Nỗi dằn vặt của một luật sư danh tiếng
Mối liên hệ của luật sư John Marsden với gia đình Milat bắt đầu từ một mùa hè hồi đầu những năm 1970 khi Mick Milat đến gặp ông. Cùng với 7 người đàn ông khác, Mick bị cáo buộc hãm hiếp một cô gái trong chuồng gà ở gần Fairfield, Úc. John Marsden nhận bào chữa cho Mick và hắn được trắng án.
Một năm sau, Mick quay lạ, lần này cùng với Ivan, anh trai hắn, một gã tóc hoa râm cộc cằn. Hai anh em nhà Milat dẫn theo năm người nữa, trong đó có Johnnie Preston. Cả bọn bị truy tố về tội cướp có vũ trang.
Vài tháng sau, trong lúc giải lao tại phiên toà xét xử hắn và đám bạn, Ivan lại gần John Marsden :”Ông nghĩ chúng tôi có cơ hội may mắn không ?”
- “Tôi nghĩ họ đã tóm được bằng chứng về anh. Anh sẽ không thú nhận với tôi nhưng rõ ràng là anh sẽ đi tù” – John Marsden đáp
- “Tôi sẽ lãnh án bao lâu?”
- “Có lẽ 16 hay 17 năm”
Sau đó, John Marsden không gặp lại Ivan Milat một thời gian khá dài. Sau giờ nghỉ giải lao hắn không quay lại Toà và đêm đó người ta tìm thấy đôi giày của hắn ở bờ đá Gap, một nơi nổi tiếng bởi những vụ lao đầu xuống biển tự tử. Một năm sau, cảnh sát phát hiện Ivan đã trốn sang New Zealand.
Năm 1974, mẹ của Ivan lên cơn đau tim. Đoán hắn sẽ trở về, cảnh sát chực sẵn ở bệnh viện và họ bắt được hắn.
Được bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử, Ivan rủ được hai cô gái lên xe với hắn ở Casula – chính là nơi 19 năm sau hắn đã dùng chiêu cho đi nhờ xe này để dụ dỗ 7 du khách ba lô mà hắn giết tàn bạo – và chở về phía nam theo đường cao tốc Hume trước khi vào khu rừng gần Belanglo.
Hai cô gái này tố cáo với cảnh sát rằng Ivan trói họ vào gốc cây, hãm hiếp họ. Ivan địng lôi họ vào sâu hơn nữa trong rừng nhưng hai cô gái đã chạy thoát ra đường cái và gặp được người chở họ tới đồn cảnh sát.
Video đang HOT
Ivan Milat bỏ trốn, hắn bạt mạng lao xe qua vài chốt chặn của cảnh sát nhưng sau đó bị đồn cảnh sát Goulburn bắt giữ. Hắn yêu cầu được gặp luật sư John Marsden. Cũng trong ngày hôm đó, hắn đập kính cửa sổ ở đồn cứa đứt mạch máu ở cổ tay toan tự tử. Hắn hết được tại ngoại và bị đưa ra xét xử cả tội cũ lẫn tội mới. Số phận Ivan Milat có thể coi như đã “xong” vì vị thẩm phán rất khắc nghiệt và lại rất “thân” với cảnh sát.
Quả thực, những kẻ tòng phạm với Ivan trong vụ án trước đều lãnh án 17 năm, và với hắn chắc không thể khác, nếu không nói là sẽ tệ hơn vì tội bỏ trốn. Thế nhưng số phận rất trớ trêu, có những bước ngoặt bất ngờ. Trong quá trình xét xử vụ án cũ của Ivan, bỗng đâu xuất hiện những tố cáo nói rằng các thám tử tham gia điều tra đã nhận hối lộ, khiến cho những bằng chứng chống lại hắn đâm ra bị nghi ngờ. Cuối cùng, bản án “không có tội” dành cho Ivan Milat gây sốc cho nhiều người.
