Nỗi đau của người hiếm muộn
28 tuổi, không còn trẻ cũng chưa phải già, ấy vậy mà tôi đã mang tiếng “đứa con gái lấy chồng gần 5 năm chẳng chịu đẻ con”.
Tôi cưới năm 24 tuổi, có một công việc ổn định trong một bệnh viện tuyến tỉnh, hai vợ chồng có một miếng đất nho nhỏ tại quê chồng, gia đình nội ngoại cũng gần nhau, luôn yêu thương đùm bọc. Vậy mà vì hiếm muộn, tôi phải chữa trị, đành nghỉ việc, bỏ hết sự nghiệp, cuộc sống thân quen để vào TP HCM, hy vọng sớm có đứa con.
Một năm, hai năm giờ sắp năm thứ ba tới nơi rồi mà con vẫn đang ở đâu chưa chịu đến, tiền cũng cạn kiệt, đất ở quê đã bán để chạy chữa, công việc không có, sức khỏe đi xuống. Vì hiếm muộn mà những cuộc giao lưu cùng bạn bè (gồm những gia đình nhỏ) tôi sợ phải có mặt, sợ người ta nói móc, nói kháy, sợ chồng mình bị cười: “Thằng này không sinh được con, hay là nhờ tao chỉ đứa khác đến giúp vợ mày”.
Tôi cũng sợ Tết về nhà mọi người xúm lại hỏi rồi chỉ trỏ với thái độ mỉa mai. Hoặc khi tôi có nghiệp vụ y tế về chăm sóc trẻ em, đưa lời khuyên cho con họ, họ lại bảo: “Chưa có con làm sao biết được”. Hiếm muộn cũng là một bệnh mà tại sao người thông cảm thì ít, người gièm pha thì nhiều? Vừa rồi là lần thứ hai tôi thất bại trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, buồn nhiều mà chẳng biết bày tỏ nỗi lòng với ai.
Video đang HOT
Bạn thân "xù nợ" sau khi vay tiền chạy chữa hiếm muộn
Tôi có hai cô bạn thân từ hồi phổ thông. Từng có thời gian chúng tôi cùng chung ý nghĩ sẽ mãi coi nhau như chị em một nhà, không bao giờ rời xa nhau vì bất cứ lý do gì.
Ảnh minh họa: ilike.com
Khi còn là sinh viên, ba đứa luôn như hình với bóng, đến nỗi phụ huynh của ba nhà đều coi ba đứa như con, không xưng hô "bác - cháu", mà thường gọi là "u - con", "bố - con". Mỗi khi đi nhà hàng, người ngoài không biết, nhiều khi còn tưởng gia đình đông con gái.
Tình bạn của ba đứa từng khiến nhiều bạn học ghen tị. Chúng tôi cùng chia sẻ vui buồn. Cứ tưởng sẽ chẳng có gì chia cắt nổi tình bạn đẹp đẽ ấy. Vậy mà chỉ trong vòng vài năm, chính những người trong cuộc đã khiến tình cảm tốt đẹp ấy chỉ còn trong... ký ức.
Lý là cô bạn đầu tiên trong nhóm kết hôn. Cô dâu xinh như công chúa, chú rể thì tựa hoàng tử. Vậy là ước mơ thời đi học, cô dâu phải mặc váy trắng bồng bềnh, vai trễ, khuôn mặt trang điểm phải trong veo như không điểm tô phấn son đã được Lý thực hiện.
Những cuộc gặp mặt thưa dần vì Lý có lý do để vắng mặt, phải về sớm lo cơm nước cho bố mẹ chồng và chồng, phải chạy chữa vì lấy nhau bao năm mà chưa có bầu. Toàn lý do chính đáng khiến các bạn thấy thông cảm, không thể trách cứ điều gì. Nhóm "tam cô nương" lâu dần chỉ có tôi và Kim trò chuyện cùng nhau. Lý rõ ràng có đọc tin nhắn nhưng hầu như không lên tiếng chuyện trò.
