“Nội chiến” tại Eximbank: Khối “bí ẩn” ngay trên sàn chứng khoán
Cổ phần hoá và niêm yết là cách hữu hiệu để minh bạch hoá các vấn đề tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, Eximbank lại là một trường hợp “hiếm” vì hàng loạt vấn đề vẫn chưa được giải quyết do “nội chiến” giữa các nhóm cổ đông.
Các chuyên gia phân tích từ công ty chứng khoán Bản Việt ( VCSC) vừa công bố một báo cáo riêng về cổ phiếu EIB của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nhấn mạnh đây là trường hợp “bí ẩn” trong số các ngân hàng niêm yết với nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
Các nhóm cổ đông tại Eximbank chưa tìm được tiếng nói chung
Theo nhận định của VCSC thì Eximbank là một trường hợp hiếm trong ngành ngân hàng Việt Nam với cổ đông biến động trong 9 năm qua.
Các yếu tố khiến EIB trở nên hấp dẫn trước năm 2012 đã không còn nữa vì hệ thống ngân hàng chuyển dịch khỏi mảng kinh doanh vàng và liên tục phát triển trong khi Eximbank đã thụt lùi nhiều năm. Hiện tình trạng không có cổ đông kiểm soát rõ ràng tiếp tục là điểm đáng chú ý tại ngân hàng này.
Theo VCSC, giao dịch cổ phiếu EIB có đặc điểm là khối lượng thấp thông qua khớp lệnh nhưng khối lượng giao dịch thỏa thuận trong 6 tháng đầu năm 2019 lên đến 47,7% cổ phiếu lưu hành. Ngoài ra, vì cổ đông mâu thuẫn nên phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 đã bất thành bất chấp nhiều nỗ lực.
Vì vậy, VCSC cho rằng “EIB không phải là một cổ phiếu an toàn đối với các nhà đầu tư tổ chức cho đến khi các vấn đề thanh khoản và cổ đông được ổn thỏa”.
Video đang HOT
Thu nhập lãi bị ảnh hưởng do tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) thấp và thu nhập phí gặp khó khăn do môi trường cạnh tranh đối với dịch vụ thanh toán quốc tế và không có yếu tố nào khác kích thích tăng trưởng.
VCSC đánh giá, Eximbank có tăng trưởng tín dụng thấp với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2015-2018 là 7,1%. NIM trong 2 năm 2017 và 2018 đều dưới 2,5%, thấp hơn ít nhất 1 điểm % so với các ngân hàng tư nhân thông thường do chi phí huy động tương đối cao.
Trong khi Sacombank (STB) có dư địa để tăng tỷ lệ cho vay / tiền gửi theo quy định từ mức 70% hiện nay để cải thiện NIM, tỷ lệ cho vay / tiền gửi theo quy định của Eximban là 76% trong 6 tháng đầu năm 2019 so với mức trần là 80%.
Dù vậy, VCSC lưu ý, Eximbank vẫn còn dư địa cải thiện lợi suất tài sản sinh lời bằng cách tối ưu hóa danh mục chứng khoán đầu tư.
Diễn biến cổ phiếu EIB trong 3 tháng gần đây
Về thu nhập phí, dịch vụ thanh toán chiếm 82% thu nhập phí ròng năm 2018 và 84% cho 6 tháng đầu năm 2019 của Eximbank. Tuy nhiên, khối lượng thanh toán quốc tế của Eximbank đạt tăng trưởng kép hàng năm là 3,6% giai đoạn 2013-2018 trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt tăng trưởng kép hàng năm là 12,7% trong giai đoạn này, cho thấy cạnh tranh gia tăng và thị phần giảm.
VCSC cũng cho biết, vừa qua, Eximbank đã ký hợp đồng bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) độc quyền kỳ hạn 5 năm với Generali năm 2016 nhưng thị phần vẫn nhỏ, chỉ đạt 1,3% trong 6 tháng đầu năm 2019 và đà tăng trưởng không có không nổi trội hơn so với các ngân hàng khác.
Báo cáo của VCSC lưu ý rằng, việc thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh phản ánh cơ cấu hội đồng quản trị của Eximbank còn chưa được thống nhất. Thành phần hội đồng quản trị cũng phản ánh mâu thuẫn giữa các cổ đông và vị trí Chủ tịch trong 9 tháng qua vẫn chưa được đồng thuận. Mạng lưới chi nhánh của Eximbank không thay đổi trong 3 năm qua, một tín hiệu cho thấy việc mở rộng còn chậm.
Theo kế hoạch, Eximbank dự tính sẽ đạt 1.077 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2019, tăng 30% so với 2018, tuy nhiên do chưa tổ chức thành công phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên nên kế hoạch này vẫn chưa được thông qua, dù đã bước qua quý III.
Theo Dân trí
Thị phần môi giới HoSE quý III/2019: MAS, VND thăng tiến, BOS trở lại
Top 10 thị phần ghi nhận sự cải thiện thị phần của SSI và sự tiến bộ của MAS cùng VND. Ngoài ra, trong quý III/2019, BOS cũng đã trở lại sau khi đổi tên vào tháng 7.
Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có đảm bảo quý III/2019.
Ở vị trí dẫn đầu, SSI vẫn có sự cải thiện về thị phần khi tăng từ 13,15% của quý II/2019 lên 13,6% trong quý vừa qua. Trong khi đó, HSC dù vẫn đứng thứ 2 nhưng lại chứng kiến sự suy giảm thị phần từ 11,31% xuống 10,59%.
Vị trí thứ 3, gây sự chú ý mạnh khi VND đã vượt qua VCSC với sự cải thiện thị phần từ 6,86% lên 7,16%. Thị phần của VCSC đã giảm mạnh từ 9,37% xuống 7,04%.
Ngay sau VCSC là một cái tên nước ngoài Mirae Asset (MAS) với thị phần 5,27%. So với quý trước, MAS đã có sự tiến bộ mạnh khi quý II/2019 Công ty chỉ có thị phần 3,69%.
Như vậy, trong top 10 quý III/2019, đã ghi nhận 2 công ty chứng khoán Hàn Quốc bởi KIS Việt Nam đã nằm ngay vị trí thứ 10 với thị phần 3,03%.
Một biến động đáng chú khác trong quý là BOS - tiền thân là Artex đã trở lại ở vị trí thứ 9 với 3,67%. Công ty này mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đổi tên vào tháng 7 năm nay.
Với thị trường trái phiếu, một lần nữa TCBS lại được nhắc đến ở vị trí dẫn đầu. TCBS tiếp tục chứng minh ưu thế tuyệt đối trong mảng này với thị phần 82,03%.
Thị phần môi giới trái phiếu quý III/2019.
Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCBS) dù đứng thứ 2 nhưng chỉ có thị phần 7,69%.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Cổ đông ngân hàng Eximbank: Lùm xùm với cuộc chiến quyền lực Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là trường hợp hiếm hoi trong ngành ngân hàng Việt Nam với cổ đông biến động trong suốt 9 năm qua. Từng là ngân hàng niêm yết có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nhưng đến nay Eximbank lại cho thấy sự thụt lùi trong những năm gần đây. Trên thị trường...