Ivan Milat là một kẻ giết người hàng loạt. Ivan Milat đã từng đi tù nhiều lần từ những năm 1970. Hiện đã ở tuổi 67 nhưng Ivan vẫn đang phải thực hiện 7 bản án chung thân cộng với 18 năm tù không được quyền ân giảm vì sát hại bẩy du khách nước ngoài đi du lịch ba lô tới Úc trong những năm 1991-1992. Ivan sát hại các nạn nhân dã man bằng hàng chục nhát dao (như trường hợp nữ nạn nhân người Anh Joanne Walters bị đâm 35 nhát dao), bằng súng, chặt đầu. Bị bắt năm 1994, hai năm sau hắn bị kết án. Toà án Tối cao Úc đã bác đơn kháng án của Milat năm 2004. Ở trong tù hắn cũng không yên, tìm cách trốn tù, nuốt dao cạo râu và những vật dụng kim loại. Năm 2011 hắn tuyệt thực để đòi được cấp máy chơi trò chơi điện tử !
Đến vụ bắt cóc và hãm hiếp mới nhất, ban đầu hình như hắn không gặp may. Cuối ngày xử án thứ nhất, Ivan hỏi luật sư John Marsden:”Ông nghĩ sao ?”. Câu trả lời là “Cực kỳ tệ. Chắc lần này anh sẽ phải ngồi tù”.
Trong quá trình xét xử, luật sư John Marsden ở lại Sydney và đêm đó ông đi ăn tối với một người bạn “rất thân” tại nhà hàng Con Sên nhỏ. Sau đó, hai người rủ nhau sang quán ba Chez Ivy dành cho giới đồng tính uống rượu.
John Marsden choáng váng khi phát hiện ra hai cô gái tố cáo Ivan Milat hãm hiếp họ ngồi ở bàn gần đó, tay trong tay và đang âu yếm nhau.
Ngay sáng hôm sau, John Marsden xin Toà cho chất vấn bên nguyên. Ông hỏi Greta – một trong hai cô gái tố cáo Ivan – rằng tối qua cô ở đâu. Cô gái trả lời rằng ở nhà với cha mẹ. John Marsden thăm dò : “Hẳn rồi. vậy là cô không đến quán ba cho dân đồng tính, đúng không”. Ban đầu, Greta chối nhưng sau khi bị John Marsden dồn cho một hồi cô bị “hạ gục”.
Sau này trong cuốn hồi ký John Marsden viết:”Lúc đó, tôi đã áp đặt lên cô ta và nó ám ảnh tôi đến tận hôm nay (ở Toà án hiện nay, việc này không bao giờ được phép): Tôi gợi ý rằng xu hướng tình dục của Greta có thể liên quan đến những gì đã xảy ra giữa cô ấy với Ivan.
Khóc lóc vì căng thẳng, cuối cùng Greta đồng ý như vậy. Chính lúc đó, tôi biết rằng tôi đã thắng. Các bồi thẩm thời đó cực kỳ thành kiến chống lại những người đồng tính nam và nữ. Quan trọng hơn, chúng tôi đã gieo được vào ý nghĩ của bồi thẩm đoàn rằng giữa nạn nhân và thủ phạm có lẽ đã có sự đồng thuận tình dục.
Bị dằn vặt trong nhiều năm về hành động của mình, lương tâm của người luật sư khiến John Marsden mãi không yên: “Tôi không tự hào gì về hành xử của mình ngày ấy, nhưng là luật sư ngồi toà vào thời đó tôi không có chọn lựa nào khác ngoài việc hạ mình chọn cách này”.
Theo PLVN
Tâm sự đếm từng ngày được sống của một tử tù
Mỗi khi chiều xuống, tia nắng đỏ ối cuối cùng hắt vào khung cửa sổ, Hùng biết thế là một ngày nữa đã qua, thời khắc trả giá cho hành động giết người cua hắn mỗi lúc một gần thêm...
Kẻ đếm từng ngày được sống ấy là Phạm Mạnh Hung, sinh năm 1963, ở phường Đức Giang, quận Long Biên, tử tù ở trại giam công an tỉnh Hà Nam. Hùng là thủ phạm chính gây nên cái chết của người em kết nghĩa, người Trung Quốc để chiếm đoạt số tiền gần 600 triệu đồng của nạn nhân.
10 năm bặt tin
Khuôn mặt nhỏ với chiếc cằm nhọn, ở Hùng toát lên sự gian giảo, không đáng tin cậy, đặc biệt ở đôi mắt một mí, nhỏ luôn nhìn ngang. Người đàn ông từng bôn ba khắp các tỉnh biên giới, sang cả nước ngoài lập nghiệp ấy ai dè lại thừa cả bản lĩnh đê giết người. Hùng bảo, từ ngày bị bắt, biết khó thoát án tử hình nhưng vẫn bàng hoàng khi biết đứa cháu mà anh ta rủ rê bị kết án chung thân.
