Nỗi đau lúc cuối đời của người mẹ có 2 con liệt sĩ
Sinh được 5 người con, 2 con trai đã hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ, 2 cô con gái lập gia đình ở riêng, mẹ nương tựa vào cậu con trai còn lại nhưng nào ngờ lúc về già, mẹ lại bị chính người con ấy hắt hủi, đối xử tệ bạc…
Chiến tranh đã cướp đi của mẹ 2 người con trai lớn, vượt qua nỗi đau, mẹ gắng gượng nuôi 3 người con còn lại khôn lớn. Sau này hai cô con gái đi lấy chồng, mẹ xác định về già sẽ sống dựa vào người con trai thứ 3 tên Trần Văn Ba. Nào ngờ mẹ lại bị chính người con này hắt hủi tệ bạc.
Căn nhà của ông Ba.
Đó là bi kịch của mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lụa (SN 1925), ở xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Mẹ Lụa là mẹ của hai liệt sĩ Trần Minh Nghĩa (SN 1949) hi sinh năm 1969 tại Quảng Trị và liệt sĩ Trần Văn Bạch (SN 1952), hi sinh năm 1972 tại Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Khi niềm hi vọng chính là nỗi đau
Ngồi ở trong góc nhà người con gái thứ 4, mẹ Lụa buồn bã kể về cuộc đời lắm thăng trầm của mình. Hai người con liệt sĩ của mẹ vốn học rất giỏi. Ngày ấy anh Trần Minh Nghĩa đang là giáo viên cấp 1, còn anh Trần Văn Bạch vừa mới thi đậu Đại học Bách Khoa, thì xung phong lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Các anh đi chưa được bao lâu thì mẹ nghe tin người con cả hi sinh. Nỗi đau chưa nguôi mẹ lại nhận được tin “sét đánh”: người con thứ 2 cũng ngã xuống. Mất cả 2 người con trong chiến tranh, những tưởng mẹ không còn sức lực để sống tiếp, nhưng vì 3 người con ở nhà, mẹ phải gắng gượng.
Để có tiền nuôi các con khôn lớn, mẹ cùng chồng chạy vạy buôn bán, làm lụng vất vả, kiếm từng đồng lo cho các con bữa ăn, cái mặc. Tuy cuộc sống vất vả nhưng gia đình ai cũng chịu thương, chịu khó. Năm 1993, ông Trần Văn Tuyết là chồng của mẹ Lụa qua đời vì bạo bệnh, hai cô con gái út cũng lập gia đình ra ở riêng. Mẹ Lụa ở với vợ chồng người con trai thứ 3.
Nhưng cũng chính từ những mâu thuẫn trong cuộc sống, mẹ bị chính vợ chồng người con trai của mình chửi bới, hắt hủi.
Mẹ Lụa cay đắng cho biết: “Ơn sinh thành dưỡng dục nó không báo đáp nó lại chửi rủa, mắng mỏ tôi, nó bảo sao sét không đánh chết tôi đi cho chật đất… Tôi già rồi cũng chẳng chấp nhắt làm gì, nhưng đau lắm chú à. Sinh ra người con mà nó nào kêu tôi bằng mẹ, bằng con, nó xưng hô với tôi bằng tao, bằng mày. Chưa kể là những câu lăng mạ, tục tĩu nó mang ra chửi người sinh ra nó…”.
Chị The bức xúc khi mẹ mình bị đối xử tàn tệ.
Ngồi cạnh mẹ, chị Trần Thị The bức xúc cho biết: “Tôi là con út trong nhà. Từ trước đến giờ mẹ tôi chân lấm tay bùn làm việc quần quật nuôi anh chị em tôi ăn học. Chị thứ 4 và tôi phận nữ nên khi lấy chồng phải theo phận “xuất giá tòng phu”. Dù ở với anh Ba nhưng mẹ tôi ở căn buồng riêng, ăn riêng, tiền điện, nước cũng tính riêng, mẹ tôi tự lo liệu trang trải được, chưa bao giờ nhờ vả anh ấy làm gì. Thế mà anh ấy nỡ đối xử với người sinh thành dưỡng dục anh ấy như thế”.
Xem mẹ đẻ không bằng người dưng
Video đang HOT
Theo trình bày của mẹ Lụa và chị The, sự việc không chỉ dừng lại những câu rủa lăng mạ. Nhiều lúc mẹ Lụa ốm yếu, không có ai chăm nom, cứ mỗi tối đến sợ mẹ mệt mỏi nên chị The đến nhà anh trai chăm sóc mẹ. Nhưng chỉ được vài ngày, ông Ba lại khóa cửa cổng lại không cho em vào. Chị The phải trèo vào nhà nằm cùng với mẹ rồi sáng hôm sau lại trèo tường ra về.
Ông Trần Văn Ba.
