Nỗi cay đắng của diễn viên chuyên đi thi gameshow thuê
Khổ nhất là những người phụ diễn. Mỗi một tiểu phẩm phụ diễn, nhà sản xuất trả 300.000 đồng cát sê nhưng phải đợi 1 tháng sau khi chương trình phát sóng mới được nhận.
Những ai hay theo dõi game show, nếu tinh ý sẽ nhận ra: không chỉ giám khảo mà rất nhiều thí sinh của các game show hiện nay bị “quen mặt”. Họ tham gia game show này rồi lại có mặt ở game show khác.
Trong một bài báo cách đây chưa lâu, nghệ sĩ ưu tú Trịnh Kim Chi khẳng định rằng có một lực lượng diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên làm nghề đi thi gameshow thuê.
Dưới đây là tâm sự của một diễn viên làm nghề này. Theo chia sẻ của anh, làm diễn viên/ nghệ sĩ mà không nổi tiếng thì cuộc sống vất vả vô cùng. Dù biết gameshow có rất nhiều “mặt trái” nhưng bất đắc dĩ vì miếng cơm manh áo anh vẫn phải “gắn bó” với nó.
Công ty sản xuất khó dễ cả 300.000 đồng cát sê
Tôi được một nghệ sĩ tên tuổi giới thiệu tham gia game show nhưng cũng đi casting như mọi người trước khi ký hợp đồng chính thức. Về bề mặt chương trình, có diễn viên chuyên nghiệp tham gia thì chất lượng gameshow sẽ được tăng lên, khán giả dễ coi hơn, lượng người xem cao hơn.
Lẽ ra, họ phải biết trân quý điều đó nhưng càng vào sâu các vòng sau, tôi bị đánh đồng với các thí sinh tự do, nghiệp dư khác. Tôi có chút không vui nhưng cũng chấp nhận cho qua.
Trần Xuân Tiến là một cái tên hot hút nhiều game show vì anh có lượng người theo dõi đông đảo, một “công cụ” mang về raiting cao cho nhà sản xuất. (Ảnh minh hoạ).
Nhưng điều đáng nói là thí sinh bị bóc lột sức lao động. Không chỉ tôi mà rất nhiều thí sinh khác đều bị như vậy.
Thí sinh là những người quan trọng để làm ra game show, đem lại raiting, đem tiền về cho công ty nhưng nhà sản xuất lại so đo, tính toán từng ly từng tý với thí sinh và tất nhiên là tính có lợi cho họ.
Chúng tôi vắt óc nghĩ ra tiểu phẩm, bỏ nhiều công sức của mình để tập luyện ngày này qua ngày khác. Công ty sản xuất có khoản hỗ trợ tập luyện nhưng rất bèo bọt, chúng tôi phải mang tiền nhà đi mới có tiền ăn uống lúc tập.
Video đang HOT
Vậy vợ chồng/con cái thí sinh ở nhà ăn gì để sống trong suốt thời gian chúng tôi tham gia gameshow?
Nhà sản xuất nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền ra mời ban giám khảo, mướn phim trường, âm thanh ánh sáng sân khấu là xong. Còn thí sinh chỉ là “quân cờ” để nhà sản xuất xài cho đã rồi tới lúc không cần nữa thì hất ra khỏi chương trình.
Nhưng khổ nhất là những bạn thí sinh phụ diễn. Nhiều bạn ở tỉnh xa, mỗi lần lên thành phố tập lại phải ăn nhờ ở đậu chỗ bạn bè người quen. Mà thời gian tập và quay cả tuần lễ.
Mỗi một tiểu phẩm phụ diễn, công ty trả họ 300.000 đồng cát sê mà cũng phải đợi 1 tháng sau khi chương trình phát sóng mới được nhận.
Và khi trả, công ty cũng khó dễ thí sinh. Ví dụ, ngày 15 công ty thanh toán tiền cát sê, nếu bạn nào có việc bận không tới nhận được, ngày khác tới, họ bảo “hôm nay không phải ngày trả cát sê”. Với những bạn ở tỉnh, 300.000 đồng mà bắt họ đi lên đi xuống vài lần mới nhận được.
Đó là nỗi niềm của nhiều thí sinh phụ diễn.
Ban giám khảo cũng được xem là một “quân cờ” cho nhà sản xuất. Họ cũng phải diễn bằng cách lựa câu từ nói cho hay để làm vừa lòng công ty đã mời họ… (Ảnh minh hoạ).
Chúng tôi không rảnh để đi làm không công…
Tôi biết có thí sinh từng phải nói khéo vì cơm áo gạo tiền nên không tham gia tiếp một gameshow hài. Thực tế, người ta đâu rảnh để đi làm không công cho mấy công ty sản xuất như thế.
Tất nhiên, không phải công ty làm gameshow nào cũng vậy. Có công ty cũng nghĩ chút ít cho quyền lợi của thí sinh nhưng không nhiều.
Thời buổi này, mở ti vi lên là thấy gameshow. Gameshow chiếm vị trí độc tôn trong làng giải trí… thế nên dù muốn hay không chúng tôi vẫn bị nó cuốn đi.
Điều hay điều dở của game show chúng tôi đều nhìn thấy cả. Dù biết mình chỉ là quân cờ của nhà sản xuất nhưng vì chén cơm manh áo, bất đắc dĩ chúng tôi phải làm “nghề đi thi thuê” này…
Những thí sinh như chúng tôi chỉ mong các công ty sản xuất game show làm gì thì làm cũng đừng bóc lột thí sinh quá đáng và nghĩ tới chất lượng chương trình.
Họ làm hay thì nhiều người xem, raiting cao họ có nhiều tiền. Và quan trọng là thế hệ trẻ có những thứ thực sự bổ ích để xem chứ không phải vô bổ như nhiều người đang nói.
