Nỗi đau những đứa trẻ bị bán
Mỗi đứa trẻ bị bán đi là mỗi hoàn cảnh, số phận khác nhau. Lỗi lầm này thuộc về người làm cha, làm mẹ.
Dù họ có bao biện bằng lý lẽ gì đi đăng nữa thì sự bất hạnh, tổn thương, nỗi đau chia lìa sẽ không bao giờ lành sẹo trong tâm hồn, trái tim của con trẻ.
Cha tật nguyền khát khao gặp con gái
Dưới cái nắng oi ả ban trưa trên con đường Quang Trung (Q. Gò Vấp. TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, quê ở Đức Huệ, Long An) vẫn ngồi khoanh chân bất động, thi thoảng lắc lư cái đầu ngó trái, ngó phải xem ai dòm vào mình để rủ lòng thương mà cho ít tiền. Đã gần chục năm nay, Cần kiếm sống bằng nghề “cái bang” như thế. Cần không ngại ngùng, cũng chẳng xấu hổ, đơn giản anh phải làm mọi việc để có tiền nuôi cậu con trai 11 tuổi và ấp ngủ khao khát được gặp lại con gái đã bị bán đi từ 8 năm trước.
Một phụ nữ bán con phải ra tòa.
Cần bị dị tật từ trong bụng mẹ, chào đời đã không có hai tay. Sở hữu gương mặt góc cạnh, cứng cáp nhưng Cần lại vô cùng lãng tử, đào hoa. 19 tuổi, Cần lập gia đình với một người phụ nữ lành lặn. Một năm sau, họ đón con trai đầu lòng.
Dù tật nguyền nhưng Cần vẫn là người đàn ông trụ cột của gia đình. Vợ Cần chỉ việc ở nhà chăm sóc con cái. Những ngày tha phương kiếm sống tại khu vực Bến Thành (Q.1), Cần dầm mưa dãi nắng, bán vé số, xin tiền, làm tất cả những gì có thể để lo cho gia đình với 2 thiên thần một trai, một gái lành lặn. Trong một lần ra quân lập lại trật tự lòng lề đường, vỉa hè, vì không có giấy tờ tùy thân nên chính quyền đã đưa Cần về trung tâm bảo trợ. 3 ngày chưa thấy chồng về nhà, cô vợ đã quyết định bán đi đứa con gái 8 tháng tuổi. Mẹ Cần từ quê lên bảo lãnh cho con thông báo tin động trời khiến Cần lặng đi, nước mắt lặn ngấm vào trong.
Cần không chịu theo mẹ về quê mà đi lang thang khắp nẻo đường, tới các công viên để tìm con. Lúc này, một cô gái chơi thân với vợ của Cần thông báo cho anh biết, đứa con đã được bán cho một người Việt Nam ở nước ngoài. Hận vợ, lại tự trách bản thân mình không làm tròn trách nhiệm của một người cha, Cần như người mất hồn, ngày qua ngày vạ vật ở công viên, lê lết như một con chim cánh cụt bơ vơ, lạc lõng. Cũng từ đó, Cần không thèm nhìn mặt vợ nữa, anh quyết tâm dứt bỏ nghĩa chồng vợ. Lại chính người bạn của vợ tìm đến Cần cho biết thông tin về con gái của anh. Hiện cháu sống rất tốt trong một gia đình giàu có ở Mỹ. Cần thở phào nhẹ nhõm nhưng nỗi nhớ con lúc nào cũng cồn cào, cháy bỏng trong lòng anh.
Dù đã gần chục năm, nhưng trong tâm trí của Cần, hình ảnh con gái vẫn còn rõ nét, Cần vẫn nhớ như in khuôn mặt, nụ cười thiên thần của con. Để bù lấp khoảng trống trong lòng, Cần bước thêm một lần đò nữa với chính người phụ nữ xưa kia là bạn của cả hai vợ chồng. Cô ấy biết rõ hoàn cảnh của Cần, thông cảm và đau khổ cùng Cần. Cô ấy xem đứa con trai của Cần như chính con ruột của mình. Lấy Cần, cô không dám sinh con vì sợ không thể nuôi nổi. Tiền bán vé số kiếm được mỗi ngày đều được gửi về quê để nuôi con của chồng.
