Nổi da ga với tương ớt giá “bèo”: 6.000đ/lít
Một chai tương ớt trông cực kỳ bắt mắt được bán cho các nhà hàng chỉ với giá 6.000đ/ lít; không loại trừ bên trong có chất Rhodamine B- thuốc nhuộm công nghiệp.
Khoảng 9h20 ngày 18-9, tổ công tác Đội 4 Phòng CSMT phối hợp với CHA Phú Xuyên (CATP.Hà Nội) làm nhiệm vụ tại QL 1A (đoạn đi qua địa phận xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) phát hiện một chiếc xe tải màu xanh mang BKS 33M-0085 có dấu hiệu nghi vấn, đã tiến hành dừng xe kiểm tra. Qua đó phát hiện trên thùng xe có 7 can, 1 thùng chứa nhiều thực phẩm lỏng, nghi là tương ớt.
Chủ cơ sở sản xuất kiêm chủ hàng, lái xe Dương Văn Đình làm việc tại CAH Phú Xuyên
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe kiêm chủ hàng Dương Văn Đình (SN 1965, trú tại: tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội), không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, cũng như giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hóa đơn bán hàng… Chiếc xe cùng toàn bộ hàng hóa và cả chủ hàng sau đó được đưa về trụ sở CAH Phú Xuyên làm rõ.
Tại đây, Dương Văn Đình cho hay số thực phẩm trên đúng là tương ớt. Trong 7 can nhựa màu trắng, mỗi can có chứa 20 lít tương ớt và trong 1 thùng phi nhựa màu xanh có chứa 100 lít tương ớt. Tổng cộng 240 lít tương ớt này được Đình chở từ nhà riêng (đồng thời cũng là nơi sản xuất) ở tiểu khu Phú Mỹ đi tiêu thụ.
Dưới vai trò chủ cơ sở sản xuất, Dương Văn Đình cho biết nguyên liệu để sản xuất tương ớt gồm: Ớt tươi, nước, muối, mỡ. Quy trình sản xuất sơ bộ như sau: ớt tươi được ninh nhừ rồi xay nhuyễn, sau đó cho muối, mỡ vào trộn đều và cho ra tương ớt thành phẩm. Nguyên liệu đầu vào được cơ sở này thu mua quanh khu vực Phú Mỹ; tương ớt thành phẩm được đưa đến các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Đình thừa nhận cơ sở của mình không có Đăng ký kinh doanh; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSANTP cũng như không có cam kết bảo vệ môi trường.
Góc bếp chính là nơi sản xuất tương ớt
Châu tương ớt như nồi cám lợn, ngoáy bằng đòn gánh và không cần che đậy
Video đang HOT
Bùi Thị Chung tự tay chiết xuất tương ớt từ can ra chai;
Mỗi chai này có giá bèo bọt….3.000 đồng.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình tại tiểu khu Phú Mỹ. Những người có mặt tại buổi kiểm tra không khỏi rùng mình kinh sợ trước loại tương ớt được sản xuất tại cơ sở này. Theo quan sát của P.V Báo ANTĐ, khu vực sản xuất rộng vài chục mét vuông chính là bếp của gia đình Dương Văn Đình. Điều đầu tiên đập vào mắt là có rất nhiều thùng phi cỡ lớn ủ men, các loại can nhựa loại 20 lít cắt ngang thân vứt lăn lóc và cả loại chai nhựa dưới 10 lít (trong danh mục nhựa cấm tái chế) treo lủng lẳng trên dây thép dưới hiên nhà, trong buồng…
Các trinh sát đã phát hiện một nồi tương ớt thành phẩm khá lớn (loại 50 lít), để lăn lóc ngay gần khu vực than củi đen sì, không hề được che đậy, mặc cho ruồi nhặng bu vào. Một loạt các can ớt với màu đỏ đậm, nhạt khác nhau để dưới nền nhà…kiểm đếm ban đầu cho thấy có 3 can loại 20 lít, 9 can loại 5 lít; chưa hết, ngoài ra còn có 1 thùng phi (loại 100 lít) đựng ớt ngâm, 1 thùng phi đựng đậu tương ngâm; 1 máy quay trộn phụ gia tương ớt, 1 máy xay ớt và đậu tương.
