NỘI CHIẾN SYRIA: Hiểm họa chiến tranh hóa học
Tuần qua, quân đội Israel đã chạy thử hệ thống còi báo động mới khi bị tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc hóa học
Hệ thống còi báo động mới gồm có 2 loại. Loại thứ nhất, báo động địch tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn thông thường. Loại thứ hai cho biết địch tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc hóa học. Tất nhiên, tiếng còi sẽ khác nhau để người dân phân biệt.
Không phải vô cớ mà Israel cho chạy thử hệ thống còi báo động mới. Cuộc nội chiến ở Syria – quốc gia có kho vũ khí hóa học lớn nhất ở Trung Đông – làm Israel lo lắng nhiều.
Nhật báo Jerusalem Post của Israel tiết lộ sau cuộc chiến Lebanon thứ nhì vào năm 2006, Bộ Chỉ huy Mặt trận trong nước của Israel đã triển khai hệ thống còi báo động tên lửa. Sau đó, hệ thống này đã được cải tiến và tăng gấp đôi số lượng còi trên toàn quốc lên 3.100 cái.
Vũ khí hạt nhân của người nghèo
Quân đội Syria có một kho vũ khí hóa – sinh học thuộc loại lớn nhất thế giới bao gồm khí mù tạt từng được sử dụng hồi thế chiến thứ II và chiến tranh Iran-Iraq, khí sarin mới vàVX, tác nhân hóa học cực độc tấn công hệ thần kinh con người.
Syria không chỉ có khí độc hóa học. Họ còn chế tạo nhiều loại đạn chứa khí độc từ loại nhỏ như đạn pháo, bom cho đến đầu đạn đặt trên đầu tên lửa Scud-D và tên lửa đạn đạo có tầm bắn trung bình (khoảng 700 km) bao phủ các nước lân cận, trong đó có Israel.
Vì sao Syria tăng cường kho vũ khí hóa học?Charles Blair, học giả cao cấp của Liên đoàn Khoa học gia Mỹ, giải thích: “Năm 2007, Israel phá hủy một cơ sở hạt nhân bí mật của Syria. Không có vũ khí tối thượng để răn đe Israel, Syria chọn vũ khí hóa học còn có tên gọi khác là “vũ khí hạt nhân của người nghèo” để đối phó với Israel”.
Video đang HOT
Tên lửa Scud mang đầu đạn hóa học của Syria – cơn ác mộng của Israel. Ảnh: REUTERS
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu không phổ biến vũ khí hóa học James Martin (JMCNS) có trụ sở đặt tại Mỹ, Syria có 5 nhà máy sản xuất khí độc hóa học ở Al Safir, Latakia, Dumayr (cách thủ đô Damacus chừng 260 km), Khan Abu Shamat và Al Furqlus, gần thành phố Homs. Vũ khí hóa học được cất giấu ở hàng chục địa điểm nằm rải rác khắp Syriađược lực lượng tinh nhuệ Syria canh giữ. Tuy nhiên, nếu chế độ Tổng thống al-Assad sụp đổ liệu họ có ở lại đó hay không là điều không thể tiên đoán được.
Kho vũ khí hóa học của Syria lớn cỡ nào, tiên tiến đến đâu là một câu hỏi chưa có lời giải bởi nước này không ký Công ước Vũ khí Hóa học cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học. Tất cả những thông tin về vũ khí hóa học của Syria mà phương Tây có đượcđều do các cơ quan tình báovà các nhà phân tích cung cấp. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia về vũ khí hóa học phương Tây đều có chung nhận định rằng nó rất lớn và vô cùng nguy hiểm nếu rơi vào tay Hezbollah ở Lebanon, các tổ chức khủng bố và đặc biệt là Al-Qaeda. Và đó là điều có thể xảy ra với tình hình chiến tranh hiện nay ở Syria.
