Nơi đám cháy, nơi các anh lao vào – những người anh hùng thực sự trong biển lửa
Phải nhân ái và tốt bụng đến nhường nào, những người lính mới sẵn sàng dấn thân vào biển lửa, dẫu chẳng biết liệu đây có phải lần cuối hay không…
Khi những hình ảnh trên trang cá nhân của người lính cứu hỏa Đức Việt xuất hiện trên MXH, cũng như nhiều người khác, tôi tò mò click vào và kéo dần xuống dõi theo một phần cuộc đời cậu lướt qua trước mắt. Trong những bức hình ít ỏi, hiện lên một chàng trai có gương mặt rạng rỡ và lạc quan.
Cậu con trai cả dễ thương trong một gia đình đầm ấm. Một lính cứu hỏa thật sự yêu nghề và tự hào về công việc của mình. Bức ảnh viral khắp tối hôm qua và ngày hôm nay, là gương mặt bừng sáng của Việt bên một chú chó cậu vừa cứu khỏi một vụ cháy. Trong thời khắc đối mặt với những bất trắc rập rình trong biển lửa, chàng lính cứu hỏa của chúng ta vẫn chọn không bỏ rơi chú chó lại đằng sau.
Ngày hôm ấy, Đức Việt đã cứu được chú chó khỏi đám cháy với niềm vui khôn xiết. Còn ngày hôm qua, dẫu đã cứu được 8 con người khỏi lưỡi hái tử thần, nhưng Việt cùng 2 người đồng đội đã chẳng thể trở về. Trung tá Đặng Anh Quân, Trung úy Đỗ Đức Việt, Binh nhất Nguyễn Đình Phúc, họ đã vĩnh viễn ra đi khi đang làm nhiệm vụ.
Điều gì đã khiến họ, những người lính cứu hỏa bất chấp sự sống của mình, để lao vào biển lửa và tìm mọi cách để cứu sống không chỉ những mạng người, mà còn cả sinh mệnh của một chú chó đang mang thai? Động cơ mãnh liệt nào đã thôi thúc họ dấn thân vào công việc này và đánh đổi sự hy sinh của mình vì những con người và sinh vật xa lạ?
Nếu đó hoàn toàn chỉ là bởi công việc, chúng ta đã chẳng thấy một nụ cười trong sáng khi cứu được một chút chó hay nỗ lực phi thường để quay lại tìm kiếm thêm người bị nạn. Không, có một điều gì đó vượt lên cả trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ đơn thuần. Điều gì đó đã dẫn lối để họ quên mình bước vào công việc gian truân này và chấp nhận rằng đôi khi mình phải đánh đổi cả mạng sống.
Câu trả lời chắc có lẽ chính là lòng tốt bản năng đã trở thành sức mạnh vượt lên cả nỗi sợ hiểm nguy, trong những nơi mà sự sống lẫn cái chết bị xóa nhòa đi ranh giới. Chính lòng tốt ấy đã trở thành sự can trường để họ lựa chọn công việc này, trở thành niềm hạnh phúc khi họ cứu thành công một sinh mạng, hay trở thành động lực để họ dấn thân quên mình trong mỗi nhiệm vụ được giao.
Phải là những người nhân ái và tốt bụng đến nhường nào, yêu thương con người và sự sống đến nhường nào – mới có thể làm cái công việc đòi hỏi đánh cược cả mạng sống của bản thân.
Video đang HOT
Với chúng ta, quên thân để cứu người là một “lựa chọn”. Nhưng với anh Quân, với Việt hay Phúc, và cả những người lính cứu hỏa khác đang làm nhiệm vụ, cứu người lại là “lẽ sống”.
Sẽ rất dễ để chúng ta đứng ngoài và nói rằng: Hãy làm việc tốt! Hãy trở thành người can đảm. Thực tế cho thấy, khi chúng ta đối diện với những việc đòi hỏi hãy thể hiện lòng tốt và sự can đảm, chúng ta thường ngờ vực hoặc thậm chí dừng lại, nhất là trước những nguy hiểm và khó khăn.
Bạn sẽ dễ dàng thể hiện lòng tốt nếu lòng tốt ấy chỉ đòi hỏi bạn rút ví đưa cho đứa trẻ ăn xin 1 tờ 10 ngàn, hay đưa tay xách giùm giỏ đồ nặng của bà lão đang đi bên cạnh. Bởi vì nó dễ, bạn có thể làm được ngay mà chẳng tổn hại gì. Hoặc, bạn có thể đứng lên bảo vệ một cậu bé trước kẻ ăn hiếp to lớn, bởi cậu bé đấy là em trai bạn. Cũng có thể nhảy xuống nước cứu một em nhỏ đang chới với, bởi vì bạn biết bơi và cái hồ đấy cũng chẳng sâu cho lắm.
