Nỗi đau tận cùng của gia đình hai sinh viên chết đuối
Không khí tang thương đột ngột bao trùm lấy ngôi làng bé nhỏ giữa một miền quê yên bình bấy lâu nay. Người bố, người mẹ đã oặt ẹo như cây chuối lụng gốc trước sự ra đi đầy bất ngờ của hai đứa con thân yêu…
Đó là nỗi đau khôn nguôi của gia đình ông Nguyễn Viết Thuyên (58 tuổi) xóm 2, xã Trung Thành (Yên Thành, Nghệ An) một ngày chịu hai đám tang con.
Những vành khăn trắng bên dòng Vếch Bắc
Chưa bao giờ xã Trung Thành lại lặng lẽ và buồn đến thế. Ngày cận Tết, khắp nơi đã vui nhộn chuẩn bị đón một năm mới thì chính trong ngôi nhà nhỏ mới ngày nào đầy ắp tiếng cười, giờ đây lại chìm trong khói hương nghi ngút và nỗi đau ngập lòng.
Nghẹn ngào trước sự ra đi của hai em gái, người anh trai Nguyễn Viết Dương không cầm được nước mắt rầu rĩ: “Được nghỉ Tết sớm hai đứa vội vã bắt xe từ Huế về quê. Thấy mọi người trong gia đình cày cấy vất vả hai đứa xin ra đồng làm giúp, không ngờ… đến đoạn sông Vếch Bắc thuộc xã Nam Thành thì xe trượt và bị nước cuốn. Số mệnh hai em tôi sao lại đến nông nỗi này….”.
Nơi hai chị em Thịnh và Phương bị trầy xe máy trượt ngã xuống và chết đuối.
Với ước mong học để thoát nghèo, hai chị em Thịnh và Phương đều chăm lo học hành và học rất giỏi. Cả hai đều đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Khoa học – Huế. Nguyễn Thị Thịnh học Luật, còn em gái Nguyễn Thị Phương theo học ngành Công tác Xã hội.
“Để có tiền trang trải cho cuộc sống và học tập, ngoài giờ đến trường hai đứa còn xin việc làm thêm. Bưng bê, rửa chén cho các nhà hàng. Cả hai chị em mới về nhà là sang tôi hỏi thăm và bảo dì đã làm xong ruộng chưa cháu đi giúp với, tôi nói sinh viên thì biết gì mà cấy chứ…. Nhưng sáng qua (23 âm lịch) hai đứa nó đi thật và giờ cả hai đã về suối vàng rồi. Đau đớn lắm các chú ơi… “, chị Nguyễn Thị Nhụy (dì ruột hai chị em Thịnh) đắng lòng chia sẻ.
Trong nỗi đau tột độ, bà Nguyễn Thị Sen, mẹ của hai cháu khóc không thành tiếng, ngất lên ngất xuống trên cánh tay của bà con cô bác. Vốn đã yếu ớt, nay thêm sự mất mát quá lớn, bà giống như cây chuối già lụng gốc, đứng không vững…
Người mẹ của Thịnh và Phương ngất lên ngất xuống…
Hòa lẫn trong dòng nước mắt là những lời kể, lời tâm sự đau tận đáy lòng: “Cách đây mấy hôm, hai đứa từ Huế về nó còn bảo, hơn một năm nữa là ra trường thôi mẹ ạ! Khi đó chúng con sẽ đi làm kiếm tiền giúp cha mẹ trả hết nợ rồi mới lấy chồng. Vậy mà giờ đây con đã ra đi mãi mãi…”, nói đoạn bà Sen gục xuống sõng soài trên sàn nhà bất tỉnh.
Trên mảnh đất thuần nông, để có tiền cho con ăn học, hai vợ chồng ông Thuyên đã phải vất vả sớm hôm xới đất trồng sắn, trồng khoai. Những ngày nông nhàn thì đạp xe lên núi cắt Chè Vằng phơi khô, đạp xe hằng chục cây số đi bán kiếm tiền nuôi con ăn học với ước mong chúng nó nên người. Năm nay cả hai chị em Thịnh và Phương không được vay vốn sinh viên nên gia đình vốn nghèo túng lại thêm quẫn bách, cơ cực đủ đường.