Đặc biệt cơ quan công an đã tiến hành kiểm đếm và thu giữ 1 hộp nhựa đựng chất bảo quản (600g); 8 gói bột màu nghệ (900g); 1 gói bột màu đỏ (100g); 1 gói bột màu tím (100g) là những chất phụ gia mà vợ của Dương Văn Đình là Bùi Thị Chung thừa nhận dùng để trộn lẫn trong quá trình sản xuất tương ớt thành phẩm.
Tương ớt thành phẩm đóng vào các chai nhựa
Một gói phụ gia màu đỏ bị phát hiện
Một cán bộ Đội 4 Phòng CSMT Hà Nội cho hay, không loại trừ các chất phụ gia này có chất Rhodamine B (chất bột màu đỏ tím, tan trong nước) vốn là thuốc nhuộm trong lĩnh vực công nghiệp và làm chất đánh dấu (thuốc nhuộm huỳnh quang) trong một số lĩnh vực khoa học…cực kỳ có hại cho sức khỏe người. Tuy nhiên, việc thực sự có chất này hay không tại cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình chỉ có thể kết luận sau khi có kết quả phân tích mẫu tương ớt lấy từ cơ sở này.
Bùi Thị Chung cho biết, bắt đầu sản xuất tương ớt từ tháng 12/2004 (trong khi Dương Văn Đình lại khai, bắt đầu làm từ năm 2007). Có tổng cộng 4 loại tương ớt thành phẩm, với giá dao động chỉ từ 6.000đ – 20.000đ/lít. Mỡ được cho vào tương ớt để bảo quản và thơm hơn. P.V đã thử cầm chai tương ớt loại 0,5 lít lên để chụp ảnh, và thấy thực sự kinh hãi khi hàng ngày chai tương ớt trông rất bắt mắt nhưng giá chỉ vỏn vẹn có…. 3000 đồng này vẫn hiện diện trên mặt bàn các quán phở, bún, miến…. Sự vụ đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.
Theo ANTD
"Đánh cược" đời người với tử thần
Bên trên là những tảng đá khổng lồ có thể lăn xuống thình lình, bên dưới là vực sâu lởm chởm đá nhọn chỉa lên, công nhân lơ lửng giữa sườn đồi để khoan từng vỉa đá...
Cảnh tượng trên không phải trong trò chơi điện tử, mà là cảnh thật ở công trình khai thác đá lộ thiên (đá núi đồi). Lần nào đi ngang dãy núi Cô Tô ở huyện Tri Tôn, An Giang chúng tôi cũng nổi da gà trước cảnh tượng này.
Như thời tiền sử
"Làm công nhân mỏ đá, nhất là ở khâu khoan đá thì phải chấp nhận rủi ro cao. Trời kêu ai nấy dạ chứ biết tính sao!", một công nhân mỏ đá ở huyện Tri Tôn, nói như thể &'đánh cược" đời mình.
Chấp nhận rủi ro để mưu sinh
Ông Nguyễn Đắc Hiền, Phân viện trưởng Phân viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động TP.HCM, cho biết, sau những lần khi đi khảo sát các mỏ đá ở An Giang, Kiên Giang ông cũng bị ám ảnh cảnh công nhân đu dây khoan đá lơ lửng giữa sườn đồi.
"Nhìn họ làm việc cứ như thời... tiền sử", ông Hiền lắc đầu rồi nói tiếp: "Nếu khai thác đúng kỹ thuật, các mỏ đá phải làm từ trên đỉnh xuống. Thế nhưng nhiều nơi do muốn lấy đá nhanh nên họ cứ "cạp" từ dưới lên, hoặc "cạp" ngang sườn núi. Mỏ đá khai thác không đúng thiết kế thì tai nạn xảy ra là điều tất yếu. Còn công nhân, vì miếng cơm manh áo nên họ chấp nhận nguy hiểm. Nếu xảy ra tai nạn lỗi chính là do chủ mỏ đá chứ không phải công nhân".
Nhìn bức ảnh công nhân mỏ đá làm việc cheo leo trên sườn núi, ông Đặng Hữu Diệp, chuyên gia về địa chất công trình ở TP.HCM, cũng thốt lên: "Các khối đá bên trên có thể lăn xuống đầu công nhân bất cứ lúc nào. Làm việc như thế thì làm sao tránh khỏi tai nạn".