Năm 2012, trong một lần chị The đón mẹ về nhà mình chơi vài ngày, hôm trở về nhà ông Ba thì thấy toàn bộ điện, giường chiếu đã bị cắt hết, căn phòng mẹ Lụa ở hoang tàn không thể ở được. Quá bất bình nên chị The đón mẹ về nhà mình ở luôn. Nhưng đến Tết thanh minh, mẹ Lụa muốn thắp hương cho hai người con liệt sĩ cũng như tổ tiên, ông Ba khóa cửa nhất định không cho mẹ mình vào nhà. Mẹ Lụa khóc thầm đứng ngoài hè thắp hương cho tổ tiên và hai con trai. Sự việc chỉ được giải quyết khi ông Nguyễn Trọng Toan – Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Thịnh – đến yêu cầu ông Ba mở cửa cho mẹ vào thắp hương.
Ông Toan xác nhận: “Tôi không nhớ rõ đấy là Tết thanh minh năm nào, nhưng khi nhận được sự việc tôi đến ngay nhà ông Ba, yêu cầu ông Ba mở cửa cho mẹ Lụa vào thắp hương. Đây là việc làm không thể chấp nhận được, dù có mâu thuẫn như thế nào, nhưng ông Ba thiếu tình thiếu nghĩa, trách nhiệm. Mẹ thì chỉ có một, nhưng ông ấy thật quá đáng…”.
Cũng theo mẹ Lụa cho biết, trong năm 2012 và 2014 mẹ tìm được hài cốt của hai con trai nhưng khi đem về nhà thì ông Ba nhất quyết phản đối vì cho rằng sổ đỏ căn nhà là của ông, ông thích cho ai vào thì vào.
Để tìm hiểu rõ hơn sự việc, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Văn Ba, lúc này ông Ba và vợ là bà Trần Thị Đông cho biết phải có giấy giới thiệu của xã thì mới tiếp. Sau đó ông Ba nói: “Trung ương, tỉnh, huyện chỉ thị về cái đơn bà ấy kiện tôi rồi, họ về đây họ làm việc rồi, họ làm việc tới 2 năm rồi. Thế thôi!”.
Ra khỏi nhà ông Ba, chúng tôi được một người dân cho biết: “Nhà ấy ghê gớm lắm, chưa thấy ai như thế, dân làng người ta không ai chơi hết, còn chửi mẹ mình là mày ôm chăn, ôm chiếu ra đường mà ở. Bà yếu nên bà không bật được bếp gas, có con bé chạy sang bật giúp thì ông Ba đuổi về không cho sang giúp bà… Ông ấy chửi mẹ những câu mà người dân chúng tôi phải nóng mặt!”.
Người mẹ có hai con liệt sĩ nhưng khi về già lại chịu cảnh sống quá tủi nhục.
Liên quan đến sự việc trên, ông Đặng Công Toản, Công an xã Nhân Thịnh cho biết: “Phía Công an và UBND xã Nhân Thịnh cũng đã nhiều lần nhận được đơn phản ánh từ phía cụ Lụa về ông Ba. Xã cũng đã nhiều lần hòa giải giữa hai bên nhưng không thành”.
Công an huyện Lý Nhân cũng cho biết, sự việc liên quan giữa ông Ba và cụ Lụa, Công an huyện cũng nhận được phản ánh, phía Công an huyện cũng bố trí lực lượng trinh sát xuống nắm tình hình, các trinh sát cũng cho biết việc ông Ba có cãi vã với mẹ mình là sự thật. Phía Công an huyện cũng đang tiến hành tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo tích cực xã Nhân Thịnh tuyên truyền, vận động hai bên ra hòa giải.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Đức Văn
Theo Dantri
"Bố mất rồi, giờ mẹ mà mất nữa cháu biết làm sao ?!"
Đó là tâm sự của cô bé Thùy Linh khi bố em mất cách đây ít năm vì bệnh ung thư, nay mẹ em lại mắc căn bệnh tai biến mạch máu não, liệt nửa người phải nằm một chỗ. Hàng ngày, bé Thùy Linh ngoài việc đi học còn phụ chăm sóc mẹ.
Đó là trường hợp của cô Nguyễn Thị Hải (sinh 1964, trú đường Âu Cơ, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và con gái là cháu Nguyễn Thị Thùy Linh (học sinh lớp 7, trường THCS Nguyễn Lương Bằng).
Cô Hải kể, cô quê ở Nghệ An, vào Đà Nẵng làm thuê, gặp chú Nguyễn Oai (người Đà Nẵng) rồi nên duyên vợ chồng. Thời gian đầu mới vào Đà Nẵng, ai thuê gì cô làm nấy. Sau khi cưới chồng, cô xin vào làm công nhân cho một công ty sản xuất giấy trong khu công nghiệp Hòa Khánh từ đó đến nay.