Còn đó nỗi đau bao giờ phôi phai
Video đang HOT
Hai cỗ quan tài cho một gia đình ngày cuối năm…
Ông Cao Đình Lợi, Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết, đúng 8 giờ sáng nay (28/1) thi thể em Nguyễn Thị Phương đã được vớt lên sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm.
Mang bệnh xuất huyết dạ giày và không có tiền chữa trị, ông Nguyễn Viết Thuyên chỉ biết ôm bụng, úp mặt xuống giường và khóc hờ từng tiếng trước nỗi đau khôn tả.
Thương con, suốt thời gian qua người cha chỉ biết bấm bụng chịu đau, dấu hết bệnh tình để con yên tâm học tập. Ông không nề hà việc gì. Không những việc nhà mà hàng xóm, họ hàng ai nhờ gì ông đều làm… nên được bà con hàng xóm kính nể.
Trước cái chết thương tâm của Thịnh và Phương, người dân nơi đây cũng than với ông trời rằng, có biết bao lần ông xả thân cứu người lâm nạn trên con sông Vếch Bắc, vậy mà giờ đây gia đình ông đành ngậm ngùi, nuốt nỗi đau trước sự ra đi của hai người con trên chính con sông này.
Nỗi đau chồng lên nỗi đau, gia đình nghèo đón xác con về trong giá buốt và lãnh lẽo. Vét cả gia tài, vay mượn mãi mới đủ tiền mua cỗ quan tài cho hai con.
Căn nhà nhỏ xiêu xiêu bên cánh đồng lạnh lẽo, tiếng khóc người thân hòa lẫn trong không gian bao la như một tiếng ai oán về cái chết đầy bất ngờ của Thịnh và Phương.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Ông Nguyễn Văn Thuyên, xóm 2, xã Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An. ĐT: 0912.770.093 (Anh Dương – con ông Thuyên)
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học và Dân trí – Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn 3. Tài khoản Ngân hàng (Báo Khuyến học & Dân trí) * Tài khoản VNĐ tại ABBANK Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0111.028.722.008 Tại: Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội. *Tài khoản USD tại ABBANK Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 0111.028.723.004 Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) – HaNoi Branch Swift code: ABBKVNVX * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm 4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dân Trí
Chiêu lừa xin việc 'giăng bẫy' sinh viên ngày cận Tết
Lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết và tâm lý nôn nóng mau chóng kiếm tiền dịp Tết, nhiều chiêu lừa việc làm tinh vi đã được giăng khiến không ít sinh viên "sập bẫy".
Tranh thủ những ngày nghỉ trước Tết, nhiều sinh viên (SV) các tỉnh chấp nhận ở lại thành phố làm thêm kiếm ít tiền mua sắm Tết. Tuy nhiên, cũng chính vì nôn nóng mong có việc, không ít bạn trẻ rơi vào "bẫy lừa" tinh vi của các công ty "ma" mà không hề hay biết.
Chiêu lừa "cổ điển" nhưng vẫn "đắt hàng"
Vũ Lan Oanh (SV trường Đại học Sư Phạm), bùi ngùi kể lần đầu tiên nhẹ dạ cả tin khi đang học lớp 12. Một lần đọc được tin vắn từ tờ báo rao vặt về công việc phát quà khuyến mại tại các siêu thị hay các trung tâm mua sắm, Oanh tìm đến trung tâm việc làm trên đường Bưởi (Tây Hồ, HN) để đăng ký. Tiếp Oanh là một nhân viên nữ xinh đẹp, sau khi đặt ra một vài câu hỏi thông thường, cô nhân viên cho biết: "Em đã đạt tiêu chuẩn tuyển chọn. Ngày mai em có thể đi làm luôn".
Dù cách Tết chỉ khoảng 1 tuần, không ít sinh viên vẫn mê mải tìm việc làm thêm dịp Tết.
Tuy nhiên, khi đi nhận việc, Oanh phải đóng một khoản tiền là 180.000 đồng để công ty cấp quần áo đồng phục và làm thẻ đeo trước ngực đồng thời đây cũng là tiền tham gia khóa huyấn luyện trước khi nhận việc chính thức - theo lời giải thích từ phía đơn vị tuyển dụng lao động. Oanh chấp nhận nộp số tiền ấy vì nghĩ rằng với mức lương 2 triệu đồng/tháng thì "lệ phí" đó cũng hợp lý.
