu năm học 2019-2020, gần 90% giáo viên hợp đồng tại thị xã Sơn Tây được nhà trường mời thỉnh giảng với mức công 40.000đ- 50.000 đồng/ tiết. Kế hoạch thỉnh giảng giáo viên của trường THCS Hồng Hà, thị xã Sơn Tây cho thấy, năm học 2019 - 2020, so với chỉ tiêu biên chế được giao, trường thiếu 3 giáo viên. Trong đó có 1 giáo viên môn Toán, 1 giáo viên môn Sinh, 1 giáo viên môn Tiếng Anh. Trường mời giáo viên thỉnh giảng những môn thiếu với tiền công hàng tháng là 40.000đ/tiết/môn Toán, tiếng Anh và 50.000đ/tiết/môn Sinh học.
Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng của trường THCS Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) cho biết, sau khi thị xã Sơn Tây đơn phương chấm dứt hợp đồng với toàn bộ giáo viên hợp đồng trong huyện, gần 90% số giáo viên này được mời hợp đồng thỉnh giảng. Bản thân thầy Nguyễn Viết Tiến đang thỉnh giảng tại trường 12 tiết/ tuần, mỗi tiết thầy nhận được 50.000 đồng và phải tự đóng bảo hiểm.
Điều nghịch lý ở chỗ, mặc dù trường thiếu giáo viên, phải ký hợp đồng trong suốt thời gian qua, thậm chí sau khi cắt hợp đồng, phải mời giáo viên thỉnh giảng, nhưng khoảng 20 năm nay, thị xã Sơn Tây không tổ chức thi tuyển biên chế đối với một số môn như môn Toán. Ngay tại kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019, các giáo viên hợp đồng môn Toán của thị xã Sơn Tây phải đi sang các huyện, quận khác có chỉ tiêu biên chế để thi.
Mong mỏi một chính sách thấu tình đạt lý
Hiện một số huyện, thị xã của Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây...các giáo viên đã bị cắt hợp đồng từ đầu năm học 2019 - 2020. Trong khi đó 300 giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức vẫn chưa được đóng bảo hiểm. Nếu căn cứ theo công văn của Sở Nội vụ Hà Nội, số giáo viên này sẽ không được xét đặc cách. Vì trong công văn nêu rõ điều kiện xét đặc cách bao gồm tiêu chí: Có thời gian ký hợp đồng làm giáo viên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội tại các trường công lập thuộc UBND quận, huyện, thị xã trước ngày 31/5/2015 và hiện vẫn đang làm giáo viên hợp đồng tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập.
Như vậy, đối với giáo viên hợp đồng không được đóng bảo hiểm và bị cắt hợp đồng sẽ không đủ điều kiện.
Trong khi đó, ngày 5/11/2019, UBND huyện Sóc Sơn ban hành thông báo số 5134 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những giáo viên hợp đồng không xác định thời hạn đang công tác tại các trường Tiểu học,THCS công lập trên địa bàn huyện từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, UBND huyện Sóc Sơn vừa có văn bản chỉ đạo tạm dừng chấm dứt hợp đồng, sắp xếp lại lịch giảng dạy để giáo viên tiếp tục công tác trong thời gian chờ chỉ đạo của cấp trên về việc xét tuyển đặc cách.
Thầy Nguyễn Viết Tiến băn khoăn: Tại sao trên toàn thành phố Hà Nội chỉ có giáo viên hợp đồng ở thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì bị lãnh đạo huyện đơn phương chấm dứt hợp đồng? Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định sẽ hoàn thành mục tiêu xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng trong quý I/2020 với dự kiến 2.692 chỉ tiêu. Thầy Tiến mong rằng thành phố Hà Nội sớm hành động để giáo viên hợp đồng yên tâm mình có chỉ tiêu và được xét đặc cách như lời hứa của Chủ tịch UBND thành phố.
Những vướng mắc trong việc xét đặc cách giáo viên hợp đồng hiện nay không phải chỉ xảy ra với Hà Nội hay Hà Nam mà ở tất cả các địa phương. Chính vì vậy, Bộ Nội vụ cần có những hướng dẫn cụ thể để giáo viên hợp đồng lâu năm được hưởng chính sách tuyển dụng đặc cách nhân văn này. Tránh tình trạng dù chính sách đã có nhưng giáo viên hợp đồng vẫn thấy bất an, không rõ số phận mình sẽ đi về đâu.
Các giáo viên ở Thanh Liêm (Hà Nam) cho biết, trong khi một số trường đang thiếu rất nhiều giáo viên ở các môn mà không có chỉ tiêu biên chế, một giáo viên thậm chí phải dạy nhiều lớp, quá số tiết. Do thiếu giáo viên, trường phải dồn lớp, một lớp có đến hơn 40 học sinh, để đảm bảo được các tiết học. Nhưng không hiểu vì sao, huyện Thanh Liêm vẫn không lấy chỉ tiêu biên chế các môn này?
Theo Tiền phong
Hà Nam: Giáo viên hợp đồng "cay đắng" rời bục giảng vì huyện không có chỉ tiêu biên chế Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa với việc các bộ môn này sẽ không tuyển biên chế với bất kỳ một giáo viên nào và toàn bộ những giáo viên hợp đồng này đã bị các trường chấm dứt hợp đồng lao động. Nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm ở huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) đều đáp ứng được...