Nỗi đau từ căn bệnh “khó nói”
Ung thư tinh hoàn là bệnh gây tử vong cao ở nam giới độ tuổi 20-35.
Bệnh tiến triển thầm lặng nên nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi đã di căn. Trong khi đó, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, khả năng khỏi bệnh là khá lớn.
17 tuổi đã bị ung thư tinh hoàn
Lần đầu tiên, BV Bạch Mai đã điều trị thành công cho một ca bệnh ung thư tinh hoàn biểu hiện tại trung thất. Bệnh nhân là N.V. H, 17 tuổi, ở Thái Bình. Qua một số xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn, bệnh nhân được chẩn đoán tràn dịch màng phổi trái, ung thư tinh hoàn biểu hiện tại trung thất, phúc mạc.
Ung thư tinh hoàn là bệnh gây tử vong cao ở nam giới độ tuổi 20-35
Sau 4 đợt điều trị hoá chất tổn thương u vùng trung thất đã thu nhỏ nhiều. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị xạ trị vào diện tổn thương u ban đầu, nhằm tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn lại, đề phòng tái phát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Bệnh nhân N.V.T (Đông Anh, Hà Nội) 29 tuổi cũng là trường hợp phát hiện muộn với khả năng điều trị rất hạn chế. Hiện tượng sưng và đau tinh hoàn của T. đã được phát hiện cách đây vài tháng, nhưng vì ngại ngần nên không đi khám. Ban đầu, một bên tinh hoàn của T. sưng to, ấn vào thấy đau. Một thời gian sau, mức độ đau tăng lên, nhức nhối, có cảm giác như bên trong có mủ.
Video đang HOT
Nhiều người bảo có thể bị viêm tinh hoàn nên T. đã đi mua kháng sinh về uống. Được một thời gian, phía dưới một bên tinh hoàn xuất hiện khối u nhân cứng. Uống kháng sinh cũng không thấy thuyên giảm, anh T. đi tiểu lại thấy đau buốt. Đặc biệt, tinh trùng ra đầy máu tươi, cơ thể suy nhược. Đi khám tại phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Phụ sản T.Ư, anh T được các bác sĩ chẩn đoán là ung thư tinh hoàn.
Tự phát hiện sớm
Theo PGS. TS Mai Trọng Khoa, GĐ Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bạch Mai: Tỷ lệ ung thư tinh hoàn gặp với tỷ lệ thấp hơn so với các ung thư khác. Phát hiện để điều trị ung thư sớm là rất quan trọng, sẽ giúp cho bệnh nhân có cơ hội sống chất lượng. Tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ phát hiện ung thư có xu hướng ngày càng tăng, nhưng tỷ lệ tử vong lại có xu hướng giảm xuống, bởi sàng lọc phát hiện ung thư sớm được làm tốt hơn.
Cũng theo PGS Mai Trọng Khoa, lúc đầu khối ung thư còn khu trú ở tuyến, hầu như chưa có biểu hiện. Về sau, tinh hoàn tăng dần thể tích và nổi cục. Mào tinh hoàn, màng tinh, thừng tinh đều bình thường trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, di căn lại có thể xảy ra sớm theo đường bạch mạch, xâm lấn các cụm hạch ở thắt lưng, động mạch chủ, rồi lên các hạch thượng đòn, vào phổi (nhiều nhất) và gan.
Các dấu hiệu mà người bệnh có thể phát hiện: Bìu to ra, vướng hoặc hơi nằng nặng. Sau đó, bìu biến dạng, tăng thêm thể tích, bên bệnh nặng hơn bên đối diện nhưng không đau, soi đèn pin thì thấy một khối đục. Nắn qua lớp da bình thường, sờ thấy tinh hoàn to và cứng, màng tinh hoàn vẫn nâng lên được, mào tinh tách biệt được rõ ràng nhưng đầu của nó hơi kẹp vào cực trên của khối u.
Thừng tinh 2 bên và tinh hoàn bên đối diện đều bình thường. Nếu thăm khám trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt và túi tinh đều bình thường. Các triệu chứng khác là có cảm giác bìu nặng, hơi đau ở háng và tích dịch ở bìu. Phương pháp siêu âm giúp chẩn đoán chính xác 75% trường hợp ung thư tinh hoàn.
Tỷ lệ người mắc ung thư tinh hoàn chừng 2/1.000 hay 3/1.000, và thường ở độ tuổi từ 20 đến 35. 99% chỉ bị ung thư một bên tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lan tỏa khắp cơ thể và làm chết người. Hiện tại các bệnh viện chuyên ngành, các phương pháp hiện đại có thể mang lại kết qủa điều trị tốt đối với ung thư tinh hoàn (95% sống sau 5 năm), kể cả một số trường hợp nặng.
Theo GĐ&XH
Sắp cưới, có nên... "mở mắt" cho "cậu nhỏ"?
Tôi chuẩn bị cưới vợ. Ngoài chuyện lo tiệc cưới tôi còn có một điều băn khoăn là "công cụ" của tôi rất nhỏ. Khi cương nó vẫn bé bỏng một cách tội nghiệp.