Chưa kịp mừng vì xin được việc làm, Oanh đã tá hỏa khi biết công việc của mình thực chất là... phát tờ rơi và tin rao vặt tới từng địa chỉ nhà.
"Công việc o ép về thời gian, đôi khi phải đi tới khuya mới về. Hơn nữa, nhiều nhà ở những địa điểm rất xa, ở hai đầu của thành phố, mình không có xe máy đi lại, phải lạch cạch xe đạp". Nhận thấy đây là "nhiệm vụ bất khả thi", công việc quá cơ cực nên chỉ sau chưa đầy 1 tuần, Oanh đã phải bỏ dở giữa chừng và không lấy lại được 180.000 đồng cũng như không nhận được tiền công ngày nào do "phá bỏ hợp đồng".
Kết thúc xong môn thi cuối cùng, Trần Văn Hiếu (sinh viên HV Kĩ thuật Quân sự) đã nhanh chóng tìm đến một công ty trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) để đăng ký công việc trực điện thoại theo thông tin quảng cáo trên những tờ rơi dán ở trước cổng trường trước đó. Sau khi hướng dẫn làm hợp đồng khá nghiêm túc, Hiếu được công ty này yêu cầu nộp 400.000 đồng tiền bảo đảm (nếu sau 2 tháng không bỏ việc thì được hoàn tiền lại).
Công việc của Hiếu 1 tuần làm 3 buổi, mỗi buổi 3 tiếng với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng."Công việc yêu cầu là 1 tháng phải có được 3 hợp đồng cho công ty, tức phải lừa được 3 người khác vào "tròng" giống mình. Điều buồn nhất là ở công ty này toàn sinh viên đi lừa sinh viên, bạn bè, quen biết đi lừa nhau" - Hiếu buồn bã kể lại.
"Làm được 2 tuần, mình đành bỏ việc, cũng chẳng buồn quay lại đòi tiền vì biết "bắc thang lên hỏi ông giời... coi như 400.000 đồng cho một bài học đắt giá", Hiếu nói.
Những chiêu lừa tuy như trên tuy không mới nhưng được các công ty, trung tâm "ma" giăng bẫy một cách khéo léo và tài tình khiến nhiều sinh viên năm nhất và ngay cả những bạn mới ra trường dễ dàng "sa lưới".
Ông Nguyễn Toàn Phong - Phó GĐ Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (Sở LĐ&TBXH Hà Nội, cho biết: Theo quy định của pháp luật, người lao động (NLĐ) không phải đặt cọc hay thế chấp bất cứ khoản phí nào. Tuy nhiên, do cả tin, muốn mau chóng có việc, nhận thức về luật lao động còn hạn chế, nên sinh viên không tìm hiểu kỹ thông tin, dễ bị mắc lừa.
Còn ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên (TP HCM) nhấn mạnh: các bạn SV lưu ý, nếu thấy những công việc dù lương cao nhưng không có cam kết, hơn nữa, lại phải thu tiền thì không nên tham gia.
1001 chiêu lừa sinh viên
"Nhiều cá nhân hay doanh nghiệp lợi dụng thiếu hiểu biết của NLĐ để "chèn ép" gây mất quyền lợi của người tham gia lao động", ông Nguyễn Toàn Phong (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội - Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) đánh giá.
Một chiêu thức gian dối phổ biến bóc lột sức lao động của SV, theo ông Phong đó là việc quay vòng lao động bằng cách thử việc. "Lẽ ra công lao động là 100.000 đồng/ngày, nhưng thử việc chỉ được khoảng 70.000 đồng, không hưởng thêm bất cứ chế độ gì trong khi người sử dụng lao động có thể tận dụng thời gian thử việc, thử hết người này rồi thay người khác. Dù NLĐ làm tốt tới đâu, họ cũng tìm mọi lý do để bắt thôi việc, trốn tránh trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ". Tuy nhiên, cũng theo nhận xét của ông Phong: Cách này cũng bất lợi cho phía người sử dụng lao động vì mất thời gian đào tạo và giới thiệu việc làm mỗi lần thay người mới.
