Nói chuyện gì trên giường để cả hai cùng thăng hoa?
“Anh lãnh phụ cấp ngoài giờ tháng này chưa nhỉ? Cu Bin cần đóng tiền học tiếng Anh khóa mới rồi đấy”. “Nhà sắp trả lương Ô-sin rồi anh nhé”. “Mà anh đó, nói hoài không bỏ cái tật đi làm về trễ”…
Mấy câu này nghe quen quá. Đàn ông nào lại vì thế mà nổi cáu với vợ? Chưa chắc. Bạn có thể nhắc chồng chuyện tiền nong, gạo mắm khi đang ngồi ở bàn ăn, lúc chồng sắp đi làm, hay qua điện thoại. Nhưng không gì gây cụt hứng bằng việc đã tắm rửa nằm chờ… ráo nước, đang âu yếm chuẩn bị “khởi động” thì lại nghe những câu lạc quẻ như thế.
Đàn bà là chúa lạc đề, càng ít biết chọn thời điểm phù hợp. Họ hay xem chốn ấy là để rù rì đủ thứ trên đời, đâu hiểu rằng, đàn ông bình thường đã rất ngán phải nghe bài trường ca ấy, huống chi lúc họ đang nghĩ tới những giây phút thần tiên.
Cũng chẳng hiếm ông chồng “không nói ra thì sợ vợ chẳng biết mình… vô duyên”. Ví như, đang ôm ấp, chị vợ chưng hửng khi chồng bảo, dạo này em béo quá, da em sạm nám cả mảng, bụng to quá rồi, tập thể dục đi thôi… Từ đó cho tới hết cuộc vui, chị vợ trở nên thụ động, lo che giấu những “khía cạnh” không hay của mình. Dẫu vô tình hay cố ý, ông chồng cũng mang tội rồi. Vợ bị chê sẽ trở nên thiếu hợp tác, cứ muốn xoay lưng lại ngủ luôn cho nhẹ người.
Đại kỵ là mang chuyện nhà anh nhà em ra mổ xẻ. “Mẹ anh vừa nói em như vầy nè, anh coi được không?”, “mấy đứa cháu nhà em thật chẳng biết điều”… đại ý thế. Dễ xa nhau lắm. Nhẹ thì xôi hỏng bỏng không. Nặng thì tan tành hết mọi dự định. Lựa lời mà nói ở chốn phòng the là cả một nghệ thuật đấy.
Lúc lâm trận nói gì lại là phạm trù khác. Nhưng vợ chồng còn đang chuyện vãn mà mọi ý định tòm tem bị dập tắt từ trong trứng nước thì đúng là quá tệ. Đôi khi, người trong cuộc cũng không hiểu mình có nói gì sai đâu mà bị phản ứng mạnh như vậy. Toàn là hiện thực khách quan, cập nhật tình hình kinh tế xã hội trong gia đình thôi mà.
Chuyện ấy cần được tách bạch khỏi các lo toan trong nhà. Giường không phải chốn để làm khổ nhau bằng lời. Khối đàn bà còn dựa vào chuyện gối chăn để điều khiển chồng. Đêm đêm chính ủy thì thầm bên gối, tư lệnh cứ thế mà thực thi. Các bà cứ ngọt nhạt, nhỏ nhẹ, ve vuốt… Trong trạng thái lơ mơ vì quá phê, các ông chuyện gì mà chẳng dám hứa liều.
Vậy nên nói chuyện gì trên giường? Thì khen nhau, trêu chọc nhau. Đừng quên, chủ đề hôm nay, chốn ấy là ái ân, là mối quan hệ vợ chồng nồng đượm chứ mở miệng kém duyên, gây hậu quả là bên kia nổi cáu thì thôi xong.
Video đang HOT
Theo Khoeplus24h.vn
Khi nào nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh?
Ngày càng nhiều phụ huynh nhận thức được việc nên cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm. Nhưng "sớm thế nào" và "tiếp xúc ra sao" thì vẫn là những băn khoăn làm biết bao bố mẹ phải đau đầu.
