Nỗi đau cùng cực của người vợ trẻ
Nỗi đau thể xác lẫn tinh thần theo năm tháng cứ lớn dần lên. Đến một ngày, chị quyết định ra tòa giải thoát cho mình…
Hai vợ chồng còn trẻ, đều có học và là dân văn phòng. Nhưng điều ấy chẳng giúp chị tránh được những trận đòn nghiệt ngã ngay cả khi chị đang mang thai đứa con đầu lòng.
Nỗi đau thể xác lẫn tinh thần theo năm tháng cứ lớn dần lên. Đến một ngày, chị quyết định ra tòa giải thoát cho mình…
Trông chị gầy gò, tiều tụy hơn rất nhiều so với tuổi 30. Giọng chị nghẹn lại khi phải nói lên những lời chua chát: “Anh càng kéo dài thời gian bao nhiêu, tôi càng hận anh bấy nhiêu”. Chủ tọa nhiều lần phải nói lời trấn an chị. Trong suốt phiên tòa, HĐXX vừa hòa giải, vừa cho người chồng đưa ra những giải pháp để thuyết phục vợ quay về.
Năm 2005, chị kết hôn nhưng hạnh phúc chỉ được hai năm đầu. Khi chị mang bầu, cuộc sống vợ chồng bắt đầu rạn nứt. Anh không còn yêu thương, chiều chuộng chị như ngày đầu nữa. Từ những ngày đầu thai nghén cho tới lúc “bụng vượt mặt”, thay vì phải luôn bên cạnh động viên, chăm sóc chị, anh lại trút xuống chị những trận đòn. Trong cảnh ấy, để giữ được cái thai đến ngày sinh nở đã là điều kỳ diệu đối với chị rồi. “Bụng mang dạ chửa, tôi đã núp sau cánh cửa vậy mà anh ta còn đạp tôi đứt cả ngón chân. Nhiều lần tôi phải ôm bụng sang nhà hàng xóm cầu cứu” – chị kể trước tòa.
Cho tới ngày ra tòa, chị chẳng thể lý giải được vì sao cứ vào cuối tuần, ngày lễ thì bất kể 12 giờ trưa hay 11 giờ đêm chị đều có thể bị chồng đánh. Nhiều lần cha mẹ hai bên can ngăn, khuyên nhủ nhưng sau đó mọi chuyện lại đâu vào đấy. Con được hai tuổi, chị dắt con ra thuê phòng trọ ở riêng. Bốn năm trời anh không mua gửi con hộp sữa. Tiền nhà, tiền giữ trẻ, tiền thuốc thang lúc con đau ốm… mọi thứ chị đều phải cáng đáng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người chồng vì muốn níu kéo, thuyết phục chị quay về nên đưa ra giải pháp: “Tôi sẽ giao toàn bộ tài sản cho vợ quản lý, sẽ không vũ phu nữa và sẽ nuôi dạy con”. Chị dứt khoát: “Tôi không đồng ý, bao năm qua tôi đã vì con nên mới cam chịu cho tới hôm nay. Với tính cộc cằn, đứa bé ở cạnh anh sẽ khó phát triển tốt”.
Rồi chị lấy trong túi ra cái latop có nhiều đường nứt toác chứng minh cho HĐXX thấy mình không nói dối. Anh giải thích: “Thưa tòa, tôi còn yêu thương vợ con. Tôi không biết vì sao lại đập chén đũa. Thấy vợ nóng, tôi cũng nóng nên mới cầm laptop đập ra đường. Hai vợ chồng xô xát, tôi mới lỡ tay đánh vợ chứ không cố ý”.
Chị lại lôi ra một xấp giấy mà anh cam kết sửa đổi với cha mẹ hai bên. Ngày tháng đau khổ tột cùng phút chốc lại hiện về khiến chị càng thêm uất ức: “Tôi không hiểu vì sao anh lại nói thương vợ con. Tôi mất hết niềm tin vào anh rồi. Anh nói vì kinh tế và không đưa cho tôi giữ tiền nên tôi mới ly dị ư? Trời ơi, tôi lấy anh đâu phải vì tiền! Sao anh không chịu buông tha cho tôi!?”. Thấy chị không còn giữ được bình tĩnh, chủ tọa cho chị ngồi xuống, phiên tòa gián đoạn một lúc.
Trước khi tòa vào nghị án, anh quay về phía chị nói nhỏ: “Mình cùng nhau xây dựng lại hạnh phúc được không em?”. Chị giữ nguyên lập trường xin tòa cho mình được ly hôn.
Video đang HOT
Trong giờ nghị án, người chồng cố nói điều gì đó nhưng dường như mọi thứ đã quá muộn. Chị không còn muốn nghe bất cứ lời hứa nào từ anh nữa.
Sau cùng, TAND TP.HCM đã đồng quan điểm với VKS bác đơn kháng cáo của người chồng, xử y án sơ thẩm của TAND quận Tân Bình chấp nhận cho chị ly hôn, giao con cho chị nuôi. Bởi theo tòa, họ đã sống ly thân hơn ba năm nay, tòa sơ thẩm đã ba lần hòa giải nhưng không thành, tại tòa người chồng đưa ra những giải pháp để thay đổi tình hình nhưng chị không chấp nhận.