Phạm Mạnh Hùng khi bị công an bắt
Đứa cháu ấy, theo lời Hùng rất ngờ nghệch, gọi Hùng là cậu ruột và vẫn lông bông chưa công ăn việc làm. Bố mẹ ở Duy Tiên, cách trại giam chưa đầy 20 cây số nên tháng nào anh ta cũng được gia đình vào thăm nuôi. Mỗi lần nhìn thấy mẹ, Hùng lại thấy lương tâm cắn rứt bởi bà và người chị của anh ta quá giống nhau. Hùng sợ phải nhìn thấy mẹ, sợ bắt gặp ánh mắt rất giống chị gái ấy, muốn trốn tránh nỗi đau đã gây ra cho gia đình.
Quê ơ xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên (Hà Nam), thời bao cấp, Hùng cũng như bao trai quê khác, đều lớn lên trong canh thiếu thốn, vất vả. Học chưa hết cấp ba, Hùng xung phong đi bộ đội với suy nghĩ đi lính còn có cơm mà ăn chứ ơ nhà chỉ cồn cào với khoai với sắn độn. Ba năm quân ngũ trôi qua, mấy thanh niên cùng lứa nhập ngũ ngày ấy đều đã trở về, chỉ có Hùng là bặt tin.
5 năm rồi 10 năm có lẻ, cứ tưởng Hùng đã chết nên gia đình lấy ngày Hùng nhập ngũ để cúng giỗ. Bỗng một ngày Hùng rình rang về quê trên một chiếc ô tô sang trọng, đem theo cả vợ con. Không còn là một thanh niên nghèo ngày bước chân ra đi, giờ Hùng đã rất nhiều tiền trong túi. Không muốn quay lại mảnh đất cổ cày vai bừa, Hùng quyết định lập nghiệp ơ thủ đô cho bõ những năm xa nhà. Vậy nên, nửa tháng sống ở quê nhà chỉ để vợ con nhận họ, nhận hàng, sau đó anh ta lên Hà Nội, mua nhà, tậu quầy bán hàng hoa quả ơ chợ Long Biên.
Trong mắt các anh chị em trong nhà, Hùng là người khá giả hơn cả, lại đi đây đó nhiều, thạo tiếng Trung vì gần chục năm kiêm sông bên Trung Quôc. "Ngay mơi vê tôi giau lăm, nhưng kinh nghiêm ban buôn ơ nươc ngoai không vân dung đươc ơ Viêt Nam nên chi môt thơi gian thi thua lô, phai ban nha đê tra nơ", Hung than thở, đôi măt nho xiu hăn lên sư nuôi tiêc. Nghề kinh doanh hoa quả đưa từ biên giới về cần nhiều vốn nhưng cái kiểu bán hàng đồng nợ, đồng chịu cứ gối nhau khiến vợ chồng Hùng ngập trong nợ nần.
Cuộc sống nơi đô hội cái gi cũng đắt đỏ, 3 đứa con lại đang tuổi ăn học nên Hùng đứt ruột bán đi căn nhà mới tậu được 3 năm ơ bãi Phúc Xá. Vợ vẫn bán hàng ơ chợ Long Biên, còn Hùng phải ra đường làm chân chạy xe, ai thuê đi đâu chở nấy. Chẳng ai ngờ trí lớn của người thanh niên muốn thoát nghèo, sau 10 năm biệt tích làm giàu, cuối cùng lại quay về với việc đứng đường làm xe ôm.
Sự tráo trơ khi lòng tham trỗi dậy
Những ngày làm xe ôm ở chợ Long Biên, khu vực ga Gia Lâm, tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng nếu chăm chỉ Hùng cũng đủ tiền chi tiêu cho cả gia đình. Theo lời Hùng, do thạo đường lại chịu kho nên mỗi ngày anh ta cũng kiếm được hơn 100 ngàn đồng. Năm 2008, trong một lần đứng đón khách ở ga Gia Lâm, tình cờ anh đón được một khách nữ người Trung Quốc.