Hai vợ chồng sinh sống, thuê trọ ở thành phố trông chờ vào những đồng tiền đi ăn xin và bán vé số của Cần. Hôm nào xin được nhiều thì cơm có thịt, ít cũng chẳng sao, họ sống cam phận riết mà quen. Dù ở phương trời xa xôi cách trở, Cần vẫn móc nối được với người quen dò tìm cuộc sống của con gái. Ngày nó bị bán mới 8 tháng tuổi, bây giờ đã 8 tuổi rồi. Đứa trẻ biết mình là con của người cha tật nguyền. Nó nói với mẹ nuôi rằng, nếu cha bị cụt hết hai tay hai chân nó sẽ nhận, nhưng nếu chỉ mất một tay một chân thì nó không chấp nhận. Nghe được tin này, khóe mắt Cần đỏ hoe, vừa thương con, lại vừa tủi hổ với chính bản thân mình. Có lẽ nó hận cha, vì còn cả hai chân mà bỏ rơi, đem đi bán tận trời Tây.
Video đang HOT
Nguyễn Văn Cần chưa bao giờ quên đứa con gái bé bỏng bị bán của mình.
Nhưng dù là thế, Cần vẫn chưa thôi khao khát được gặp lại con. Anh không có tội, những đồng tiền bán con kia anh cũng chưa hề được nhìn thấy nó méo mó ra sao. Lỗi của anh chính là nghèo khó, bất lực, là tật nguyền yếu ớt đã không thể bảo vệ được con gái của mình. Người ta hỏi anh điều ước hiện tại và tương lai. Cần không suy nghĩ mà thổ lộ ngay: “Tôi chỉ ước được gặp con gái một lần. Tôi không cần con gọi tiếng cha, chỉ cần được nhìn thấy mặt của nó là mãn nguyện rồi”.
Bán con giá 100 triệu
Người ta nói, thời gian có thể chữa lành mọi nỗi đau, nhưng với Lê Thị L. (28 tuổi, ngụ Tiền Giang) thì thời gian đã giày xéo lương tâm và bổn phận của một người mẹ. Nó kéo lê nỗi buồn, lòng ân hận và sự day dứt không bao giờ dừng lại.
Trước khi vướng vào bi kịch để phải bán con, L. đã có 3 đứa con (2 trai, 1 gái). Nhà không có đất đai nên chồng L. đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. L. ở nhà chăm con, sống bằng tiền của chồng gửi về đều đặn. Khi những đứa con đến tuổi đi học, L. gửi ông bà nội rồi lên thành phố vừa để kiếm tiền, vừa muốn ra ngoài xã hội giao du với thiên hạ cho khôn người. L. được một gia đình giàu có ở Q.3 thuê trông em bé, công việc đúng với sở trường của chị. Có tiền, L. bắt đầu sửa soạn chuốt lại bản thân cho ra dáng gái thành phố. Cứ 3 tháng, L. lại xin nghỉ về quê thăm con vài ngày. Sau này L. ít về hơn, con cái giao thẳng cho ông bà.
Sống trong gia đình chủ, L. được mọi người quý mến vì tính tình vui vẻ cởi mở, biết nghe lời. Chẳng biết L. “đong đưa” thế nào mà phải lòng bố của ông chủ năm nay 70 tuổi. Cái gì đến rồi cũng đến, L. phát hiện mình mang thai với cụ ông. Cô hoang mang, hoảng loạn không biết bày tỏ cùng ai. Cụ ông biết việc đã lạnh lùng dứt tình và dúi cho L. một khoản tiền rồi đuổi cô ra khỏi nhà. Đang chơi vơi, xấu hổ, định đi bỏ đứa bé thì L. gặp được bà Nguyễn Thị P. (48 tuổi, ngụ Q.3)
Hai đứa trẻ sinh đôi không bị bán nhưng bị bỏ rơi ngoài đường khi vừa chào đời được nuôi dưỡng tại Mái ấm tình thương Phúc Lâm (Long Thành – Đồng Nai).