Thời điểm phù hợp nhất cho trẻ đến lớp tiếng Anh là khi lên 4
Theo các giáo sư ngôn ngữ và não bộ từ các trường đại học của Anh và Mỹ, ngưỡng tối ưu của việc thực hành nói song ngữ là từ 9 tháng đến 6 tuổi. Các ghi chép do đại học Harvard thực hiện chứng minh rằng nhóm trẻ đa ngôn ngữ có khả năng ghi nhớ vượt trội và xử lý thông tin tốt hơn.
Vẫn biết rằng nên cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhưng nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc cho con đi học tiếng Anh sớm sẽ làm hệ thống hệ thống ngôn ngữ của con bị đảo lộn do phải học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ cùng một lúc.
Chị Thanh Mai (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, "Con 2 tuổi nói tiếng Việt chưa sõi, nếu học song song cả tiếng Anh sợ cháu sẽ bị lẫn giữa hai ngôn ngữ, cuối cùng lại chẳng giỏi tiếng nào. Hơn nữa, con quá bé sẽ khó kiểm soát hành vi, dễ tò mò và tiếp xúc những vật dụng nguy hiểm trong lớp."
Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên cho trẻ học tiếng Anh ở lớp từ khi lên 4. Khi ấy, trẻ đã có đủ nhận thức về hành vi và tiếng mẹ đẻ, đồng thời vẫn dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp với tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo
Tâm lý chung của trẻ mẫu giáo là hiếu động, thích được chơi và sức tập trung ngắn. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp học ngôn ngữ thích hợp nhất cho lứa tuổi đặc biệt này.
- Học theo phương pháp ghép vần (Phonic):
Trẻ học ghép vần cùng giáo viên nước ngoài tại Language Link Academic.
Tiếng Anh cũng có thể đánh vần như tiếng Việt. Phương pháp ghép vần giới thiệu các âm tiết, và cách ghép các âm đó để tạo nên từ. Khi đã thành thạo, trẻ có thể dựa vào các âm tiết đã học để đọc và phát âm những từ hoàn toàn mới.
- Học qua các hoạt động thể chất (TPR - Total Physical Response):
Trẻ thực hành tiếng Anh qua cách nhảy theo nhạc.
Giáo sư tâm lý James Asher nhận ra rằng trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước theo lời của cha mẹ. Kết hợp ngôn ngữ và hành động làm tăng sự tập trung, giúp trẻ nhớ sâu và nhớ lâu hơn.
Trẻ tích lũy tiếng Anh vô thức qua các hành động lặp đi lặp lại. Phương pháp này cũng làm trẻ nhạy cảm hơn với tiếng Anh, tăng tốc độ phản xạ ngôn ngữ, bởi trẻ thực hành các hành động ngay khi nghe được hiệu lệnh.
- Tôn trọng trí thông minh đa dạng của trẻ:
Nhà tâm lý học Howard Gardner chỉ ra 9 loại trí thông minh mà con người sở hữu. Mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng về một dạng thông minh khác nhau. Có trẻ học tốt hơn qua các trò chơi thể chất. Có trẻ lại dễ nhớ từ khi được thấy hình ảnh minh họa.
Do đó, cần tạo ra nhiều hoạt động đa dạng trong lớp, để bất cứ đứa trẻ nào cũng tiếp cận được với phương pháp hiệu quả nhất với mình.
Học thử miễn phí lớp Tiếng Anh Mẫu Giáo tại Language Link Academic để trải nghiệm các phương pháp giúp trẻ học tiếng Anh như cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ.
Đăng ký ngay tại đây hoặc qua hotline: 1900 633 683.
Theo Dân trí
Những điều nên làm sau ân ái Bằng cách thực hiện một vài điều quan trọng ngay sau khi quan hệ tình dục, bạn có thể bảo vệ sức khỏe và tinh thần, mở rộng sự thân mật và thúc đẩy sức khoẻ tình dục của mình. Ăn nhẹ sau khi quan hệ rất tốt cho sự hồi phục năng lượng vừa đốt Vào phòng tắm Những gì mọi người...