Nội các Nhật có thể điều quân chỉ bằng một cú điện thoại
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch đơn giản hóa quy trình triển khai Lực lượng phòng vệ để đối phó các nguy cơ an ninh.
Binh sĩ Nhật trong một cuộc tập trận tái chiếm đảo – Ảnh: Reuters
Theo báo Nhật Asahi Shimbun ngày 19.1, mục đích của kế hoạch sửa đổi này là nhằm tăng cường tính sẵn sàng của Lực lượng phòng vệ để bảo vệ các khu vực Tokyo tuyên bố chủ quyền. Theo đó, trong các tình huống khẩn cấp, mọi thành viên nội các Nhật đều có thể ra lệnh triển khai tác chiến chỉ bằng một cuộc gọi điện thoại. Lâu nay, chỉ có các sĩ quan cấp cao thuộc Lực lượng tuần duyên được trao quyền hạn này và trên lý thuyết, họ có thể huy động cả tàu khu trục đến vùng biển đang bị đe dọa. Nếu việc sửa đổi được thông qua, chính quyền Nhật có thể nhanh chóng hành động ngay khi có lực lượng quân sự và bán quân sự nước ngoài xuất hiện trong khu vực mà nước này coi là thuộc chủ quyền của mình.
Tuy báo chí Nhật không nêu cụ thể nước nào nhưng Hoàn Cầu thời báo cho rằng mục tiêu chính của kế hoạch nói trên là nhằm vào các hoạt động của Trung Quốc xung quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Mặt khác, một số chuyên gia lo ngại rằng việc mở rộng quyền hạn điều quân của Nhật có thể làm gia tăng nguy cơ đụng độ tại khu vực tranh chấp. Đầu tuần trước, giới chức Tokyo và Bắc Kinh đã có cuộc họp kín về cơ chế quản lý khủng hoảng và ngăn chặn xung đột trên biển nhưng không đạt được kết quả đột phá lớn nào ngoại trừ việc nhất trí lập đường dây nóng, theo tờ South China Morning Post. Ngay sau đó, chính phủ Nhật công bố ngân sách quốc phòng dành cho năm tài khóa 2015 – 2016 là 42 tỉ USD, tăng 2% so với tài khóa 2014 – 2015 và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, tờ Chosun Ilbo ngày 19.1 dẫn lại thông tin từ báo International Herald Leader, một phụ trương của Tân Hoa xã, nói quân đội Trung Quốc đã triển khai tên lửa DF-21 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại khu vực do nước này quản lý trên núi Baekdu.
Theo Chosun Ilbo, DF-21 có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào tại Hàn Quốc và Nhật, bao gồm cả lực lượng Mỹ đóng tại Okinawa. Tờ báo dẫn lời Giáo sư Cho Yang-hyun thuộc Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc nhận định: “Nếu Trung Quốc triển khai tên lửa DF-21 trên núi Baekdu thì đó là một sự cảnh cáo đối với liên minh quân sự giữa Seoul, Washington và Tokyo”. Ngọn núi này, còn được gọi là núi Trường Bạch, nằm giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Cả CHDCND Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều xem đây là ngọn núi thiêng liêng, là nơi khởi phát của dân tộc Triều Tiên nói chung. Vì thế, dù Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã có thỏa thuận phân chia cắm mốc trên núi Baekdu nhưng dư luận tại Seoul vẫn tỏ ra quan ngại, không hài lòng mỗi khi Trung Quốc có hoạt động nào tại đây, theo tờ DongA Ilbo. Các bên liên quan chưa có phản ứng về thông tin trên.
Vinh Sơn
Theo Thanhnien
Putin đổ lỗi nội các làm tình hình kinh tế xấu đi
Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng đổ lỗi nội các nước này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng như hiện nay, theo Tân Hoa Xã.
Tổng thống Putin đỗ lỗi chính phủ làm khủng hoảng kinh tế Nga - Ảnh: Reuters
Trong phiên họp chính phủ cuối cùng của năm ngày 25.12, Tổng thống Nga Putin chỉ rõ những khó khăn của kinh tế nước này hiện nay không chỉ gắn với những tác động bên ngoài do lệnh trừng phạt hay môi trường quốc tế tổng thể, mà còn do những khuyết điểm không được giám sát tích tụ từ nhiều năm qua của chính phủ. Tuy nhiên, ông Putin không nói rõ những khuyết điểm đó là gì, theo Tân Hoa Xã ngày 25.12.
Theo đó, ông Putin nhấn mạnh cần tăng cường việc phối hợp giữa chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong việc đề ra các chiến lược khôi phục kinh tế và tiền tệ là việc làm cấp bách hiện nay. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga đã cảnh báo nền kinh tế khủng hoảng hiện tại phải mất ít nhất 2 năm nữa mới phục hồi trở lại, theo Reuters.
Trước tình hình kinh tế trong nước đang trượt dài trên đà suy thoái, giá dầu bị rớt giá trầm trọng, cùng với những bất đồng chính trị giữa Nga với các nước phương Tây khiến Tổng thống Putin phải chấn chỉnh nội các. Đồng thời tìm mọi cách cứu lấy nền kinh tế mặc dù những việc này được cho đã chậm trễ và không mấy khả quan trong tình hình hiện tại của Moscow
Hàng hóa trở nên khan hiếm ở Nga do lệnh trừng phạt từ EU - Ảnh: AFP
Việc thực hiện những cam kết xã hội và ổn định đồng tiền là những ưu tiên hàng đầu của Điện Kremlin, bên cạnh đó phải đảm bảo hoạt động cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, đặc biệt mùa lễ và mùa đông, Tân Hoa Xã dẫn lời Tổng thống Putin.
Trước đó, Ông Putin đã tuyên bố các quan chức chính phủ sẽ phải nghỉ lễ mừng năm mới ngắn ngày hơn so với kế hoạch nhằm làm việc "bù" cho sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, đồng thời, đây là biện pháp góp phần giám sát, kiểm soát nền kinh tế trong thời gian đầu năm mới, theo AFP ngày 25.12.
Mặc dù chính phủ Nga đã phối hợp Ngân hàng Trung ương thực hiện các "kế sách" khôi phục đồng rúp nhưng kinh tế Nga vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Các nhà phân tích cảnh báo lạm phát Nga sẽ tăng trên 10% và kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái vào 3 tháng đầu năm 2015.
Mộc Di
Theo Thanhnien
Putin cắt ngắn nghỉ lễ của nội các vì khủng hoảng kinh tế Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay tuyên bố các quan chức chính phủ sẽ phải nghỉ lễ năm mới ngắn ngày hơn so với kế hoạch để xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AP Theo AP, các công nhân viên chức khắp nước Nga sẽ được nghỉ từ ngày 1 đến 12/1 để...