Bà P. khuyên L. giữ lại đứa trẻ, bà sẽ chu cấp toàn bộ phí ăn ở, sinh nở cho L. Đứa bé chào đời, bà cho L. 100 triệu. Như “chết trôi gặp phải du thuyền”, L. đồng ý ngay. Trong 9 tháng 10 ngày chờ sinh nở, L. lấy cớ phải tháp tùng nhà chủ đi nước ngoài nên không về quê được. Ngày trở dạ, L. sinh bé trai khỏe mạnh, bụ bẫm. Một tuần sau, L. cầm 100 triệu ra đi với lời hứa quên hết quá khứ và đoạn tuyệt với đứa con.
L. nghỉ ngơi dưỡng sức ở thành phố thêm 3 tháng sau sinh thì trở về quê, xem như chưa từng xảy ra chuyện gì. Có một khoản tiền, L. mua chiếc xe máy tay ga, sắm dây chuyền, vòng cổ, lắc tay rồi cũng hết veo.
Chồng L. đã trở về sum họp gia đình. Mọi tội lỗi trước đó không một ai biết. Bí mật động trời này, L. thề với lòng mình sẽ “sống để bụng, chết mang theo”. Trong mắt của gia đình, L. vẫn là một người vợ, người mẹ đảm đang, tháo vát.
Có bao giờ chị nhớ về con không? Chúng tôi hỏi trong lần gặp L. lên thành phố khám bệnh. Một phút im lặng, nước mắt L. chực trào ra, rồi nức nở: “Em nhớ con và hối hận vô cùng”. L. không dám bén mảng tới gia đình bà P., nhưng có đôi lần chị đi ngang qua đó, bịt kín hết mặt với mong muốn nhìn con xem nó lớn thế nào rồi nhưng cửa nhà luôn khóa trái. Sau này L. mới biết, bà P. đã bán nhà và chuyển đi nơi khác. Có thể, họ muốn xóa sạch hoàn toàn dấu vết với người mẹ đã bán con. Đứa trẻ lớn lên sẽ mang một cuộc đời khác, thân phận khác. Nếu người lớn không nói, nó sẽ vĩnh viễn chẳng biết đến mẹ ruột của mình là ai.
Luật sư, Tiến sĩ Lê Thùy Dương – Giám đốc Trung tâm Phát triển Nguồn trí tuệ Việt cho rằng, những đứa trẻ bị bán hoặc cho đi, dù được nuôi dưỡng trong gia đình khá giả, được học hành đàng hoàng vẫn là những đứa trẻ chịu tổn thương và mặc cảm thân phận nặng nề nhất. Không ai có thể giữ bí mật suốt đời, đến một ngày nào đó, chúng sẽ biết được lai lịch của mình, phần lớn chúng buồn khổ và hận thù cha mẹ ruột. Có một bộ phận nhỏ sẽ đi tìm nguồn cội của mình, nhưng không phải để báo đáp công mang nặng đẻ đau mà chính là để oán tránh, để trút tự ti, mặc cảm, nỗi buồn, lòng hờn tủi lên bậc sinh thành đã bỏ rơi họ. Đạo nghĩa con người đều xuất phát từ nhân quả. Cho nên, các bậc cha mẹ hãy đừng vì lý do gì mà mang bán con trẻ. Nếu không làm được điều đó thì hãy sống bằng trí tuệ và sự hiểu biết, để không mắc phải lỗi lầm khủng khiếp với những đứa con của mình.
Có ông bà, tuổi thơ cháu sẽ đẹp hơn
Được ở với ông bà chính là một món quà lớn cho tuổi thơ của các cháu. Nếu có thể, các bậc cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con mình được tận hưởng sự may mắn ấy.
Bé Khoai Tây trong vòng tay bà.
Ông bà là món quà quý
Ngày chuẩn bị lấy chồng, chị Ng. H. Th., ngụ Long Thành, Đồng Nai đã ra điều kiện với chồng là chỉ cưới khi gia đình anh cho "ra riêng", vì chị không muốn sống chung với nhà chồng, sợ nhiều bất cập. Nhưng rồi, hai đứa trẻ sinh đôi ra đời. Hai vợ chồng công việc đều bận rộn, con còn nhỏ không thể gửi trẻ được.
