Nơi chỉ có 1 hộ không nghèo, vẫn góp chi 200 triệu làm đường đẹp
Bản Huổi Tát, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu (Sơn La) chỉ có 27 hộ là đồng bào người dân tộc Thái, Kháng thì số hộ nghèo chiếm tới 24 hộ; hộ cận nghèo là 2 hộ…Bản nghèo, nhưng khi được Nhà nước hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn mới, bà con ở đây vẫn góp chi được 200 triệu đồng cùng với công lao động để làm con đường đẹp, chắc chắn…
“Với con đường giao thông nông thôn mới xây dựng vào bản, chúng tôi sẽ có cơ hội xóa được đói, giảm được nghèo, các cháu trong bản sẽ không phải đi bộ khi đi học vào những ngày mưa gió nữa. Để có được con đường này là nhờ sự chung sức, chung lòng của 27 hộ dân trong bản…” – anh Lường Văn Kim, Trưởng bản Huổi Tát, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La phấn khởi nói.
Bao đời nay, nhân dân Huổi Tát chỉ gắn bó với cây ngô để kiếm sống nên dù làm ngày làm đêm cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám dai dẳng.
Bằng sự đồng thuận cao, hy vọng con đường mới sẽ làm thay đổi vùng đất Huổi Tát
Theo trưởng bản Lường Văn Kim, nguyên nhân dẫn đến cái nghèo ở Huổi Tát một phần là do đường giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp; một phần là do tập quán canh tác của bà con còn lạc hậu (trồng ngô là chủ yếu), qua từng năm đất đai ngày càng bạc màu, sản lượng ngô thu được trên một đơn vị diện tích giảm dần.
Theo anh Lường Văn Kim – Trưởng bản Huổi Tát, hộ nào có 5 nhân khẩu sẽ góp 1 nhân công lao động, hộ có 6 nhân khẩu có 2 nhân công lao động
Video đang HOT
“Sau khi nghe được thông tin từ lãnh đạo xã Chiềng Pha, con đường vào bản Huổi Tát sẽ được Đảng, Nhà nước đầu tư sửa chữa để rải bê tông theo Chương trình nông thôn mới (NTM) với tổng mức đầu tư hơn 1,9 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 200 triệu đồng, 27 hộ dân chúng tôi phấn khởi lắm. Ngay hôm đó, chúng tôi đã triển khai họp bản, hộ nào cũng gác lại việc gia đình và hăng hái tham gia góp công. Mỗi hộ đóng góp trung bình 1,5 nhân công lao động” – anh Lường Văn Kim vừa gạt bê tông, vừa hồ hởi kể.
Mặc dù thời tiết ở Huổi Tát lúc nắng, lúc mưa nhưng có đường mới kịp cho vụ thu hoạch ngô bà con vẫn miệt mài lao động.
Không giấu được niềm vui sướng, chị Lường Thị Hom chia sẻ: Trước đây khi trời mưa, các cháu trong bản đi học phải gửi xe ở bản Quỳnh Thuận (Chiềng Pha) rồi đi bộ hơn 2 cây số đi học rất vất vả. Giờ được Nhà nước đầu tư làm đường, vợ chồng tôi sẽ đi mua những cây có giá trị kinh tế cao về trồng thay thế cây ngô để xóa nghèo và có tiền lo cho con tôi đi học lấy cái chữ, để tương lai sau này sáng sủa hơn.
Với mồ hôi nhễ nhại trên trán, anh Lường Văn An nói với giọng hổn hển: Chưa bao giờ tôi vui như ngày hôm nay. Con đường bê tông phẳng lì này chỉ còn mấy chục mét nữa là hoàn thành. Lúc đó, bà con dân bản chúng tôi sẽ dễ dàng vận chuyển nông sản ra ngoài trao đổi mua bán. Tôi nghĩ không còn xa nữa, Huổi Tá sẽ khởi sắc và khoác lên mình chiếc áo mới…
Theo Danviet
Chịu khó nuôi con ăn cỏ uống nước lã, bỏ túi hơn 100 triệu đồng
Từng là một trong những hộ nghèo nhất bản, nhưng với khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, anh Hoàng Văn Phú, bản Hưng Nhân (xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã bứt phá lên thành hộ giàu nhờ trồng cỏ voi, nuôi bò sinh sản. Nhiều người nói vui, anh Phú chỉ nuôi con ăn cỏ, uống nước lã mà thành công.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông đông anh em, cuộc sống gia đình nghèo khó nên Phú chỉ học xong lớp 7 rồi bỏ học theo gia đình đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống.