Lao động tìm việc làm đổ dồn về Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội
Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội còn xảy ra trường hợp cho thuê lao động. Người lao động (NLĐ) vào công ty A nhưng công ty A lại chuyển NLĐ sang làm đơn vị B, mà mức lương bên B khá bèo bọt, công sức không tương xứng với lao động mà NLĐ bỏ ra, chế độ hà khắc hơn nhiều. Trường hợp này xảy ra phần lớn ở các khu công nghiệp Hà Nội. Do không đòi hỏi cao về trình độ nên công nhân hầu hết đều được lấy nguồn lao động từ các tỉnh thành lân cận, vì Trung tâm giới thiệu việc làm cũng chỉ đáp ứng được 10 - 20% yêu cầu.
Ông Phong nhận xét: Các quảng cáo rao vặt thuê người làm lương cao, càng hấp dẫn càng phải cân nhắc và cẩn trọng. Bởi lẽ, theo mặt bằng lương đối với lao động phổ thông mới đi làm chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng, nếu có tay nghề hơn sẽ hưởng lương trên dưới 3 triệu, dân kỹ thuật có thể lương cao hơn. "Vì thế, nếu đọc được tin quảng cáo tuyển dụng nói lương rất cao, thậm chí 5-7 triệu, trong khi bản thân lại chưa có nghiệp vụ, kinh nghiệm NLĐ phải xem xét kỹ trước khi ký hợp đồng".
Ngoài ra, không ít SV đã và đang gặp phải một số thủ đoạn "móc tiền" gián tiếp thông qua công nghệ (dịch vụ tổng đài, SMS). Mẫu 1: lấy tiền qua dịch vụ tổng đài, ví dụ như tin nhắn gửi đến từ Tổng đài thông tin lao động việc làm 1900xxxxxx. Mẫu 2: lấy tiền qua SMS theo kiểu thông báo kết quả tuyển dụng như: "Chào bạn, Phòng hành chính nhân sự Công ty X đã xét duyệt CV của bạn và bạn đã đạt yêu cầu. Tuy nhiên theo quy định của công ty có yêu cầu nhỏ đối với bạn: Đó là bạn soạn tin nhắn theo mẫu ABC 1234 và gửi đến số xxx...". Khi bạn nhắn tin SMS để được xét duyệt CV, nghiễm nhiên bạn đã mất một khoản tiền kha khá trong tài khoản thẻ.
Tìm trung tâm giới thiệu việc làm uy tín ở đâu?
Năm 2007, Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội đã thí điểm tổ chức có 3 phiên việc làm, năm 2008 tăng lên con số 12 phiên tương đương mỗi tháng 1 phiên, tháng 9/2009 đến hết năm 2010, mỗi tháng tăng cường lên 2 phiên. Dự kiến năm 2011 nâng tần suất lên 3 phiên một tháng, chưa kể các phiên việc làm lưu động sẽ tăng 10 phiên thay vì 5 phiên như năm cũ.
Nhu cầu tìm việc của SV cũng như NLĐ ngày càng tăng cao vào mỗi dịp Tết đến, đặc biệt chỉ tiêu tuyển dụng năm nay cũng gấp đôi so với Tết năm ngoái. Tại TP HCM, tính tới thời điểm hiện tại, Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố đã nhận tuyển dụng của 380 đơn vị, trong khi chỉ tiêu đề ra chỉ 350 và đã giới thiệu được cho 2.800 người có nhu cầu tìm việc ngày Tết.
Còn tại Hà Nội, cách đây từ hơn 1 tháng, mỗi phiên giao dịch việc làm của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội - Bộ LĐTB&XH Hà Nội có tối đa 80 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, lượng NLĐ đi dự thi dao động từ 2.500 - 4.000 người/phiên.
Đánh giá khái quát về thực trạng lao động năm nay, ông Phong cho biết: Tỷ lệ mất việc làm tăng đột biến do chính sách của Nhà nước, nhiều nhà máy phải di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành Hà Nội. Đây là một khác biệt cơ bản so với năm 2010.