Người phụ nữ này tên là Jin Chan Xian, hay còn gọi là Kim Xuân Tiên, trú tại tinh Chiết Giang, Trung Quốc. Không biết tiếng Việt nhưng chị vẫn sang Việt Nam tìm cửa làm ăn, nên khi thấy Hùng thạo tiếng Trung, chị thuê Hùng chơ đi gặp đối tác, đồng thời làm phiên dịch luôn. Lần gặp tình cờ ấy đã run rủi cho Hùng có thêm một khách ruột, lần nào chờ khách đi giao dịch cũng được trả tiền rất hậu hĩnh.
Nơi phát hiện thi thể của nạn nhân
Từ chô chi là khách qua đường, dần dà Hùng chiếm được cảm tinh ơ người phụ nữ này bởi sự nhiệt tình và mẫn cán của anh ta. Chị Tiên nhận Hùng làm anh em kết nghĩa. Mối quan hệ của họ càng trở nên gắn bó hơn khi bà Tiên đã hai lần mời Hùng sang Trung Quốc thăm cơ sơ sản xuất của minh, đồng thời nhận hai con trai của Hùng vào làm công cho mình.
Sẽ chẳng có gì phải nói nếu như Hùng cứ an phận với nghề xe ôm, vài tháng đi lấy hộ tiền hàng cho em kết nghĩa để nhận một khoản tiền hoa hồng. Bi kịch đã xảy ra khi Hùng không bằng lòng với thực tại, khi lòng tham nổi lên lúc anh ta được cầm món tiền lớn trong tay. "Giờ nghĩ lại tôi vân thây rung minh vi sơ va ghê tơm chinh ban thân minh. Cho đên giơ tôi không thê ly giai nôi vi sao minh lai co thê hanh đông da man đên như vây. Cô ây thât tôt, cho con tôi viêc lam, thang nao cung tao điêu kiên đê cho tôi co thu nhâp, vây ma...", Hung lăc đâu ngan ngâm.
Được bà Tiên ủy quyền lấy hộ 590 triệu đồng tiền hàng từ cơ sở sản xuất sữa đậu nành Hồng Nhung ơ thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh, sau khi cầm được tiền, Hùng nảy sinh ý định chiếm đoạt. Anh ta bàn với Phạm Minh Thành, sinh năm 1989, cháu gọi Hùng bằng cậu ruột, lập kế hoạch giết và giấu xác bà Tiên để cướp tài sản, nếu thành công, Hùng sẽ cho Thành chiếc xe máy. Nghe lời, Thành đã tim địa điểm giấu xác, mua hung khí rồi đợi điện thoại của cậu.
Ngày 8.4.2011, Hùng gọi điện cho bà Tiên, bảo sang Việt Nam lấy tiền. Khi bà Tiên sang, Hùng đón ơ bến xe Giáp Bát rồi lấy lý do mẹ bị ốm, rủ người phụ nữ này về quê thăm. Không chút nghi ngờ, bà Tiên đồng ý để rồi đêm đó trở thành mục tiêu bị hai cậu cháu Hùng sát hại. Gây án xong, cậu cháu Hùng đã đem xác nạn nhân giấu xuống con mương thuộc cánh đồng thôn Lãnh Trì, xã Mộc Nam.
Điều kinh khủng là ca đêm đó, chúng ba lần quay lại nơi sát hại người phụ nữ này, dùng cọc tre, gạch, bê tông để ghim chặt xác nạn nhân xuống đáy mương, không cho nôi lên. Dường như món tiền lớn đã khiến cả hai không còn tính người, hành động không ghê tay và không một lần cảm thấy sợ hãi, nao núng.
Và sự day dứt vì chôn vui cuộc đời trai tre của đứa chau
Tin Hùng và đứa cháu chính là thủ phạm gây ra cái chết cho người phụ nữ ngoại quốc đã khiến cha mẹ Hùng ơ quê nhà sốc thực sự. Tuổi gần đât xa trời, tương như chi còn vui thú với con cháu, không ngờ còn bị chính đứa con trai tương như bặt tin bao năm, làm cho nhục nhã, khô sở. Thương con, thương cháu nhưng bố mẹ Hùng không gượng nổi qua cú sốc đau đớn ấy. Ngày Hùng và Thành ra vành móng ngựa, dù chỉ cách nhà có hơn chục cây số, cả bố mẹ Hùng đều không tới dự.