Đã có lúc tôi và Kim bảo nhau, có thể vì Lý buồn chuyện con cái nên không còn muốn giao lưu, chuyện trò. "Tôi với bà sau này nhất định là kết hôn rồi vẫn phải là bạn bè thân thiết đấy, đừng như Lý, chán lắm!"- không biết bao lần Kim nói với tôi như vậy.
Song cũng chính Kim lại đi vào "vết xe đổ" của Lý. Kết hôn xong, sinh đôi hai bé gái, Kim cũng có lý do để bận rộn, không bố trí được thời gian gặp nhau. Lâu dần, những tin nhắn trong nhóm chỉ mang tính chất thông báo. Thường thì tôi sẽ là "người đại diện" cho ba đứa đi thăm hỏi bạn bè khi nhà có việc. Có lúc, rảnh rỗi các bạn nhớ ra thì chuyển khoản gửi trả, có khi bận rộn nên... quên cũng là chuyện thường tình.
Còn nhớ cách đây vài năm, Lý bất ngờ gọi điện cho tôi sau bao năm "lặn mất tăm". Sau vài câu hỏi han nhạt hơn cả nước ốc, Lý kể chuyện chạy chữa mãi không thành nên vợ chồng đã phải tính đến chuyện chia tay.
"Bọn tôi tính sẽ thụ tinh ống nghiệm thêm lần này. Nếu không đậu thì giải phóng cho nhau. Bố mẹ lão ấy cũng đã có tuổi, thèm được bế cháu lắm rồi!". Tôi nghe Lý tâm sự lại cảm thấy thương bạn. Khi Lý nói dự định vay tiền tôi và Kim để chạy chữa, tôi lập tức đồng ý. Dù chỉ là khoản tiền tiết kiệm ít ỏi nhưng tôi đã thật lòng hy vọng có thể chia sẻ với bạn.
Mới đây, tôi vô tình gặp chồng Lý trong một siêu thị gần nhà. Đi bên anh là cô gái lạ hoắc và một bé gái khoảng 3-4 tuổi. Nhìn họ, ai cũng biết đó là một gia đình hạnh phúc. Vì là chuyện khá tế nhị, tôi đã định tránh sang gian khác nhưng chồng Lý lại là người hồ hởi khi nhìn thấy tôi.
Anh vui vẻ giới thiệu vợ và con gái với tôi. Trò chuyện một lúc tôi mới biết, hóa ra Lý và chồng chia tay sau khi kết hôn được hơn 3 năm. Lý do là vì Lý và Kim rủ nhau tham gia vào một đường dây bán hàng đa cấp, kiếm tiền ảo, lừa bao nhiêu người họ hàng hai bên nội ngoại.
Khuyên mãi không được, đến lúc không thể chịu được cảnh lương tháng không đủ trả nợ cho vợ nên anh đành phải chia tay. "Ra tòa bao nhiêu năm rồi mà đến giờ thi thoảng vẫn có người gọi điện đến nhà anh để đòi nợ. Đa phần toàn bạn bè, người quen của hai vợ chồng".
Tôi lặng người khi nghe chuyện về hai cô bạn thân. Hóa ra, chuyện phải chạy chữa cũng là lý do để Lý vay tiền của tôi xong "xù nợ". Lúc biết chuyện, tôi chỉ thở dài. Lý và Kim sẵn sàng đánh đổi tình bạn thân thiết để lấy vài chục triệu đồng. Hóa ra, bao lâu nay hình như chỉ có mình tôi là nặng lòng với tình bạn thuở thanh xuân...
Phật dạy: Nhân sinh vốn không hoàn hảo, đây chính là món quà cho kẻ khôn ngoan Cuộc đời bất biến, hạnh phúc không vĩnh hằng, nỗi đau cũng không vĩnh hằng. Người không bỏ cuộc, tự nhiên sẽ có một ngày tất thảy đều hanh thông. Khổ đau chính là món quà cho kẻ khôn ngoan Cuộc sống là một cuộc chiến không ngừng nghỉ đầy rẫy phong ba bão táp. Vậy nên, đôi khi đơn giản ta chỉ...