Bất đắc dĩ, chị đồng ý với anh đón cha mẹ anh lên sống chung nhà, bà đi là phải có ông, không tách xa nhau bao giờ. Thời gian đầu, cũng có đôi chút không hợp nhau nhưng không đáng kể. Và chị phải thừa nhận một điều rằng các con mình có ông bà sung sướng hơn hẳn. Hai vợ chồng quá bận rộn, không lo chu toàn được cho con, không có thời gian dành nhiều cho con, chỉ biết dùng ipad, tivi để dỗ lúc con khóc, con ăn, con quấy.... Nhưng ông bà cả ngày chỉ dành để chăm cháu.
Lúc bà cho cháu ăn thì ông làm trò, vui đùa cho cháu ăn. Lúc bà đi dọn dẹp, nấu ăn thì ông trông nom cháu cẩn thận. Ông bà bày đủ các trò chơi thú vị cho hai cháu chơi, khiến chúng không còn thích thú gì đến tivi, điện thoại nữa. Các cháu mập mạp, sinh động lên chỉ vài tháng sau khi sống chung với ông bà. Nhờ có ông bà tập nói, hai đứa trẻ cũng biết nói sớm, đi đứng cứng cáp hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.
Cho đến lúc hai đứa trẻ được hai tuổi, chuẩn bị đi nhà trẻ, ông bà đã sống với cháu được 1 năm. Lúc ông bà rời cháu để về quê, hai đứa trẻ khóc lóc thảm thiết không chịu rời xa ông bà. Ông bà đi rồi, chúng ốm o, buồn bã. Cuối cùng, hai vợ chồng anh chị lại về quê, "xin" ông bà quay lên sống với gia đình con trai vì cháu không thể thiếu ông bà được. Và chị Th. lúc này cũng nhận ra sự ấu trĩ, ích kỉ của mình trước đây khi kiên quyết không chịu sống chung với cha mẹ chồng vì sợ phiền phức.
Có khá nhiều cặp vợ chồng trẻ thường e ngại việc sống chung với cha mẹ sẽ khiến cuộc sống trở nên bất tiện hơn. Đồng thời, họ còn mối lo lắng khác về sự khác biệt thế hệ giữa ông bà - các cháu khi sống chung dưới một mái nhà, hay việc bất đồng trong dạy dỗ giữa cha mẹ và ông bà đối với con trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, được sống với ông bà là may mắn, lợi ích lớn đối với con trẻ. Con trẻ sống chung mái nhà với bà sẽ được chăm lo nhiều hơn, nhận được nhiều tình yêu thương và sự dạy dỗ hơn.
Đồng thời, trong quá trình sống chung với ông bà, con trẻ cũng được học những bài học về sự gắn kết, tình yêu thương gia đình, kính trọng ông bà, lòng biết ơn, hướng đến nguồn cội và nhiều giá trị sống khác.
Con hoàn thiện nhân cách nhờ ông bà
Thực tế đã chứng minh, những trẻ sống với ông bà có tuổi thơ vui vẻ hơn, đồng thời cũng được hoàn thiện về nhân cách thông qua sự dạy dỗ và lối sống chuẩn mực của ông bà.
Bé Nguyễn Hoàng Lan Nhã, sinh năm 2013, tên thường gọi ở nhà là Khoai Tây từ nhỏ đã thường xuyên sống gần với ông bà. Cha mẹ mở dịch vụ thẩm mỹ ở Phú Nhuận, TP HCM, những mùa cao điểm, từ nhỏ Khoai Tây thường được gửi sống cùng ông bà. Đến lớn, bắt đầu đi nhà trẻ, ông bà lại thường xuyên dọn đến nhà cháu ở, chăm cháu mỗi lúc cha mẹ bận rộn. Thế nên, tuổi thơ của Khoai Tây gắn chặt với ông bà.