Phạm Minh Thành (trái) và Phạm Mạnh H ùng (phải)
Biết bố mẹ giận mình, Hùng không oán trách chỉ cảm thấy day dứt - vì tham tiền đã đây đứa cháu vào vòng lao lý, không hẹn ngày về. Hùng bảo vì hai đứa con trai đang làm việc bên Trung Quốc, nhiều lần về quê thăm gia đình, thấy Thành muốn có cái xe đi lam nên đa lôi keo. Thanh la con trai duy nhất của chị gái, chưa biết yêu đương đã bị cậu ruột dụ dỗ vào con đường tội lỗi. Những ngày giam cứu, chờ bị đưa ra xét xử, Hung luôn tâm niêm minh la ke chu mưu, lôi keo Thanh thi tội cua đưa chau se nhe hơn, vân con cơ hôi lam lai cuôc đơi.
Khi ra toa, nghe mưc an cao nhât danh cho minh, Hung choang vang không tin đo la sư thât, rôi khi nghe đưa chau bi phat tu chung thân, Hùng cảm thấy tai mình ù đi trong khi đứa cháu đứng kế bên mặt cắt không còn hột máu, trời mùa đông mà mồ hôi tua ra đầm đìa. Hùng bảo, cho đến bây giờ đã nửa năm trôi qua kể từ giây phút nín thở chờ tuyên án ấy, anh ta vẫn chưa quên được khuôn mặt sợ đến nhễ nhại mồ hôi của đứa cháu. Kê từ giờ phút đó, Hùng biết mình đã mắc nợ gia đình, mắc nợ chị gái và mắc nợ chính đứa cháu trai mà anh ta lôi kéo vào con đường tội lỗi.
"Tôi biết tội của tôi thật khó dung thứ, nhưng đã là con người ai mà chả muốn sống nên tôi vẫn viết đơn gửi Chủ tịch nước xin ân xá", Hùng cho biết. Nghe anh ta nói, tôi liền hỏi tại sao anh có tội mà còn mong được sống, vậy sao nỡ sát hại người em kết nghĩa của minh dã man thế, sao không nghĩ một cách nào đó đê chiếm đoạt tiền có hơn không...? Hùng lặng im, mái tóc ngả màu thưa dần đê lộ mái đầu hói mỗi lúc một cúi thấp. Rồi Hùng ngúc ngoắc cái trán hói, khẽ thở dài bảo: "Tôi biết tội tôi rồi, tôi ân hận lắm nhưng mà tôi vẫn mong được sống để chuộc lỗi lầm. Vợ con tôi thi thoảng cũng vào thăm, nhìn họ tiều tụy mà tôi càng thêm day dứt".
Những ngày trong trại giam, Hùng cũng nắm được thông tin các tử tù sẽ không phải ra trường bắn, trả nợ như trước mà thay vào đó là được nằm trên giường từ từ đi vào cõi hư vô bằng thứ thuốc độc "êm dịu". Biết là tội lỗi cùa mình thật khó dung tha, song Hùng vẫn mong lắm có được cơ hội sống sót đê chuộc lỗi với cha mẹ, vợ con. Trong lòng luôn khao khát được sống, mỗi khi hoàng hôn buông xuống, anh ta lại giật mình sợ hãi, phấp phỏng lo đến ngày phải đi trả án.
Tâm trạng của Hùng cũng giống như tâm trạng của biết bao kẻ tử tù khác, chi đến lúc vào phòng biệt giam mới tiếc hoài những ngày sống tự do, để rồi cố vớt vát bằng lá thư xin ân xá. Dẫu biết rằng lương tâm họ không lúc nào nguôi dằn vặt về những việc làm tội lỗi, thì tội ác mà họ gây ra thật khó dung tha, cho dù biện minh bằng bất cứ lý do nào.
Theo PLXH
'1-3 năm là đủ biến bác sĩ tâm sáng tới chỗ nhận phong bì' Theo khảo sát vừa công bố của Tổ chức Hướng tới Minh bạch, chỉ sau 1-3 năm (khoảng thời gian thử thách và quyết định vào biên chế) là có thể biến một cán bộ y tế trong sáng tới chỗ nhận phong bì không ngại ngùng, thậm chí mong được nhận. Ở khoa sản hoặc ngoại thì chỉ cần 1 năm. Đây...