Lòng can đảm dễ được thực hành hơn khi bạn biết rằng mình kiểm soát được tình huống nguy hiểm, hoặc bạn làm nó vì một người thân thương. Nếu biết mình phải dấn thân đánh cược với sự lành lặn và an nguy của bản thân vì một người xa lạ, bạn có thể từ chối và ai cũng coi đó là chuyện bình thường.
Thậm chí nếu xông vào bảo vệ một người đàn ông đang bị đầu gấu đánh ở ngoài đường, rất có thể bạn sẽ bị ai đó đi qua lắc đầu và gọi là đồ hâm dở.
Lòng tốt và sự can đảm – bởi vậy là những thứ quý giá. Chúng ta có khát khao hướng đến những phẩm chất đấy từ sâu thẳm bên trong, bởi chúng ta được dạy rằng hãy trở thành người tốt và đi giúp đỡ kẻ khác. Ta “nên” tốt bụng và can đảm, chứ ta không buộc “phải” tốt bụng và can đảm thì mới là một công dân có ích.
Sự đắn đo khi giúp đỡ một người dưng là điều hiển nhiên, đến mức ta biết rằng xả thân vì ai đó là một chuyện cần rất nhiều lòng từ ái, và cũng hiểu rằng đứng trên lằn ranh giữa những lợi ích và nỗi sợ hãi của bản thân, việc đưa ra một quyết định để cứu giúp người khác và đặt mình vào nguy hiểm là một việc gần như bất khả. Bởi ai mà chẳng có một gia đình để trở về, ai mà chẳng có bố mẹ và người thân ngóng trông…
Và trong cái khoảng cách ngắn ngủi giữa “gần như” và “tuyệt đối” ấy, chính là nơi mà những người hùng được sinh ra.
Nếu không làm nhiệm vụ, Anh Quân là một người cha của hai cậu con trai, Đức Việt lại là người anh mà mỗi lần rời nhà đi làm nhiệm vụ đều không quên ôm tạm biệt em gái, Đình Phúc là một thanh niên mới 19 tuổi nhưng đã trở thành chỗ dựa cho mẹ khi bố mất sớm. Họ đều là những người chồng, người cha, người con, người bạn… rất đỗi bình thường và thân thương. Họ có nhiều thứ để mất, nhiều mối dây tình thân níu chặt với cuộc sống.
Nhưng đứng trước ngọn lửa và trách nhiệm của một người lính cứu hỏa trên vai, với họ chẳng còn gì quan trọng bằng việc xông pha để không một nạn nhân nào phải mắc kẹt. Và động lực đó là thứ biến những con người giản dị như họ trở thành người hùng của ngày hôm qua, hôm nay, và nhiều ngày sau nữa.
Lòng tốt đã luôn là động lực của họ từ đầu, như cái cách mà Việt đã từng được lên báo một cách vô tư vì giúp cụ già gánh rau sang đường, đã từng cứu chú chó đang mang bầu khỏi một vụ cháy, hay là động lực của tất cả bọn họ từ vạch xuất phát, khi bắt đầu công việc này.
Sau nhận được tin về sự hy sinh của 3 người đồng đội, những chiến sĩ cứu hỏa vẫn gác qua một bên những nỗi sợ và đau đớn vì mất mát, để tiếp tục nhiệm vụ đang dang dở. Đến tận 9h tối, những cột khói nghi ngút vẫn bốc lên nhưng không còn là hiểm họa. Họ biết rằng mình đã hoàn thành một nhiệm vụ.
Cái giá phải trả quá đắt, nhưng điều đấy sẽ không cản họ tiếp tục công việc này. Bởi họ đã chọn niềm hạnh phúc khi cứu người làm lẽ sống, đã tin vào cái lý tưởng cao đẹp và nhiệt huyết của ngành cứu hỏa, đã từng mơ làm người hùng trong mắt trẻ thơ. 3 người đồng đội đã nằm xuống, nhưng những người lính ở lại vẫn sẽ tiếp nối công việc giản dị mà lớn lao ấy, vẫn sẽ dấn thân vào biển lửa để cứu người, dẫu chẳng biết đây có phải là lần cuối hay không….
Tin nhắn của người lính cứu hỏa Đỗ Đức Việt và lời hẹn với bạn trước khi hy sinh
Rất đông bạn bè, người thân bày tỏ niềm thương xót, đau buồn trước sự ra đi đột ngột của người lính cứu hỏa Đỗ Đức Việt.