Chồng cô, trước khi lấy cô đã có vợ và hai con (một gái, một trai) nhưng đã ly hôn. Hai người con đó sau khi bố mẹ ly hôn đều sống với vợ chồng cô. Cô Hải và chồng cũng có một đứa con riêng là cháu Nguyễn Thị Thùy Linh. Cách đây 4 năm, chồng cô đã qua đời sau một năm trời chống chọi với căn bệnh ung thư.
Ngôi nhà của cô Hải đã bị xuống cấp
Vào hôm mồng một Tết vừa rồi, mọi người xunh quanh tới chơi, thắp hương cho chồng cô. Cô Hải cũng xuống bếp để lấy đồ ăn lên thắp hương. Tuy nhiên, khi xuống bếp, hai chân cô cứng đơ, không đi được và ngã luôn xuống nền nhà. Cô muốn bò lên nhà để nằm nghỉ nhưng không thể bò được. Lâu không thấy cô lên, mấy đứa cháu xuống thấy cô như vậy nên bồng lên và gọi xe cấp cứu. Theo chẩn đoán của bác sĩ, cô Hải bệnh tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Sau một thời gian điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, bác sĩ cho cô xuất viện về nhà tiếp tục uống thuốc và châm cứu.
Hiện tại, cô bị liệt nửa người bên trái (cả chân và tay) nên phải châm cứu hàng ngày. Thấy mẹ ốm đau, bệnh tật lại phải sống trong căn nhà chật chội, đã xuống cấp nhiều nên người con gái lớn đã đưa cô về nhà mình ở cho thoải mái và thuận tiện việc chăm sóc. Ngôi nhà của người con gái ngay sát bên nhà cô luôn. Còn người con trai hiện chưa có gia đình, hàng ngày đi làm thuê ở cửa hàng tạp hóa và vẫn sống ở ngôi nhà cũ.
Nên khi cô ngã bệnh, người con gái đã lớn đã đưa cô về nhà mình
"Cả hai đứa con chồng nó rất thương cô. Thằng con rể cùng thế. Con bé thì làm công nhân, còn chồng nó làm thợ nề. Hai vợ chồng chắt góp mãi nên mới xây được căn nhà, đất thì bà nội cho", cô Hải cho biết.
Vì đi làm công nhân nên người con gái phải đi làm cả ngày. Tối về mới có thời gian chăm mẹ. Cứ sáng ra, hai vợ chồng nấu sẵn đồ ăn. Trưa bé Thùy Linh đi học về, cắm nồi cơm, hâm lại thức ăn rồi đút cho mẹ. Linh cũng thường xuyên xoa bóp chân tay cho mẹ những lúc đi học về.
Vừa xoa bóp chân cho mẹ, Linh bảo: "Cháu thương mẹ lắm, ba mất rồi, giờ mẹ mà cũng mất nữa cháu biết làm sao. Cháu sợ lắm". Nghe con gái nói vậy, cô Hải nước mắt tuôn ra vì thương con. Linh lắc tay mẹ: "Mẹ ơi! Mẹ đừng khóc nữa".
Bé Thùy Linh tuy còn nhỏ tuổi nhưng phải chăm sóc mẹ
... nấu ăn cho mẹ mỗi khi đi học về
Cô Hải cho biết, khi cô đổ bệnh, lãnh đạo công ty đã phát động toàn công ty quyên góp ủng hộ cô được hơn 10 triệu đồng. Nhờ vậy, mà có tiền uống thuốc, châm cứu trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, cô Hải lo lắng, thời gian sắp tới khi số tiền đó hết không biết lấy đâu ra.
Chị Nguyễn Thị Hà (hàng xóm) cho biết: "Chị Hải tội lắm, ở đây ai cũng thương. Con gái lớn và con rể đều bận đi làm cả ngày. Con bé út thì còn quá nhỏ. Bà con quanh đây, thỉnh thoảng cũng chạy qua xem chị cần giúp đỡ gì không. Chị cũng nghèo lắm, công nhân mà, lương được mấy đồng."
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1748: Cô Nguyễn Thị Hải (trú số nhà 979 đường Âu Cơ, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) ĐT: 01638.572.782 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Khánh Hồng
Theo Dantri
Mẹ Việt Nam anh hùng 91 tuổi dọa cắn lưỡi nếu cán bộ đến gần Từ 2 ngày nay, cụ Nguyễn Thị Lụa đã nằm cảnh "màn trời chiếu đất" tại trụ sở UBND xã Nhân Thịnh. Cụ không về nhà dù đã được cán bộ xã vận động. Bên cạnh cụ là danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước trao tặng năm 2014 "Tôi không có cửa có nhà..." Chiếc ghế tựa với...