Trong nhà, bà là người chịu trách nhiệm dạy cháu học, dạy cháu cách làm người. Còn ông là người bày trò cho cháu vui, chiều chuộng cháu, chơi cùng cháu. Do thường xuyên được bà giáo dục cách cư xử, những bài học đạo đức, Khoai Tây khá hiểu chuyện, nhận thức về cuộc sống chung quanh khá chuẩn mực, biết xin lỗi, cảm ơn, biết thương người, cảm thông cho người khác và yêu thương động vật.
Đồng thời, với những trò vui của ông bày ra như cõng cháu đi chơi, khiêu vũ với cháu, dạy cháu hát, làm nhà bìa carton cho cháu... đã phần nào giúp Khoai Tây trở thành một đứa trẻ sinh động, vui vẻ, yêu nghệ thuật và "lắm chiêu nhiều trò". Ngay cả khi ông đã qua đời, Khoai Tây vẫn luôn nhắc về ông hàng ngày với tình yêu thương và tưởng nhớ.
Có thể thấy, có ông bà chính là niềm hạnh phúc, may mắn lớn lao của mỗi đứa trẻ. Cha mẹ cũng có nghĩa vụ dạy dỗ con yêu thương, kính trọng ông bà dù cháu có ở gần hay xa, có gắn bó hàng ngày với ông bà hay không. Giáo dục trẻ kính trọng, yêu thương và gắn bó với ông bà chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong giáo dục nhân cách trẻ.
Cha mẹ, ông bà là chỗ dựa của con, cháu
Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình của Bộ VH-TT&DL ban hành đã nêu rõ, quan hệ ông bà - cháu còn gọi là quan hệ thế hệ thứ nhất (ông bà) và thế hệ thứ ba (cháu). Đây là mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Ông bà dạy bảo thêm cho các cháu, giúp đỡ con cái mình trong công việc gia đình, trông trẻ nhỏ, chăm sóc nhà cửa, vườn tược, truyền thụ kinh nghiệm sống, cách ứng xử đúng đắn...
Ông, bà trong trường hợp này là người gần gũi, dìu dắt cháu, chăm nom cháu khi cha mẹ vắng nhà. Đứa trẻ nào cũng cần được sống trong tình yêu thương ấm áp của ông bà. Ngược lại, con cháu cũng là chỗ dựa về vật chất và tình cảm cho ông bà, để ông bà sống vui hơn, có ý nghĩa hơn.
Trong trường hợp ông bà và cháu không sống chung, mối quan hệ ông bà - cháu không phải mối quan hệ trực tiếp, hằng ngày, ông bà và các cháu chỉ gặp nhau trong những dịp lễ, tết hoặc qua thư từ... Mối quan hệ đó tuy không sâu sắc như mối quan hệ ông bà - cháu sống chung trong gia đình ba thế hệ nhưng tình cảm giữa ông bà và các cháu vẫn là tình cảm gần gũi, thân thiết và là những kỷ niệm không thể nào quên.
Tất nhiên, để đứa trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc bên gia đình nhiều thế hệ, cũng như được hoàn thiện những đức tính tốt đẹp, thì cần nhiều yếu tố. Thứ nhất, cha mẹ, ông bà phải là những người gương mẫu. Trẻ học không chỉ ở những lời dạy dỗ sáo rỗng, mà từ lối sống, lối hành xử hàng ngày của các thành viên trong gia đình với nhau, của cha mẹ đối với ông bà, cha mẹ và ông bà với con cái.
Thứ hai, cha mẹ và ông bà phải có sự đồng thuận, thống nhất với nhau trong cách giáo dục con trẻ. Nếu cha mẹ nói một đàng, ông bà nói một nẻo sẽ gây ra sự hoang mang, không biết nghe bên nào, khiến con trẻ không tiếp thu được trọn vẹn những điều tốt đẹp mà cha mẹ, ông bà truyền thụ.
Những người phụ nữ dũng cảm bước qua bóng tối Những tổn thương do việc bị lạm dụng tình dục thuở thơ ấu đã nhốt nhiều đứa trẻ trong bóng tối của mặc cảm và nỗi đau cho đến trưởng thành. Nhưng cũng có những người dũng cảm và mạnh mẽ bước ra khỏi bóng tối để tìm lại ánh sáng cho cuộc đời mình, lan tỏa ánh sáng đến nhiều người. Nói...