Anh Phú kể, năm 2008, sau khi lập gia đình chuyển ra ở riêng thì được ông bà cho mảnh đất 6.000m2 để trồng cà phê. Đến năm 2014, tích cóp được ít vốn liếng nên vợ chồng anh đầu tư hệ thống tưới ẩm trồng cỏ voi nuôi bò sinh sản.
Nhờ được chăm sóc đúng cách nên đàn bò nhà anh Phú, con nào cũng béo tốt, khỏe mạnh
1,4 ha đất trồng cỏ voi được anh phú đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun ẩm tự động để tiết kiệm nước
Sau khi tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi bò trên tivi, sách báo và tham gia một số lớp tập huấn do xã, huyện tổ chức, anh Phú đầu tư hệ thống tưới ẩm để phục vụ việc trồng cỏ voi. Làm chuồng trại xong xuôi rồi quyết định mua hơn chục con bò nái và 2 con bò đực về nuôi. Cứ như vậy đàn bò nhà anh Phú tăng đều lên qua các năm.
Cũng theo anh Phú, để chọn được những con bò giống tốt cần chú ý những đặc điểm sau: Phần khung xương sườn phải nở rộng, bụng to vừa phải, lưng thẳng; phần mông nở rộng; nhìn con bò nhanh nhẹn, lành tính, cơ thể phát triển cân đối...
Về kỹ thuật chăn nuôi bò, theo anh Phú, để đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, phải thường xuyên vệ sinh khu vực bên trong và bên ngoài chuồng trại, đảm bảo các dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ. Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng các bệnh phổ biến cho bò như lở mồm long móng, tụ huyết trùng...
Anh Phú lưu ý, không được tiêm phòng cho những con bò đang mang thai. Vào mùa đông phải che chắn chuồng trại kín đáo để giữ ấm cho bò, đồng thời cho bò ăn thêm cám ngô, cám gạo. Mùa hè mở cửa sổ để chuồng trại được khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Chuồng trại nuôi bò cần được xây ở vùng đất cao ráo, thoáng mát, không đọng nước, có độ dốc hướng về các rãnh thoát nước, cách xa khu vực sinh sống của con người dân và cần phải có 1 khoảng sân trống để bò vận động - anh Phú, tiết lộ thêm cách làm chuồng trại.
Hiện tại, đàn bò nhà anh Phú đã phát triển lên đến 50 con, con nào con nấy đều béo tốt, khỏe mạnh. Năm vừa rồi, anh Phú xuất bán được hơn chục con thu về hơn 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nhân công chăm sóc, anh bỏ túi 100 triệu đồng.
Để giảm chi phí thuê nhân công, những lúc rảnh rỗi anh Phú trực tiếp xuống chuồng trại cắt cỏ cho bò.
Nói về anh Phú, ông Lò Văn Hoan, Chủ Tịch UBND xã Chiềng Pha, cho hay: Bằng sức trẻ, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, anh Phú đã cho chúng ta thấy rằng làm giàu không khó nhưng phải kiên trì hành động thì nhất định sẽ thành công sẽ đến.
Anh Phú tấm gương điển hình, tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn xã. Những năm qua, anh đã phổ biến nhiều kiến thức bổ ích và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản cho nhiều hộ nông dân trong bản, xã.
Theo Danviet
"5 có - 5 không" đánh bật cây thuốc phiện ở vùng cao Thuận Châu Nhiều năm trước, cụm xã vùng cao huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) là địa bàn phát triển rất mạnh cây thuốc phiện với những phận đời tăm tối bởi đói nghèo, lạc hậu và du canh du cư... Nhưng hôm nay, cũng chính trên mảnh đất này, sắc màu cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn... Quá khứ đắng cay Cụm xã...