Ra khỏi tòa, dưới cơn mưa, mỗi người đi về một hướng…
Theo Pháp luật TPHCM
'Về đây làm dâu phải cung cúc phục vụ, hầu hạ nhà chồng'
Khi được đồng ý, bố chồng bắt tôi ký vào một tờ giấy, vẻn vẹn mấy chữ: "Về đây làm dâu phải cung cúc phục vụ, hầu hạ nhà chồng".
Chào mọi người, hôm nay tôi quyết định kể những tâm sự này, hi vọng mọi người bớt chút thời gian đọc và cho tôi vài lời khuyên lúc này.
Cuộc đời tôi có thể tóm gọn trong hai chữ "cùng cực" khi trải qua những năm tháng khốn khổ như thế này. Tôi xin kể sơ lược lại cuộc đời của tôi như sau, mong mọi người tư vấn cho tôi.
Năm 2009, tôi nhỡ có bầu với người yêu đầu. Thế nhưng lúc đó công việc chưa có, vậy là tôi không có lý do gì ngoài lý do lãng xẹt "chúng ta không hợp chia tay". Khi đó, tôi cũng hoang mang, sợ hãi vì có bầu mà về làng, bố mẹ sẽ cạo đầu bôi vôi, dân làng người ta cười cho. Nhưng nghĩ thương giọt máu trong bụng nên tôi vẫn quyết giữ và với niềm tin một ngày, gã kia sẽ phải gặp quả báo.
Làm mẹ đơn thân khi chưa có việc, tôi xin vào làm ở một trung tâm chăm sóc sức khỏe (bấm huyệt lành mạnh), tiết kiệm tiền đợi chờ ngày sinh con. Sinh con một mình, không gia đình, không bạn bè bên cạnh, nhờ sự giúp đỡ của những người cùng xóm trọ, người cho bộ quần áo cũ, người mua cho hộp sữa... Rồi mọi khó khăn cũng qua.
Rồi nhờ may mắn và cũng thêm nỗ lực của bản thân (bằng tốt nghiệp loại giỏi), tôi xin vào được một bệnh viện có tiếng ở Hà Nội. Cuộc sống của hai mẹ con tôi cứ thế trôi đi, nguôi ngoai dần nỗi đau và quên đi nỗi hằn thù người đàn ông nhẫn tâm đó.
Một năm sau, tôi quen một người, nhà Hà Nội, gia giáo, bố mẹ là công nhân viên chức, có quyền thế và bắt đầu chuỗi ngày làm dâu cay đắng.
Mới đầu, gia đình chồng tôi phản đối gay gắt, vì tôi là gái một con mà đòi chòi đến trai tân, lại con nhà gia giáo. Đến khi được đồng ý, bố chồng bắt tôi ký vào một tờ giấy, vẻn vẹn mấy chữ: "Về đây làm dâu phải cung cúc phục vụ, hầu hạ nhà chồng".
Ngày 4/10/2013, tôi và anh ấy chính thức về sống chung với nhau, không cưới xin, không trầu cau hỏi vợ. Bố mẹ tôi lúc đó mới biết tôi đã có một đứa con. Mẹ tôi khóc thương con suốt mấy đêm liền không ngủ. Tôi phải đưa cháu về xin lỗi mới làm bố mẹ nguôi ngoai bớt.
Rồi cuộc sống làm dâu nhà giàu không như là mơ. Bố mẹ chồng ghê gớm có tiếng trong khu, ai cũng bảo "bố chồng mày không ai dám chơi, mẹ chồng mày thì keo kẹt nổi khắp khu rồi".
Còn chồng tôi đi làm lương thấp, mọi thứ đều do bố mẹ chồng lo. Điện nước, ăn uống, có gì cần mua thêm thì mình tôi mua chứ không phải đóng tiền ăn. Người ta cứ nghĩ là tôi sướng, thế nhưng hễ nhà có chuyện gì là bố mẹ chồng đưa tôi ra chửi bới.
Chồng và em chồng cãi nhau, mẹ chồng chửi: "Mày xúi chồng để anh em nó bất hòa. Mày không dạy được chồng mày..."
Tôi ốm, không ăn được cơm, sốt gần 40 độ, chồng mua cho bát cháo hành tía tô thì mẹ chồng chửi "Lắm tiền, ăn ở ngoài được thì ở riêng luôn đi". Trong khi đó, chưa ai trong nhà chồng ốm mà tôi không thuốc thang, cháo chăm sóc. Lúc đó thấy tiếc công sức mình bỏ ra vô cùng.
Con trai riêng của tôi về sống chung với gia đình nhà chồng. Bố mẹ chồng lúc nào cũng bảo thương cháu như cháu đẻ. Thế nhưng cứ miếng nào ngon là cất riêng. Kẹo bánh ngoại đắt tiền rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không cho cháu. Ông bà chỉ mua cho gói kẹo ổi, bim bim ngô, mua cho cả bịch. Qúy chưa, mua cho nhiều thế cơ mà.