"Thật sai lầm khi nhiều người cứ nghĩ rằng các khối đá cứng nên rất khó bị trượt lở. Thực tế, trong khối đá có rất nhiều khe nứt, khi bị tác động bởi việc nổ mìn, gió mưa, các khối đá có thể bị tách ra và xảy ra trượt lở. Thậm chí cả một núi đá cũng có thể bị dịch chuyển. Vì thế ở nước ngoài, phía trên khu vực khai thác họ đều giăng lưới thép để ngăn đá lăn xuống bên dưới", ông Diệp nói.
Tai nạn chết người triền miên
Còn lại cái chân trái yếu ớt và một con mắt phải mỏi mờ vì tuổi tác, ông Bùi Ngọc Tuyến (SN 1959) cựu công nhân ở mỏ đá Hóa An ( xã Hoá An, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), chỉ biết bám vào nghề đan lồng chim kiếm sống.
Tai nạn và số người chết ở các mỏ lộ thiên xảy ra nhiều hơn
"Giờ con cái lớn rồi nên bớt khổ, chứ lúc trước mình là lao động chính, phải nuôi vợ và hai con nhỏ nên khổ sở trăm bề", ông Tuyến nhớ lại vụ tai nạn ở mỏ đá cách đây nhiều năm: "Hôm đó, sau khi nổ mìn xong, thấy một đống đá lớn còn sót lại nên mình lấy khoan ra khoan, không ngờ khoan trúng tảng đá còn sót kíp nổ... Lúc tỉnh dậy thì thấy cái chân phải bị bay mất còn một con mắt trái thì tối thui".
Dù bị thương tật, cuộc sống khó khăn nhưng ông Tuyến được xem là người may mắn vì ở mỏ đá mỗi khi xảy ra tai nạn, rất khó có người sống sót. Theo ông Nguyễn Đình Trường, nguyên Phó Chánh thanh tra Nhà nước về an toàn lao động (Bộ LĐTB&XH), tai nạn lao động xảy ra ở các mỏ đá hầu như thường xuyên, mỗi năm cả nước có đến chục vụ và vụ nào cũng chết người.
"Ở các mỏ lộ thiên thì thường xảy ra tình trạng đá sập đè chết nhiều người. Còn ở các mỏ dưới mặt đất thì thường liên quan đến thuốc nổ. Tôi nhớ có vụ, công nhân chủ quan bỏ kíp nổ trong túi áo nhảy hố, kíp phát nổ thế là mất mạng. Có công nhân cầm kíp nổ thổi chơi, kíp phát nổ cũng mất mạng...", ông Trường kể.
Ông Trường cho biết, tai nạn ở các mỏ đá thường có hai dạng: tai nạn liên quan đến vấn đề kỹ thuật trong khai thác (thường xảy ra ở mỏ lộ thiên, mỏ khai thác thủ công) và tai nạn liên quan đến việc sử dụng thuốc nổ (thường xảy ra ở mỏ dưới mặt đất). Trong đó, tai nạn và số người chết ở các mỏ lộ thiên xảy ra nhiều hơn.
"Nguyên nhân chính là do các mỏ thực hiện không đúng quy phạm kỹ thuật về an toàn trong khai thác. Nếu khai thác mỏ lộ thiên như ở miền Bắc, miền Trung và miền Tây phì phải phạt "phạt ngọn", "cắt tầng", "dọn chân" thì mới an toàn. Thế nhưng trên thực tế hầu như không có đơn vị nào thực hiện đúng. Như vụ sập mỏ Lèn Cờ ở Nghệ An vừa rồi là do họ không "phạt ngọn" nên đá trên đỉnh mới đổ sập xuống. Còn các nơi khác do không không cắt tầng nên công nhân không có chỗ đứng, phải đu dây cheo leo nguy hiểm...", ông Trường nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ám ảnh vì bạn đời ngoại tình Tuy chuyện chồng ngoại tình đã qua lâu nhưng chị Minh tâm sự: "Tôi nổi da gà khi anh ấy đụng chạm vào người, nhất là khi anh ấy muốn quan hệ với tôi". Ảnh minh họa "Bất cứ khi nào tôi cố gắng làm chuyện ấy là lại bị kẻ tình địch kia ám ảnh và không thể tiếp tục. Dù anh...