Tôi nghe là cắt bao quy đầu nó sẽ lớn nhanh hơn, nhưng liệu cắt như vậy có kịp không và có ảnh hưởng gì đến việc làm chồng không. (Xuân Hùng - Q.8, TPHCM)
Trả lời:
Riêng chữ "bao" đã cho bạn thấy là nó chỉ có giá trị "bọc lại" mà thôi. Thực chất, bao quy đầu chỉ là phần da có tác dụng bọc kín phần đầu của "súng" nên mới có tên như vậy. Trong khoảng ba năm đầu, cậu bé lớn dần, "con chim" cũng lớn theo, lớp thượng bì bong ra tích tụ thành chất bợn sinh dục nằm bên dưới da quy đầu. Từ đó da và quy đầu tách dần ra khỏi nhau.
Nhân đây, tôi xin lưu ý các bậc cha mẹ: nếu thấy bé bí tiểu hoặc khi đi tiêu mà bao quy đầu căng phồng như bong bóng, trẻ khóc thét lên thì trẻ đang bị hẹp, cần nong ra sớm. Dân gian goi bao quy đầu tuột ra là "mở mắt". Chỉ khoảng 1% những người trên 16 tuổi là bị hep bao quy đầu hay gọi là "chưa mở mắt".
Tôi không rõ là bạn tự chẩn đoán hay đã gặp bác sĩ Nam khoa, nhưng triệu chứng hẹp bao quy đầu rất dễ nhận thấy: Khi bạn dậy thì, testosterone tiết ra, ham muốn trỗi dây và "cậu nhỏ" cương cứng, cái bao thít chặt sẽ làm cho "cậu" ở trong tình trạng bị bóp cổ, đau đớn.
Khi đi tiểu, nước tiểu không vươn xa, dòng tiểu không liên tục mà bị ngắt quãng. Thỉnh thoảng "súng" của bạn bị sưng, đỏ, mọng nước, bựa sinh dục đọng lại ở phần "khấc dương vật" tạo mùi hôi khó chiu. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy mình tiểu gắt, tiểu buốt vì vi khuẩn cư trú nơi bựa sinh dục hồn nhiên đi vào đường tiểu gây viêm nhiễm.
Tâm lý chung là bị bệnh ở vùng kín ai cũng ngại đi khám, nếu cứ để chúng tự do hoành hành thì một ngày xấu trời nào đó, chúng có thể lội ngược dòng lên tới thận mà gây viêm thận. Một quá trình viêm nhiễm nơi đầu "súng" kéo dài có thể là tiền đề của ung thư dương vật sau này.
Trở lại vấn đề của bạn: nêu các triệu chứng của hẹp bao quy đầu không có thì còn lại chỉ là việc bạn cảm thấy không hài lòng về "công cụ". Nói để bạn yên tâm: làm gì có ông nào hài lòng về "của quý". Ông nào cũng cảm thấy "sao nó bé bỏng thế", "sao nó ngắn quá vậy" để rồi lo lắng "liệu bà xã có chê cái món mà bà sắp được sở hữu?".
Thực ra, phụ nữ Việt không mấy ai quan tâm đến kích cỡ của "công cụ" mà quan tâm đến việc liệu anh ấy có yêu mình suốt đời như đã hứa, có quan tâm, chia sẻ mọi chuyện với mình như khi đang yêu nhau không? Tôi tin là không có người phụ nữ Việt Nam nào khi yêu lại hỏi "cái đó của anh cỡ bi nhiêu?". Điều quan trọng hơn tất cả với người phụ nữ châu Á là tình yêu chứ không phải là tình dục.
Một chàng trai sắp cưới vợ đi cắt bao quy đầu mà nghĩ đó là giải pháp giúp cho "cua quý" lớn lên? Tôi rất tiếc phải nói với bạn là "không" có chuyện đó, bởi sự phát triển của "chim" nằm ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Lúc ấy testosterone là hormone chỉ đạo, thúc đẩy của quý nở bề dọc bề ngang.
Nay thời kỳ ấy đã qua rồi, làm sao trở lại được. Không bị hẹp mà đi cắt thì có hai cái hai: một là bị đau mất cả tuần, hai là khi bạn cưới vợ, độ nhạy của đầu "súng" có thể giảm đi. Vì thê, tôi khuyên bạn "có sao dùng vậy", đừng tính chuyện cải tạo làm gì. Còn chuyện "làm chồng", các nhà tình dục học đều thống nhất rằng "ăn thua là ở tình yêu và kỹ thuât" chứ không phai ở kích cỡ "công cụ".
Theo NLĐ
'Xuất binh' liên tục - bệnh của những quý ông thích 'phở' Gần đây, anh Trọng vô cùng lo lắng vì thấy "cậu nhỏ" của mình liên tục nhả đạn dù anh chẳng có ham muốn gì. Anh Trọng (Sóc Sơn, Hà Nội) sợ rằng cứ cái đà "xuất quân" liên tục, không thể kiểm soát được như vậy thì chẳng mấy lúc mình sẽ cạn kiệt sức lực. Cũng vì mối lo này, anh...