Khi nào thấy con cầm bịch bánh ngoại nhìn là biết hết hạn, hoặc loại con gái ông bà không ăn, hoặc đã bị mốc lốm đốm vài chỗ, xong cho vào tủ đá cứng lại, lấy dao cạo lớp mốc là xong.
Rồi tôi chửa ngoài, phải cắt một bên, vào nhập viện làm thủ tục tất cả một mình do chồng tôi con chăm cho bé tôi. Thông báo cho bố mẹ chồng thì không nói câu gì, bát cháo cũng không nấu cho, thăm cũng không vào. Trước khi lên bàn phẫu thuật nội soi cũng chỉ có một mình. Phẫu thuật xong xuống phòng hậu phẫu phải nhờ cô ý tá mua giúp cho bát cháo nóng.
Ở trong cái nhà đó, chỉ có bà nội chồng là thương mẹ con tôi nhất. Bà sống trong nhà nhưng rất sợ mẹ chồng vì luôn bị đay nghiến. Nhiều hôm nhìn bà ăn trong nước mắt mà tôi thấy thương vô cùng. Tôi không biết ngày xưa bà đối xử với mẹ chồng tôi như thế nào nhưng hiện tại, tôi thấy các thím các chú đều rất yêu thương bà, chứ không như những gì mẹ chồng kể.
Nhiều lần bà đau ốm, mẹ chồng quát mắng bà làm mình làm mẩy, rồi bữa cơm nào mẹ chồng cũng xới vào bát to, dưới rau củ quả, 2 miếng đậu, mấy miếng thịt thế là ngẫu nhiên thành bát to.
Vậy mà mẹ chồng tôi kể với mọi người bà ăn rất khỏe, mỗi bữa ăn hẳn một bát to cơm. Không ít lần bà nội chồng khóc, thế nhưng, cứ bố chồng về là mẹ chồng lại đon đả, ngọt ngào với bà.
Từ khi về nhà đó làm đâu là hơn 2 năm nhưng không dưới chục lần tôi bị đuổi đi vì những cái tội rất trời ơi như: Không mua sữa chua cho cô em chồng, đưa con ra ngoài ăn bún, cho em ruột mấy bộ quần áo cũ...
Những lần đó, mẹ chồng tôi tuyên bố, "mày thích đi đâu thì đi, làm gì thì làm, còn để lại con Vy (con chung của tôi và chồng) cho tao nuôi. Mày chưa thực hiện đúng nghĩa vụ giao kèo trước khi bước vào nhà này làm dâu. Mày là bà dâu thì đúng hơn!".
Tôi không hiểu, nếu không thực hiện đúng thì ai lâu nay nấu cơm, giặt đồ hầu cả nhà, ai chăm con, chăm chồng, chăm ông bà lúc ốm đau?
Mọi chuyện mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào tối 1/6, khi cơ quan tôi tổ chức cho các cháu. Tôi có đưa hai đứa nhỏ đi và các con được nhận quà, là hai túi bánh kẹo. Vì về nhà, thằng đầu của tôi nó vô tư mời ông bà ăn nhưng không mời cô em chồng đang ở trên phòng mà mẹ chồng tôi chửi cháu "hư nết như mẹ mày", bố chồng thì đứng nguýt dài chửi "đúng là con không cha".
Thấy con bị ông bà ghẻ lạnh như thế, tôi có nói lại vài câu. Đại ý là cháu nó còn nhỏ chưa biết gì, ông bà đừng nói thế làm tổn thương cháu nó. Vậy mà mẹ chồng tôi lu loa lên chửi tôi là "Đồ mất dạy. Đồ đỉa đói ăn bám nhà tao. Chúng mày giỏi thì cút khỏi đây. Cút hết. Mẹ con mày phải ra khỏi đây ngay bây giờ".
Tôi tức quá lên dọn đồ đưa hai đứa đi luôn ngay tối hôm đó, mặc bà ta kéo cháu nhỏ ở lại nhưng tôi quyết không để. Bởi tôi biết, để con tôi ở lại ngày nào là nó khỏ. Bà ta mang tiếng là bà nội cháu nhưng chưa một lần cho cháu ăn, chưa từng ngủ với cháu thì làm được gì.
Đến bây giờ, mẹ con tôi đang ở thuê một căn nhà trọ gần nơi tôi làm, chồng tôi cũng dọn đến ở chung. Có lẽ cuộc sống vất vả hơn nhưng ít nhất mẹ con tôi được làm người. Mọi người thấy tôi cư xử như thế có quá đáng như mẹ chồng tôi chửi? Tôi làm như vậy có đúng không?
Theo Người đưa tin
Người vợ trẻ hóa điên vì bị chồng đánh đập tàn bạo Vì lấy phải chồng vũ phu khiến cuộc hôn nhân của chị chẳng khác gì địa ngục trần gian và cái đám cưới năm nào đã khiến chị trở thành một cái xác không hồn. Chị Yến (1986) người Hà Đông lấy chồng năm 22 tuổi. Chồng chị là người cùng huyện nhưng khác xã. Vào năm chị đi lấy chồng, vùng Hà...