Ngay từ những ngày đầu tiên đi làm sau khi nghỉ Tết Dương lịch, ngày 4/1, dù không phải phiên chợ, 1.000 công nhân của Công ty Dệt 8/3 đã đăng kí hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và tìm kiếm việc làm. Tiếp đó, ngày 10/1 đón thêm 100 NLĐ của May Thăng Long và trong ngày 20/1 có thêm 5 người của phân xưởng 8/3 tiếp tục lên đăng kí. Trong khi đó, cả năm 2010, Trung tâm chỉ có trên 3.000 người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Với nhu cầu tìm việc cao như vậy, đây cũng là thời điểm "mùa vụ" đối với các trung tâm môi giới, họ tận dụng cơ hội lừa SV dưới nhiều hình thức. Mặc dù, theo đánh giá của ông Phong (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội): Sau năm 2007, tình trạng lừa lọc SV đã ít hẳn đi. Lý do nhờ nhà nước tăng cường thực hiện đồng bộ 4 biện pháp trong đề án phát triển cung - cầu của thị trường lao động thủ đô, tăng cường vai trò quản lý nhà nước, thường xuyên có các ban ngành đi kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động các trung tâm môi giới việc làm có dấu hiệu trái luật, đóng cửa nhiều đơn vị vi phạm, thêm vào đó, sự hoạt động tích cực của các trung tâm giới thiệu việc làm chính thức và uy tín, có nhiều thông tin đến tay người lao động.
Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Trọng Hoàng (Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố), tốt nhất là SV không nên tìm việc ở những trung tâm môi giới, bởi nơi đây không có cơ sở pháp lý, rất phức tạp.
Những người lao động có nhu cầu tìm việc nên đến các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín, các sàn giao dịch việc làm chất lượng.
Anh Hoàng khuyên: Tại TP HCM, nếu có nhu cầu tìm việc, SV, các bạn trẻ có thể liên hệ tại trung tâm hỗ trợ sinh viên hoặc đoàn hội SV của các trường hoặc lên trực tiếp tại hỗ trợ trung tâm Thành phố hoặc việc làm thanh niên.
"Các bạn SV khi đến các trung tâm xin việc, trước tiên, nên hiểu công việc mình sẽ làm là gì. Sau nữa, cần trao đổi cụ thể với doanh nghiệp việc làm, mức lương ra sao và phải chắc chắn về thời gian các bạn có thể bỏ ra để làm việc, tránh tình trạng bỏ giữa chừng, cắt hợp đồng dẫn tới việc mất quyền lợi lẽ ra cần được hưởng", ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên (TP HCM) nhấn mạnh.
Còn ông Nguyễn Toàn Phong, Phó GĐ Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội thành thật khuyên các bạn SV, những NLĐ có nhu cầu nên tìm đến các phiên giao dịch việc làm chính thức có uy tín như 144 Trần Phú, 285 Trung Kính hay ngõ 33, phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hà Nội.
"Nếu so với năm 2010, bắt đầu năm 2011, trung bình cả 2 sàn (144 Trần Phú và 285 Trung Kính) 1 tháng có 6 phiên, tính ra tuần nào cũng có phiên giao dịch việc làm. Thông tin việc làm chính thức tới NLĐ được cập nhật thường xuyên, thông qua thông tin đại chúng, các tờ rơi, áp phích và trực tiếp tại sàn giao dịch, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của NLĐ" - Ông Phong tự tin khẳng định.
Trong quá trình trao đổi, trò chuyện với SV, từ phản ánh của nhiều "nạn nhân" bị lừa, anh Nguyễn Trọng Hoàng (Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố HCM) nhắn nhủ một số điều "nằm lòng": Thứ nhất, SV phải suy nghĩ kỹ trước khi tham gia đăng kí việc làm tại các trung tâm gia sư bởi "trước khi đi làm, bạn phải mất % lệ phí, nếu không có lớp dạy cũng không lấy được tiền". Thứ hai, SV nên cẩn trọng với bán hàng đa cấp, bởi "họ đưa ra thuyết phục rất cao, ngay bạn bè thân cận, bạn cùng phòng, cùng lớp hay cùng quê cũng có thể lôi kéo nhau "vào tròng". Thứ ba, cảnh giác với những lời rao việc làm trên mạng như "cần người bán hàng gấp", "làm việc lương cao", những công việc "hot" dễ dụ dỗ SV vì lương hấp dẫn, kiếm việc nhanh.
Theo VTC
Dịch vụ 'tút' xe máy hét giá, 'đuổi' khách không hết Những ngày cận Têt, tâm ly "năm mơi, cai gi cung mơi đê lây may" khiến không ít người mạnh tay chi tiền đê "tut" lai chiêc xe cua minh. Những ngày này, tại các điểm dich vu lam đep xe như dan decal, sơn tut, boc yên ở Hà Nội tấp nập khách vào, ra do nhu câu lam mơi phương tiên...