Nhiệm vụ bất khả thi
Những tài liệu mà quân đội Mỹ thu được ở Afghanistan năm 2001 cho biết từ lâu Al-Qaeda không giấu giếm tham vọng sở hữu và sử dụng vũ khí hóa học. Anwar al-Awlaki, nhà tư tưởng của Al-Qaeda bị máy bay không người lái Mỹ bắn chết hồi tháng 9 năm ngoái ở Yemen, từng truyền lệnh: “Sử dụng vũ khí hóa học và sinh họcở chỗ đông người là điều mà tổ chức cho phép và khuyến khích”.
Mức độ Al-Qaeda thâm nhập Syria không rõ ràng nhưng Tổng thống al-Assad từng tuyên bố phe đối lập chủ yếu là các nhóm khủng bố được Al-Qaeda “chống lưng”. Các nhà phân tích phương Tây cho rằng một số phe nhóm nổi dậy đang tìm cách chiếm những thứ “dễ mang và dễ sử dụng” như lựu đạn khí mù tạt và tác nhân gây bệnh than. Họ sẽ dùng chúng để chống lại quân đội Syria.
Theo đài VOA – Mỹ, để đối phó với tình hình phức tạp nói trên trong 10 năm qua, Washington đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận nhằm mục đích kiểm soát kho vũ khí hóa học của Syria, không để nó rơi vào tay kẻ thù.
Tổ hợp sản xuất vũ khí hóa học và căn cứ tên lửa ở Al-Safir. Ảnh: DIGITAL GLOBE
Một số bài báo tin rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạchtung biệt kích vào Syria trấn giữ kho vũ khí hóa học.Tuy nhiên, theo phân tích của đài BBC, thực tế không đơn giản. Kinh nghiệm chiến trường Iraq cho thấy không thể thực hiện một kế hoạch như thế, theo lời chuyên gia Charles Blair.
Tháng 2-2012, đài CNN dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ cho biếtMỹ dự định đưa 75.000 quân Mỹ và đồng minh vào Syria để bảo vệ kho vũ khí hóa học.Nhưng theo Charles Blair, đây là một nhiệm vụ bất khả thi. Các nước đồng minh của Mỹ không có số quân lớn như vậy trong khu vực. Hơn nữa, họ cũng không hào hứng với ý đồ của Mỹ.
Như vậy, tương lai của kho vũ khí hóa học ra sao? Pieter Wezeman, nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế ở Stockholm, Thụy Điển, tỏ ra bi quan: “Nếu chính quyền Damacus sụp đổ, có nguy cơ vũ khí hóa học trôi về Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan. Một số ít sẽ bị đánh cắp”.
Theo NLD
Hiểm họa ẩn trong chiếc quần jean thời trang
Tôn dáng, cá tính nhưng quần jean cũng có những khuyết điểm lớn rất nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Tổn thương dây thần kinh đùi
Việc thường xuyên gắn bó với quần jean ôm sẽ khiến máu lưu thông không đều, dẫn tới tình trạng tê mỏi chân.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày, lượng bụi bẩn, vi khuẩn trong quần jean gia tăng với mức chóng mặt, do đó, khi mặc chúng lần thứ 2, bạn đã vô tình tạo điều kiện cho lũ vi khuẩn tấn công vào tam giác mật.
Những chiếc quần jean quá chật khiến vùng tam giác không được khô thoáng, bị ẩm, nóng và càng làm tăng điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Dị ứng hóa chất từ vải jean
Nhà sản xuất đã phải xử lý vải qua nhiều công đoạn, trong đó có những công đoạn liên quan tới nhiều hóa chất độc hại như formaldehyde.
Trong một số trường hợp, chất này đã gây ra dị ứng da, hen suyễn, thậm chí gây vô sinh ở nam giới.
Vấn đề về tiêu hóa
Thường xuyên mặc quần jean quá chật, dẫn đến việc trị liệu các bệnh về dạ dày, đường ruột gặp nhiều khó khăn.
Theo VNN
Hiểm họa khai thác cát gần chân cầu Mỹ Thuận Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng như người dân cặp các tuyến sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng khai thác cát, tuy nhiên, càng phản ánh thì diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Nguy hiểm nhất vẫn là việc các sà lan khai thác cát gần chân cầu Mỹ Thuận....