Nối dài thêm nỗi tiếc thương
Bất chấp cái nắng hanh gay gắt, hàng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số 30 Hoàng Diệu mỗi lúc một đông. Từ những cụ già tuổi đã ngoài 80 đến những em nhỏ, những trí thức sống giữa Thủ đô tới người nông dân vượt cả chặng đường trên ngàn cây số, tất cả đều chung một lòng thành kính. Họ kiên nhẫn xếp hàng, nhích từng bước, chờ tới lượt mình vào tiễn biệt người Anh hùng dân tộc đã hi sinh cả cuộc đời vì Tổ quốc…
Hàng vạn người, từ già đến trẻ đều tỏ lòng thành kính chờ tới lượt mình vào căn nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở 30 đường Hoàng Diệu
Các em học sinh trường THCS Nguyễn Công Trứ trang nghiêm xếp hàng
đợi đến lượt vào viếng Đại tướng
Video đang HOT
Nhiều khách nước ngoài hòa vào dòng người nghiêm cẩn, thành kính đợi chờ
Nhiều người già không kìm được nước mắt
Phú Khánh
Theo ANTD
Gặp người lính già được Tướng Giáp tặng áo
Nhận tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, người lính già (91 tuổi) bỗng lặng người, ôm chiếc áo khoác kỷ vật khóc suốt đêm.
Người lính già đó là Tô Đình Cắm, dân tộc Tày, tên thường gọi là Tô Văn Cắm, bí danh Tô Tiến Lực, là một trong 34 chiến sĩ đầu tiên tuyên thệ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam). Hiện ông là người duy nhất trong số 34 chiến sĩ còn sống, tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Ông Tô Đình Cắm nhận tin hung tin chỉ một đêm sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, thông qua cuộc điện thoại của một phóng viên cho con trai ông. Người lính già bỗng lặng người.
91 tuổi đời, nếm trải biết bao sướng khổ, xông pha trận mạc nhưng sự rắn rỏi không thắng nổi cảm xúc bùi ngùi khi nghe tin người anh cả Võ Nguyên Giáp qua đời.
Người ta bảo, tuổi già khó rơi nước mắt, ấy vậy mà khóe mắt ông cứ rưng rưng: "Nhớ lắm anh Văn ơi (anh Văn là cách gọi thân mật Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Giá còn chút sức, tôi phải đi Hà Nội tiễn anh...". Rồi ông cẩn thận lau bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lập bàn thờ.
Ông Tô Đình Cắm lặng người trước tin Đại tướng qua đời.
Suốt ngày hôm ấy, ông bần thần, hết đứng lại ngồi. Những câu chuyện, những ký ức đẹp đẽ và hào hùng về những tháng ngày được sống, làm cách mạng dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp hiện về, dù đôi lúc bị gián đoạn, chắp nối bởi tuổi quá cao.
Sinh ra ở bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ông là người giác ngộ cách mạng và tham gia nhiều phong trào chống Pháp từ thiếu niên.
"Năm 1942, anh Văn về Tam Kim hoạt động và đó cũng là lần đầu tiên tôi được gặp, rồi nhiều lần được cùng ăn, cùng ngủ, cùng tham gia làm cách mạng. Anh Văn đối với chúng tôi không chỉ là vị chỉ huy, mà còn là người anh cả rất chu đáo tận tình, điều gì cũng chỉ dạy, lo lắng thấu đáo. Anh Văn coi chúng tôi như con em trong nhà, sống chan hòa và gần gũi, vui buồn cũng chia sẻ với nhau" - ông Cắm xúc động nói.
Năm 1944, ông Tô Đình Cắm vinh dự là một trong 34 chiến sĩ đầu tiên làm lễ tuyên thệ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chủ trì.
Sau khi tham gia đánh trận Phai Khắt, Nà Ngần dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp và nhiều trận đánh khác, ông Tô Đình Cắm theo đoàn quân Nam tiến, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
Năm 1950 ông bị thương, năm 1954 giải ngũ và đến năm 1992 gia đình ông chuyển vào vùng kinh tế mới Đạ Tẻh sinh sống. "Từ dạo đó, tôi được gặp lại anh Văn hai lần, một ở Hà Nội và một ở thành phố Hồ Chí Minh".
Ông Cắm nâng niu chiếc áo - kỷ vật Đại tướng tặng.
Ôm chặt chiếc áo khoác - kỷ vật mà Đại tướng tặng ông trong lần gặp lại nhau ở thành phố Hồ Chí Minh sau hàng chục năm xa cách, ông nghẹn ngào kể: "Lần đó, anh Văn vào thăm các đơn vị quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh, biết tôi sinh sống ở đây, liền cho mời tôi xuống ngay. Anh em chúng tôi gặp nhau mừng không tả hết, nói chuyện hàn huyên với nhau bằng tiếng Tày cả giờ liền. Anh ân cần hỏi han và dặn dò không khác gì thời còn ở với nhau ngoài chiến trường. Ghi lời căn dặn của anh Văn, tôi dù đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn luôn gương mẫu, dạy dỗ, bảo ban con cháu sống cho xứng đáng với những hi sinh của thế hệ cha ông".
Theo Thanh Sơn (Khampha.vn)
Đã thống nhất nơi an táng Tướng Giáp Một người thân trong gia đình Đại tướng Võ Nguyên giáp cho biết, Vũng Chùa - đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) là nơi yên nghỉ của Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp Chiều tối 7/10, một vị lãnh đạo tỉnh Quảng Bình xác nhận với PV, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch)...