Nói chuyện chăn gối
Trước khi bắt đầu chuyện chăn gối và ngay sau khi kết thúc là thời gian tốt nhất để vợ chồng trao đổi, giao lưu thể nghiệm sinh hoạt chăn gối. Nội dung giao lưu bao gồm:
- Cùng trao đổi ngôn ngữ và động tác để khởi động khao khát tình dục của đối phương, tìm ra vùng nhạy cảm tình dục của đối phương, thúc đẩy thời kỳ hưng phấn.
- Cùng trao đổi cường độ kích thích và tần số động tác cả hai bên và tư thế nhằm thỏa mãn khao khát tình dục của đối phương để hưng phấn tình dục luôn kéo dài và thỏa mãn.
Video đang HOT
- Cùng trao đổi làm thế nào để cả hai vợ chồng cùng bước vào cao trào, đều có thể thể hiện được phương thức, phương pháp đạt được khoái cảm.
- Cùng trao đổi làm thế nào để vợ chồng có thể kết thúc chuyện chăn gối tốt đẹp đồng thời thể hiện được sự ấm áp và tình yêu của vợ chồng dành cho nhau, bổ sung những phương thức, phương pháp không thỏa mãn khao khát tình dục.
Ngoài ra còn có thể trao đổi địa điểm, thời gian, tần suất, số lần lặp lại, tư thế, điều kiện môi trường khi sinh hoạt chăn gối. Khi cùng trao đổi, vợ chồng nên thành thật, thổ lộ hết nguyện vọng, khao khát hứng thú của mình. Chỉ có cởi mở tấm lòng, vợ chồng mới cùng thấu hiểu được nhu cầu, đòi hỏi của nhau, cùng cải thiện chất lượng sinh hoạt chăn gối, bù đắp những khiếm khuyết để sinh hoạt vợ chồng ngày càng hài hòa, hoàn mỹ và thăng hoa.
Theo Đời sống và Gia đình
Chuyện ấy sau cuộc chiến
Việc nhiều cặp vợ chồng làm lành trong phòng ngủ sau khi cãi nhau không phải là chuyện ngẫu nhiên. Thực tế, một vài nghiên cứu cho rằng "chuyện chăn gối" thường "nóng" hơn sau những trận cãi vã.
Lúc vợ chồng cãi nhau, bạn sẽ dễ quên rằng mình vẫn còn yêu bạn đời của mình. Việc thường xuyên nhắc nhở bản thân về những điều khiến bạn yêu và đánh giá cao chồng sẽ giúp bạn lấy lại những cảm giác yêu thương một cách nhanh chóng khi xảy ra tranh cãi. Khi chúng ta cảm thấy tức giận, bị tổn thương hay xa lạ, chúng ta sẽ ít có cơ hội thành công trong lúc dàn hoà.
Không cần quan tâm tới những kiểu "chiến tranh nóng", tất cả chúng ta đều biết mình sẽ nói năng không được lưu loát hay thường bị rơi vào tình trạng "giận quá mất khôn" với những lời lẽ thiếu thiện chí khi đang "nổi cơn tam bành". Đôi khi, bạn còn thốt ra những câu nói làm tổn thương bạn đời và có xu hướng xúc phạm hơn là xoa dịu cơn thịnh nộ. Và rồi sau đó chúng ta buộc phải xin lỗi vì những lời phê bình, chỉ trích cũng như giải quyết những hậu quả của hành động tai hại đã xảy ra khi vợ chồng cãi nhau. Vậy tại sao chúng ta phải làm điều đó khi ai cũng biết rằng đó không phải là việc làm có hứng thú.
Tức giận là một xúc cảm lạ kỳ. Chúng ta có thể cảm thấy bị sở hữu hơn là chế ngự được nó. Xúc cảm tiêu cực càng cao đồng nghĩa với việc giảm sự kiểm soát về mặt cơ học và dễ nghe rõ ràng những lời thoá mạ. Khi bị đe doạ, cho dù bạn tiếp tục tấn công hay rút về phòng thủ, chúng ta sẽ dễ thể hiện những hành động mang tính bản năng hơn bình thường. Và cũng không có gì là bất thường khi chúng ta luôn nhớ rõ mồn một những câu nói nặng lời mà đối phương đưa ra trong khi lại quên hết những gì ta "trao tặng" cho phía kia.
Sau một cuộc tranh luận nảy lửa, chúng ta cần không gian để lấy lại bình tĩnh. Khi cách ly bản thân và nhìn nhận lại mọi mặt của một vấn đề, chúng ta sẽ có thời gian lên những kế hoạch tốt hơn cho việc giải quyết nỗi buồn sau cãi vã. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không biết chấm dứt sự đấu khẩu vào đúng thời điểm. Một người thốt ra những lời lẽ mỉa mai thì người kia sẽ cảm thấy tổn thương, tức giận. Và rồi sự việc tiếp đến là lời qua tiếng lại. Cho đến khi chúng ta nhận ra lỗi lầm mà mình đã phạm phải thì mọi chuyện đã quá muộn để thay đổi.
Những cảm giác tổn thương sau sự hối lỗi chân thành có thể được hoá giải nếu chúng ta biết cách. Làm lành nên bao hàm cả việc nói chuyện chứ không phải bới móc lại cuộc tranh luận vừa xảy ra. Chúng ta có thể hỏi những câu về nguyên nhân gây ra sự đấu khẩu ấy, làm thế nào để giải quyết tình thế một cách tốt hơn hay sự thoả hiệp và những câu trả lời sáng tạo có thể giúp chúng ta bình tĩnh, sáng suốt hơn trong những lần tranh luận sau. Chúng ta có thể xin lỗi và tha thứ để rồi lãng quên. Sau đó, chúng ta có thể hoà hợp như những người bạn, những người tình tận tuỵ với nhau và cùng vun đắp mối quan hệ tình cảm.
Việc nhiều cặp vợ chồng làm lành bằng "chuyện ấy" sau khi cãi nhau không phải là chuyện ngẫu nhiên. Thực tế, một vài nghiên cứu cho rằng "chuyện chăn gối" thường "nóng" hơn sau khi cãi nhau. Khi ấy, chúng ta đều cùng bị đưa tới những cảm giác cao độ và biến đổi từ cảm giác tức giận sang đam mê. Những điều tốt lành sẽ tới và chúng ta sẽ tìm lại được sự thân mật của tình cảm vợ chồng. Những lúc như vậy, chúng ta càng cần tạo dấu ấn đặc biệt của tình yêu đối với nhau.
Chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu những cách giải quyết khác nhau mà không phải tranh luận gay gắt. Những cuộc "thương lượng" riêng tư giữa hai vợ chồng có khả năng tái thiết và làm mới tình cảm. Học cách chung sống hoà bình và hoà hợp là giải pháp giảm bớt nảy sinh mâu thuẫn.
Theo VTV
Đường đi của sự ham muốn Đàn ông, đàn bà ai cũng có thể sở hữu những đam mê nóng bỏng trong chuyện chăn gối nhưng cảm nhận được đường đi của ham muốn thì không phải ai cũng dám tự tin. Ham muốn tình dục là nhu cầu bản năng như việc thở vậy? Không đúng. Các chuyên gia tâm lý khẳng định ham muốn không sinh ra...