Vụ cháy quán karaoke trên đường Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Đêm 1/8, mạng xã hội ngập tràn những dòng trạng thái bày tỏ niềm tiếc thương tới 3 chiến sĩ cảnh sát PCCC đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Trong số đó, hình ảnh cuối cùng của trung úy Đỗ Đức Việt khiến không ít người xót xa.
N.H.M (Hà Nội) là một trong những người bạn của chàng lính cứu hỏa 24 tuổi. H.M chia sẻ trên trang cá nhân bức ảnh chụp lại dòng tin nhắn của Việt nhắn cho cô vài ngày trước đó. Đó là tin nhắn cuối cùng trước khi H.M biết tin Việt hy sinh trong vụ cháy.
Dòng tin nhắn của Việt và H.M hứa cùng nhau đi Đà Lạt (Ảnh: NVCC)
Nói thêm với chúng tôi, H.M cho biết, cô và Việt quen nhau qua một group học đàn. Ấn tượng trước giọng hát của M., Việt đã ngỏ lời làm quen.
"Anh ấy bảo thích nghe em hát. Lần đầu tiên anh ấy nhắn tin cho em là muốn nhờ em hát một bài là vào khoảng mấy năm trước. Lúc đó em bảo anh cứ chờ đi. Cho đến hôm vừa rồi, em bay vào Đà Lạt trước, Việt hỏi có thể bay buổi tối không, vì chiều anh đi học. Nhưng em lỡ đặt vé rồi nên anh hẹn lần tới.
Ngày 31/7 em mới đặt vé máy bay về Hà Nội. Em đặt chuyến tối rồi em cứ nghĩ lần này không thất hẹn nữa. Chiều em làm việc xong vào thấy tin có cháy, có người hy sinh. Linh cảm của em thấy rất tệ, em vội vào nhắn tin cho anh ấy chỉ muốn hỏi là người ở đơn vị nào. Thì thấy mọi người tag anh vào một số bài báo nên em mới biết.", M. nghẹn ngào.
Hiện trường vụ cháy ở Quan Hoa
M. nhắn nhiều dòng tin nhắn hỏi thăm tới Việt ngay sau đó, nhưng không được hồi đáp. Cô bồn chồn, lo lắng, hy vọng mọi thứ chỉ là "sự nhầm lẫn".
"Em nhắn nhiều lắm nhưng vào trang của anh chỉ toàn thấy mọi người tag anh vào bài viết 3 người lính cứu hỏa hy sinh. Em sụp đổ rồi. Anh ấy nói nhưng mà không làm được, không thể làm được nữa...
Anh ấy là một người quan tâm giúp đỡ em rất nhiều. Tất cả những gì anh ấy để lại cho mọi người đó là những điều tốt đẹp. Ai cũng quý mến yêu thương, ai cũng bàng hoàng khi hay tin. Nỗi đau này lớn quá...", M. xót xa.
Trên trang cá nhân của trung úy Đỗ Đức Việt, nhiều người đều thể hiện sự tri ân, thầm cảm ơn đến những anh hùng hy sinh trong thời bình. Được biết, thi thể của 3 chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ trong vụ cháy quán karaoke ở Quan Hoa (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) đã được chuyển về Bệnh viện 19-8, Bộ Công an.
Ngồi lặng lẽ trong một góc, ông Đỗ Văn Tư, bố Trung úy Đỗ Đức Việt (SN 1998) thất thần, vẫn chưa dám tin con trai đã mãi mãi ra đi.
Nhận tin báo lúc 16h hôm qua từ người bạn, ông bỏ mọi việc đến ngay bệnh viện. Ông Tư hy vọng con trai chỉ bị thương nhẹ, bởi lỉnh cứu hỏa khó tránh khỏi thương thích. Chia sẻ trên VTC News, ông đau xót: "Tôi không ngờ lại xảy ra cơ sự này. Tôi thực sự sốc và không thể tin đó là sự thật. Việt là người con hiếu thảo, ngoan ngoãn và luôn có tình yêu cháy bỏng với nghề cứu hỏa".
Hoàn cảnh khó khăn của đội trưởng hy sinh vụ cháy quán karaoke khiến dân tình phải nghẹn ngào Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ của Trung tá Đặng Anh Quân ngoài việc trông nom các cháu còn tranh thủ bán hàng rong ở đầu ngõ. Dẫu cuộc sống khó khăn, vất vả, nhưng nhờ sự tảo tần, gương mẫu của gia đình, bố mẹ, 2 con của anh Quân và chị Nguyễn Thị Hiền đều học rất giỏi. Khoảng 13...