Theo Thời Đại
Sốc với gameshow BTC sinh tồn như "Đấu trường sinh tử"
Những hành vi cưỡng hiếp, thậm chí cả giết người đều không bị can thiệp trong trò chơi này.
Trò chơi truyền hình thực tế có tên gọi Game2: Winter của một kênh truyền hình Nga đã khiến toàn bộ truyền thông sửng sốt ngay khi ra mắt.
Chương trình thực tế gây sốc của Nga khi không can thiệp vào các hành vi giết người, cưỡng hiếp
Lý do là bởi ban tổ chức tuyên bố họ sẽ không can thiệp vào bất cứ hành động nào của người chơi, vậy nên những người tham gia game show này có thể phải chịu bất cứ rủi ro nào, thậm chí là cả bị cưỡng hiếp và bị giết.
Thể lệ của chương trình thực tế này là đưa 30 thí sinh tới vùng rừng hoang vu Siberia, nơi có nhiệt độ có thể xuống dưới 40 độ C để họ có thể sinh tồn trong 9 tháng. Người chiến thắng sống sót đến cuối cùng có thể nhận được giải thưởng lên tới 1.6 triệu USD. Hệ thống sẽ tường thuật trực tiếp mọi diễn biến của chương trình 24/7.
Trong quảng cáo chương trình đã ghi rõ, mỗi thí sinh đồng ý tham gia gameshow này là chấp nhận nguy cơ có thể bị tàn phế, thậm chí là bị giết. Có 2000 máy quay được đặt trên vùng đất rộng tới 900 hecta cùng với 30 thí sinh. Tất cả mọi thứ đều được cho phép. Chiến đấu, uống rượu, hút thuốc, hiếp dâm, giết người, bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, dù ban tổ chức không can thiệp vào các hành vi của thí sinh, họ cũng nêu rõ rằng cảnh sát sẽ bắt bất cứ ai có hành vi phạm tội theo luật của Nga trên lãnh thổ Nga, nếu có bằng chứng.
Luật chơi nói rõ: "Người chơi phải hiểu rằng cảnh sát sẽ tới và bắt họ bất cứ lúc nào nếu vi phạm pháp luật. Chúng ta đang ở trên lãnh thổ Nga và phải tuân thủ luật pháp của Liên bang Nga".
9000 camera hoạt động liên tục sẽ ghi lại mọi hành vi, kể cả phạm tội của người chơi và đó sẽ là bằng chứng để cảnh sát bắt.
30 thí sinh phải sinh tồn trong vùng rừng hoang dã có diện tích 900 hecta (Ảnh minh họa)
Các thí sinh đến với cuộc thi sẽ được đặt vào khu vực hoang dã có khả năng xuất hiện gấu và chó sói. Theo Siberian Times thì người chơi được phép mang dao nhưng súng bị cấm ở đây. Cựu đặc vụ ưu tú của GRU Spetznaz sẽ huấn luyện cho các thí sinh cách thức để sinh tồn.
Trò chơi sẽ bắt đầu vào ngày 1.7 sau thời gian đào tạo. Mỗi thí sinh sẽ có 3-4 tháng chuẩn bị trước khi mùa đông khắc nghiệt của Siberia đến. Người chơi có thể sống riêng hoặc tạo thành từng nhóm nhỏ.
Người nghĩ ra trò chơi sinh tồn ác liệt như "Đấu trường sinh tử" ngoài đời này là doanh nhân Nga Yevgeny Pyatkovsky. Ông này đã tuyên bố sẽ đứng ngoài mọi cáo buộc và không chịu trách nhiệm cho bất cứ ai tham gia gameshow này mà bị giết hay cưỡng hiếp.
Trong suốt thời gian tham gia trò chơi những thành viên của ban tổ chức cũng như quay phim sẽ không có mặt. Nhưng game show sẽ được ghi lại bởi 2000 máy quay rải rác xung quanh khu vực. Mỗi thi sinh cũng sẽ có thiết bị ghi hình cầm tay. Để tham gia trò chơi này, người chơi phải trên 18 tuổi và luôn sẵn sàng tinh thần để cạnh tranh.
Người nghĩ ra trò chơi như "Đấu trường sinh tử" này cho rằng chương trình này mang ý nghĩa giáo dục và giải trí
Để tham gia game show sinh tồn gây sốc này, mỗi người chơi phải đóng 165.000 USD hoặc nhận được sự bầu chọn trực tuyến từ khán giả. Chương trình cũng sẽ có một số biện pháp bảo đảm an toàn cho các thí sinh, tuy nhiên để đến được địa điểm tổ chức chương trình cũng phải mất 30 phút bằng trực thăng.
Phía nhà sản xuất tin rằng người bình thường sẽ vượt qua được thử thách này dễ dàng hơn là một nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp. Trong chương trình hành động theo trực giác cần thiết hơn là làm theo các hướng dẫn.
Doanh nhân Yevgeny Pyatkovsky cho biết, đây là một chương trình quốc tế. Đã có 5 quốc gia mong muốn được phát sóng trò chơi này. Ông cũng chia sẻ, đã có 60 người đăng ký tham gia trò chơi, trong đó có 1 người Mỹ.
Theo Danviet
Có 1 điều lặp đi lặp lại rất dễ nhận ra ở các show truyền hình thực tế, đó chính là quán quân thành danh từ những tấm vé vớt? Có 1 điều lặp đi lặp lại rất dễ nhận ra ở các show truyền hình thực tế, đó chính là quán quân thành danh từ những tấm vé vớt? Vậy đây có thực sự được xem là điều bất ngờ? Thực ra hành trình giành được ngôi vị cao nhất của chương trình không phải đầy hoa hồng hay thuận lợi, dễ...